Tình trạng của một nữ tín đồ Hòa Hảo trong nhà tù Xuân Lộc
Đỗ Hiếu, phóng viên RFA 2010-11-16
Nữ tù nhân tôn giáo Mai Thị Dung, bị giam tại trại tù Xuân Lộc, mạng sống của chị có thể bị lâm nguy, nếu không được chữa trị kịp thời.
Qua lời cầu cứu của các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo quanh khu vực thánh địa ở An Giang cho hay, một đồng đạo của họ bị giam cầm từ hơn 5 năm nay, đang bị nhiều chứng bệnh hiểm nghèo.
Tù nhân tôn giáo
Thông tin từ giáo hội Phật giáo Hòa Hảo trong nước thì trước đây đã có một chức sắc bị giam cầm và chết trong tù, sau ba năm bị đầy đọa trong hòan cảnh khắc nghiệt, đó là tu sĩ Hà Hải, bị kêu án 5 năm tù.Nay, đến hoàn cảnh sức khỏe sa sút đáng ngại của bà Mai Thị Dung, bị kêu án hai lần, vì đã tham gia vận động cho tự do tôn giáo, với bản án tổng cộng là 11 năm tù.
Bà Dung cùng chồng là ông Võ Văn Bữu đã ngồi tù trên 5 năm, bị giam ở trại Xuân Lộc, cách xa nhau vài kí lô mét. Hai người còn mẹ già trên 81 tuổi, bị bệnh tâm thần và hai đứa con, một trai một gái, tên Bão và Linh, không phương tiện sinh sống. Bà nội và hai cháu được các đồng đạo cấp dưỡng để sinh tồn qua ngày.
Từ An Giang, ông Võ Văn Diêm, tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, có người anh là tu sĩ Võ Văn Thanh Liêm đang thọ án tù ở Xuân Lộc, kêu gọi giới lãnh đạo Việt Nam và các tổ chức nhân quyền quốc tế trả tự do cho bà Mai Thị Dung, đang lâm vào hoàn cảnh vô cùng nguy nan:
Xin công luận can thiệp cho cô Dung, đang bệnh hấp hối. Yêu cầu nhà nước Việt Nam cho Mai Thị Dung ra ngoài, để sớm trị bệnh, may ra cứu khỏi, nếu chần chờ chị có thể chết nay mai, không chừng.“Từ miền Tây, anh em chúng tôi đã đưa trình lên quốc hội, Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch quốc hội Nguyễn Phú Trọng, các tổ chức quốc tế nhân quyền, Liên Hiệp Quốc, để can thiệp cho 13 vị còn đang ngồi tù.
Ô. Võ Văn Diêm
Trong số những người tù đó, có ông Tô Văn Mãnh, bị bệnh đau bao tử, khi thăm nuôi, đem đồ vô thì khó khăn. Chị Mai Thị Dung bệnh nặng, chúng tôi yêu cầu nhà nước Việt Nam can thiệp, mà sao những người bệnh, tù đày như vậy, sắp chết, mà vẫn giam cầm như vậy.
Tôi thấy xót thương cho những người tù, bị hàm oan, chỉ tranh đấu vì đạo, chứ không có chuyện riêng tư gì mà sao chánh quyền Việt Nam không suy nghĩ lại, đối với những người dân chỉ lo tu hành theo đạo đức, chân lý của Thầy.”
Ông kể lại trường hợp hàng chục đồng đạo Phật giáo Hòa Hảo bị bắt giam, vì đã lên tiếng yêu cầu tự do tôn giáo:
“Ngày 5-8-2005, anh em bị bắt tất cả, bị đánh đập, ở Lấp Vò có người tự thiêu. Mấy ông hãy thương xót cho các anh em bị hàm oan. Tôi xin công luận quốc tế tranh đấu, can thiệp cho cô Dung, đang bệnh hấp hối. Yêu cầu nhà nước Việt Nam cho Mai Thị Dung ra ngoài, để sớm trị bệnh, may ra cứu khỏi, nếu chần chờ chị có thể chết nay mai, không chừng.”
Sức khỏe suy kiệt
Một tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo khác là ông Nguyễn Văn Lía, người thường đi thăm nuôi các đồng đạo bị giam ở trại tù Xuân Lộc, trong đó có bà Mai Thị Dung kể lại:“Xin trình bày về bà Mai Thị Dung, gần đây vì hoàn cảnh thăm nuôi khó khăn nên tôi không đi thăm được những lần trước. Cách đây chừng 3, 4 tháng, tôi có được thăm và chính mắt tôi đã thấy bà Mai Thị Dung đi ra không được, chỉ bò.
Tôi mới la lên, mấy ông sao để vậy, bò thì biết khi nào tới? Các ông có hành động kỳ cục, sao không có người dìu hay khiêng ra. Lúc đó cán bộ trại giam mới cho nữ tù nhân kè bà Mai Thị Dung ra, họ không cho tôi tiếp cận mà ở cách xa. Khi tôi đem tiền vô thì mới được tiếp cận thôi, nói được ít lời thì họ cũng đuổi tôi ra.
Tình trạng sức khỏe bà Dung bây giờ tồi tệ lắm, con của chị Dung là cháu Tuyết Linh, đi thăm mẹ về thuật lại là mẹ cháu được để trên xe lăn ra thăm chứ đi không nổi. Dù vậy, cái lạ là họ không cho uống thuốc, chúng tôi vận động bà con cô bác trong nước, họ gởi thuốc rất nhiều, để trị có nhãn, có toa đàng hoàng, nhưng vô đó, họ không cho uống.
Tình trạng sức khỏe bà Dung bây giờ tồi tệ lắm, con của chị Dung là cháu Tuyết Linh, đi thăm mẹ về thuật lại là mẹ cháu được để trên xe lăn ra thăm chứ đi không nổi.Cách điều trị của họ là chiếu lệ, khi nào mệt lắm thì được chính thuốc khỏe thôi. Mai Thị Dung có nhiều chứng bệnh trầm kha lắm, nào là bệnh tim, sạn túi mật, bệnh thần kinh tọa, bệnh đường ruột, hiện rất yếu.
Ô. Nguyễn Văn Lía
Theo cháu Võ Thị Tuyết Linh thuật lại thì tình trạng mẹ em rất là yếu kém, nếu không được điều trị, nay mai có thể chết trong nhà tù.
Tôi xin nói với tất cả anh chị em, trong quốc nội cũng như hải ngoại làm thế nào để vận động nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam nên thả Mai Thị Dung ra, về nhà để trị bệnh, chức để trong tù thì phải chết trong đó thôi.”
Liên lạc được với một tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo vừa mãn hạn tù 5 năm 6 tháng, về tội “chống người thi hành công vụ”, mới được trả tự do hôm 5 tháng 11 vừa qua, người cựu tù trẻ nhất trong nhóm, anh Võ Văn Thanh Long, có chú ruột là tu sĩ Võ Văn Thanh Liêm còn bị giam ở Xuân Lộc, cho biết:
“Sức khỏe cô Mai Thị Dung quá yếu, sắp chết, mong các đài giúp cô Dung ra trị bệnh, bây giờ đi không nổi, chỉ bò thôi. Trong tù, nó chỉ lo qua loa, chỉ chờ chết, nên nhờ lên tiếng dùm”.
Anh cho biết trong nhà tù mọi người đều phải đi lao động:
“Hoàn cảnh trong đó rất khó khăn, tù nhân bị ép buộc đi lao động, sau này nhờ chú con (tu sĩ Võ Văn Thanh Liêm) tuyệt thực, chống lại lệnh đó nên nhờ vậy từ giữa năm nay, tù nhân mới khỏi đi làm. Ông Tô Văn Mãnh là một đồng đạo, bị bắt đi lao động, nhưng vì bệnh làm không nổi nên nó bắt treo lên hàng rào. Nhiều đồng đạo khác quá tuổi lao động cũng bị bắt đi làm.”
Anh Long cũng cho biết là hiện còn một số đồng cảnh, đồng đạo còn bị giam trong tù:
“Bên tù chính trị thì không biết bao nhiêu, nhưng các đồng đạo thì hiện còn 13 người. Trong tù thì lúc nào cũng khó khăn, nó không cho thoải mái, anh em cùng trại cũng bị ngăn cấm không cho qua lại nói chuyện.”
Mặt khác cũng qua lời kể của nhiều chức sắc và tín đồ Phật giáo Hòa Hảo trong nước, thì trong số 13 đồng đạo còn bị ngồi tù có hai ông Lê Văn Tính và Bùi Tấn Nhã bị giam đã trên 15 tới gần 20 năm rồi.
Hai vợ chồng, ông Nguyễn Văn Thơ và bà Dương Thị Tròn, bị giam đã 7 năm và còn ở tù 5 năm nữa. Riêng bà Mai Thị Dung thì phải chờ thêm 7 năm nữa mới mãn hạn tù.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét