Suy nghĩ gì khi Trung Quốc cấm đánh cá ở biển Đông?
Người Quán Sát.............2010-05-10
Trung Quốc vừa tái tục lệnh cấm đánh bắt cá có thời hạn quanh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên biển Đông từ ngày 16/05 đến ngày 01/08.Thôn tính chủ quyền Việt Nam
Chuyện Trung Quốc vừa tuyên bố lệnh cấm các tàu thuyền qua lại biển Đông có hiệu lực từ ngày 16 tháng 5 năm 2010 và công bố kế hoạch kinh tế và quốc phòng 8,5 tỷ đô-la để củng cố vành đai các đảo đã chiếm được của Việt Nam trong quần đảo Hoàng sa và Trường sa là bước đi nguy hiểm đối với an ninh về chủ quyền đảo biển của Việt Nam và cả an ninh quốc tế và khu vực.Nhưng người ta đặc biệt chú ý nhất là lệnh này được đưa ra ngay khi ông Nguyễn Tấn Dũng tổng bí thư Đảng CSVN và tướng Trần Quang Thanh, bộ trưởng quốc phòng Việt Nam đang ở thăm Trung Quốc là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc cố tình chiếm đóng và thôn tính các đảo biểm thuộc chủ quyền Việt Nam ở khu vực biển Đông, không thèm đến xỉa gì đến những sự năn nỉ hay phán ứng bằng miệng từ các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Điều này như một cái vả lớn vào mồm của những người lãnh đảo Đảng và Nhà nước theo phe bảo thủ thân Trung Quốc như ông Nông Đức Mạnh, Tô Huy Rứa và nhiều nhân vật xưa nay vẫn ca ngợi tình hữu nghị thắm thiết gắn bó giữa hai nước và sự tuyên bố tôn trọng cam kết theo bản ứng xử biển mà Trung Quốc đã ký kết với các nước trong khu vực này là không còn giá trị nữa, nó như đã chết. Những nhân vật bảo thủ trong Đảng CSVN xưa nay vẫn cho rằng có thể dàn xếp tốt đẹp vấn đề chủ quyền về Đảo biển với Trung Quốc bằng phương châm 16 chữ vàng và bằng quan hệ hữu nghị truyền thống giữ hai Đảng và hai nhà nước cộng sản anh em.
Nhiều năm qua, họ vẫn hết lòng cổ súy cho việc vun đắp tình hữu nghị truyền thống hai nước, bỏ qua những ngày kỷ niệm chiến tranh biên giới năm 1979 hàng năm và vẫn còn hy vọng hai quốc gia này cùng khai thác tài nguyên dầu khí và quản lý trên tinh thần hợp tác anh em khi các lực luợng tiến bộ trong Đảng CSVN và dư luận của Đông đảo mọi tầng lớp nhân dân lên án những hành động bành trướng thôn tình đảo biển của Trung Quốc nhất là việc Trung Quốc đã cho tàu hải quân đâm chìm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam, gây ra bao chết choc cho nhiều gia đình này khi họ đánh cá trên chính vùng biển thuộc chủ quyền của nước mình.
Nhưng nay những hy vọng này đã tan vỡ và chuyện ông Nguyễn Phú Trọng buộc phải tuyên bố kêu gọi lực lượng hải quân sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đảo biển của Việt Nam là dấu hiệu cho thấy Việt Nam không còn cách nào là phải dựa vào sức mạnh của chính mình đó là sức mạnh của toàn dân và tăng tốc trang bị quốc phòng bảo vệ biển.
Chuyện chủ quyền đảo biển của Việt Nam đang là những thử thách lớn nhất vai trò lãnh đạo cả Đảng CSVN trong giai đoạn hiện nay và cho thấy họ có thực sự là người lãnh đạo quản lý đất nước được không? Chuyện Đảng và Nhà nước Trung tuyên bố lệnh cấm qua lại biển Đông lần này chắc chắn là thiêu đốt uy tín vốn ít ỏi của những nhà lãnh đạo bảo thủ thân Trung Quốc của Đảng và Nhà nước Việt Nam và càng chứng minh sự kêu gọi cảnh giác về an ninh đất nước của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tướng Đồng Sỹ Nguyên và của hàng nghìn nhà trí thức hàng đầu Việt Nam vừa qua sau khi Đảng và Nhà nước Việt Nam để Trung Quốc trúng thầu khai thác Bauxite tại Tây nguyên và cho thuê đất rừng đầu nguồn.
Giọt nước tràn ly
Sau những vụ cho tàu tuần tra bắt bớ tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam đưa về Trung Quốc, bắt phạt tiền, thu phương tiện, đâm tàu thuyền đắm gây chết người thì động thái mới tuyên bố cấm tàu thuyền qua lại khu vực chủ quyền của chính Việt Nam đã là giọt nước cuối cùng làm tràn ly, gây lên sự bất bình sâu sắc không chỉ ở đại đa số nhân dân mà còn gây lòng căm tức của các vị tướng lĩnh có tinh thần yêu nước cao của Việt Nam, đặc biệt của lực lượng hải quân hiện nay. Nhiều tướng lĩnh trong bộ tư lệnh hải quân đã thề quyết tử vì Đảo biển của tổ quốc.Chuyện ông Nguyễn Phú Trọng, nhân vật đứng hàng thứ 4 trong bộ chính trị Đảng CSVN đã thay mặt quốc hội kêu gọi lực lượng hải quân sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đảo biển của Việt Nam đã là dấu hiện cho thấy thương thuyết hữu nghị với Trung Quốc đang thèm khát dầu hỏa, tài nguyên và bành trướng thế lực ở biển Đông không có tác dụng nữa và nó nay đã chết. Ông là người mà nhiều người Việt Nam cho rằng vốn là hàng trung gian giữa hai phe bảo thủ và tiến bộ trong Đảng CSVN. Nay tuyên bố này của ông đã cho thấy những người vốn vẫn chần chừ, lưỡng lự trong việc kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, đảo biển nay đã có thái độ hoàn toàn khác khi nhìn thấy nguy cơ biến đảo biển của Việt Nam ở khu vực đang tranh chấp thành vùng biển đảo của Trung Quốc đã trở thành hiện thực và những ai hy vọng vào tình hữu nghị ngớ ngẩn đó là những người bạc nhước, đi lại chính nguyện vọng và ý chí của dân tộc Việt Nam.
Bài học Trung Quốc tấn công trên toàn tuyến biên giới phía bắc của Việt Nam vẫn còn nguyên giá trị và một Bạch Đằng mới ắt sẽ phải xảy ra khi mà Trung Quốc cố tình coi biển đảo của Việt Nam như sân nhà của mình. Người ta tự hỏi vai trò của những nhà lãnh đạo bảo thủ của Đảng và Nhà nước Việt Nam còn tồn tại bao lâu? Và sự thử thách sức mạnh dân tộc Việt Nam trước một Trung Quốc bành trướng sẽ ra sao trong giai đoạn đầy cam go này? Biển Đông đã nổi sống cồn và hãy chờ xem Đảng và Nhà nước cộng sản Việt Nam sẽ làm gì lúc này?
Người Quán Sát viết tại Hà nộị, ngày 9 tháng 5 năm 2010.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét