Thủ đoạn của Trung Quốc chống giải Nobel Hòa bình bị phản tác dụng
Vào hôm nay 12/11, một « Hội nghị Thượng đỉnh » về giải trừ vũ khí hạt nhân, tập hợp những người đoạt giải Nobel Hòa bình đã mở ra tại thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Tham gia hội nghị này có Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần người Tây Tạng, ông Lech Walesa, cựu Tổng thống Ba Lan, hay ông Mohamed El Baradei, nguyên Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế AIEA cùng nhiều người khác.
Tuy nhiên, thu hút sự chú ý của mọi người lại là việc ông Lưu Hiểu Ba, Nobel Hòa bình năm nay lại không có mặt, mà được ông Ngô Nhĩ Khai Hy, một nhà ly khai khác hiện lưu vong tại Đài Loan đại diện. Bình thường ra, sự kiện này ít được dư luận quan tâm, nhưng theo AFP, chính việc ông Lưu Hiểu Ba không được chính quyền Trung Quốc cho đến dự, sẽ giúp cho hội nghị được nhắc tới nhiều hơn.
Tên tuổi nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc đã đặc biệt nổi lên từ ngày mồng 8/10 vừa qua, khi bất chấp các hành động dọa nạt, gây sức ép của Trung Quốc trước đó, giải Nobel Hòa bình 2010 đã được trao cho nhà ly khai này. Ông đã bị chế độ Bắc Kinh kết án 11 năm tù về tội "lật đổ quyền lực nhà nước" sau khi đồng soạn thảo bản "Hiến Chương 08" kêu gọi dân chủ hóa đất nước.
Quyết định của Ủy ban Nobel Hòa bình đã làm cho Trung Quốc nổi cơn thịnh nộ. Ở trong nước, Bắc Kinh đã có một loạt những biện pháp cô lập nhắm vào ông Lưu Hiểu Ba và người thân, hay những đòn trấn áp nhắm vào giới ly khai Trung Quốc ủng hộ ông.
Ở ngoài nước thì Bắc Kinh dùng các biện pháp ngoại giao, hủy bỏ các chuyến viếng thăm chính thức đối với Na Uy, và gây áp lực trên các nước khác để họ không tham dự lế trao giải Nobel ngày 10/12. Mục đích của Trung Quốc không ngoài việc hạ thấp uy tín của giải Nobel Hòa bình.
Thậm chí, trong những ngày qua, đã xuất hiện nhưng bức email chứa virus tin học, giả mạo là thư mời đến dự lễ trao giải Nobel. Ai không cẩn thận mở ra là máy tính sẽ bị nhiễm ngay. Bản thân ông Geir Lundestad, Thư ký Viện Nobel cũng là đối tượng bị gởi email gài virus. Cách nay hai tuần, website của Giải Nobel Hòa Bình cũng bị tin tặc tấn công. Trước mắt chưa rõ ai là thủ phạm các vụ tấn công tin học đó, nhưng giới chuyên gia Na Uy xác định là có nhiều dấu hiệu cho thấy tin tặc là cùng một người, và đối tượng bị tấn công là Viện Nobel.
Dù sao thì các áp lực của Bắc Kinh không thấy có hiệu quả. Đa số các nước Châu Âu đều đã xác nhận sẽ cử người đến dự lễ trao giải Nobel, bất chấp áp lực của Trung Quốc. Mặt khác, các hành động của Trung Quốc đối với ông Lưu Hiểu Ba lại càng làm uy tín nhân vật này gia tăng.
Thậm chí, theo ông Geir Lundestad, thư ký Ủy ban Nobel của Na Uy, Giải Nobel Hòa bình cho nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc có thể đi vào hậu thế như là "một trong những giải Nobel quan trọng nhất" trong lịch sử trao giải thưởng của Ủy ban Nobel.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Pháp AFP ngay trong khuôn viên Viện Nobel tại Oslo, thủ đô Na Uy, ông Lundestad đã giải thích rõ vì sao ấn bản 2010 của giải Nobel Hòa bình có khả năng đi vào lịch sử. Đó là vì trong hơn một thế kỷ tồn tại, lần đầu tiên giải thưởng Nobel có thể sẽ không được trao tận tay cho bản thân người đoạt giải, hoặc cho đại diện của nhân vật này.
Và nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là thái độ không khoan nhượng của chế độ Trung Quốc, không những vẫn giam giữ ông Lưu Hiểu Ba trong tù, và quản thúc tại gia vợ của ông là bà Lưu Hà, mà lại còn có thể cấm hai người anh em của nhà ly khai xuất ngoại. Trong tình hình đó, Ủy ban Nobel không chắc là có được người nhận để trao giải Nobel Hòa bình 2010 vào ngày 10 /12 như thông lệ.
Trước đây, đã có trường hợp của Lech Walesa, không đến Oslo nhận giải vì lo sợ không thể quay trở lại Ba Lan, hay Andrei Sakharov, không được chính quyền Xô Viết cho phép xuất cảnh. Tuy nhiên cả hai đều đã được vợ đại diện. Đến năm 1991, giải được trao cho lãnh tụ đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi vào lúc bà bị mất tự do, cũng như bây giờ. Thế nhưng giải cũng đã được trao cho hai người con trai của bà. Nhưng lần này, nếu Trung Quốc khăng khăng ngăn cản không cho Lưu Hiểu Ba hay người thân của ông đến Oslo nhận giải Nobel, thì theo ông Lundestad : "Đó sẽ là lần đầu tiên mà giải thưởng « vật chất », tức là giấy chứng nhận và huy chương Nobel không được trao tặng cụ thể, mà phải tạm lưu lại, chờ ngày trao cho thân chủ".
Tuy nhiên, thu hút sự chú ý của mọi người lại là việc ông Lưu Hiểu Ba, Nobel Hòa bình năm nay lại không có mặt, mà được ông Ngô Nhĩ Khai Hy, một nhà ly khai khác hiện lưu vong tại Đài Loan đại diện. Bình thường ra, sự kiện này ít được dư luận quan tâm, nhưng theo AFP, chính việc ông Lưu Hiểu Ba không được chính quyền Trung Quốc cho đến dự, sẽ giúp cho hội nghị được nhắc tới nhiều hơn.
Tên tuổi nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc đã đặc biệt nổi lên từ ngày mồng 8/10 vừa qua, khi bất chấp các hành động dọa nạt, gây sức ép của Trung Quốc trước đó, giải Nobel Hòa bình 2010 đã được trao cho nhà ly khai này. Ông đã bị chế độ Bắc Kinh kết án 11 năm tù về tội "lật đổ quyền lực nhà nước" sau khi đồng soạn thảo bản "Hiến Chương 08" kêu gọi dân chủ hóa đất nước.
Quyết định của Ủy ban Nobel Hòa bình đã làm cho Trung Quốc nổi cơn thịnh nộ. Ở trong nước, Bắc Kinh đã có một loạt những biện pháp cô lập nhắm vào ông Lưu Hiểu Ba và người thân, hay những đòn trấn áp nhắm vào giới ly khai Trung Quốc ủng hộ ông.
Ở ngoài nước thì Bắc Kinh dùng các biện pháp ngoại giao, hủy bỏ các chuyến viếng thăm chính thức đối với Na Uy, và gây áp lực trên các nước khác để họ không tham dự lế trao giải Nobel ngày 10/12. Mục đích của Trung Quốc không ngoài việc hạ thấp uy tín của giải Nobel Hòa bình.
Thậm chí, trong những ngày qua, đã xuất hiện nhưng bức email chứa virus tin học, giả mạo là thư mời đến dự lễ trao giải Nobel. Ai không cẩn thận mở ra là máy tính sẽ bị nhiễm ngay. Bản thân ông Geir Lundestad, Thư ký Viện Nobel cũng là đối tượng bị gởi email gài virus. Cách nay hai tuần, website của Giải Nobel Hòa Bình cũng bị tin tặc tấn công. Trước mắt chưa rõ ai là thủ phạm các vụ tấn công tin học đó, nhưng giới chuyên gia Na Uy xác định là có nhiều dấu hiệu cho thấy tin tặc là cùng một người, và đối tượng bị tấn công là Viện Nobel.
Dù sao thì các áp lực của Bắc Kinh không thấy có hiệu quả. Đa số các nước Châu Âu đều đã xác nhận sẽ cử người đến dự lễ trao giải Nobel, bất chấp áp lực của Trung Quốc. Mặt khác, các hành động của Trung Quốc đối với ông Lưu Hiểu Ba lại càng làm uy tín nhân vật này gia tăng.
Thậm chí, theo ông Geir Lundestad, thư ký Ủy ban Nobel của Na Uy, Giải Nobel Hòa bình cho nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc có thể đi vào hậu thế như là "một trong những giải Nobel quan trọng nhất" trong lịch sử trao giải thưởng của Ủy ban Nobel.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Pháp AFP ngay trong khuôn viên Viện Nobel tại Oslo, thủ đô Na Uy, ông Lundestad đã giải thích rõ vì sao ấn bản 2010 của giải Nobel Hòa bình có khả năng đi vào lịch sử. Đó là vì trong hơn một thế kỷ tồn tại, lần đầu tiên giải thưởng Nobel có thể sẽ không được trao tận tay cho bản thân người đoạt giải, hoặc cho đại diện của nhân vật này.
Và nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là thái độ không khoan nhượng của chế độ Trung Quốc, không những vẫn giam giữ ông Lưu Hiểu Ba trong tù, và quản thúc tại gia vợ của ông là bà Lưu Hà, mà lại còn có thể cấm hai người anh em của nhà ly khai xuất ngoại. Trong tình hình đó, Ủy ban Nobel không chắc là có được người nhận để trao giải Nobel Hòa bình 2010 vào ngày 10 /12 như thông lệ.
Trước đây, đã có trường hợp của Lech Walesa, không đến Oslo nhận giải vì lo sợ không thể quay trở lại Ba Lan, hay Andrei Sakharov, không được chính quyền Xô Viết cho phép xuất cảnh. Tuy nhiên cả hai đều đã được vợ đại diện. Đến năm 1991, giải được trao cho lãnh tụ đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi vào lúc bà bị mất tự do, cũng như bây giờ. Thế nhưng giải cũng đã được trao cho hai người con trai của bà. Nhưng lần này, nếu Trung Quốc khăng khăng ngăn cản không cho Lưu Hiểu Ba hay người thân của ông đến Oslo nhận giải Nobel, thì theo ông Lundestad : "Đó sẽ là lần đầu tiên mà giải thưởng « vật chất », tức là giấy chứng nhận và huy chương Nobel không được trao tặng cụ thể, mà phải tạm lưu lại, chờ ngày trao cho thân chủ".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét