8.11.10

Vấn đề luật pháp quốc tế trong việc bắt giam linh mục Lý

Vấn đề luật pháp quốc tế trong việc bắt giam linh mục Lý

2010-11-04

Tổ chức Freedom Now vừa công bố văn bản trả lời của Liên Hiệp Quốc, khẳng định Việt Nam vi phạm luật quốc tế khi tùy tiện bắt giam linh mục Nguyễn Văn Lý mà không đưa ông ra xét xử trong một phiên tòa minh bạch và công bình theo đúng tiêu chuẩn công pháp quốc tế.

RFA file
Cha Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng không được phát biểu để tự biện hộ.
Nhóm Làm việc Liên Hiệp Quốc Về Tình trạng Bắt giữ Tuỳ tiện công khai ý kiến trong trả lời cho tổ chức Freedom Now ở Washington, xác nhận là Việt Nam đã phạm luật quốc tế trong việc bắt giữ và giam cầm linh mục Nguyễn Văn Lý.

Việc bắt giữ linh mục Lý là vi phạm công pháp quốc tế

Lên tiếng với đài Á Châu Tự Do, bà Maran Turner, giám đốc điều hành tổ chức Freedom Now chuyên lên tiếng bênh vực cho những người mà tự do và nhân quyền bị tước đọat, nói:
Freedom Now chúng  tôi, nhân danh người bị áp bức là linh mục Nguyễn Văn Lý,  gởi văn kiện pháp lý lên Liên Hiệp Quốc hồi tháng Hai 2009.
Nhóm Làm việc Về Tình trạng Bắt Giữ Tùy Tiện của  Liên Hiệp Quốc thụ lý hồ sơ này và đã gởi câu trả lời cho chúng tôi với quan điểm là Việt Nam vi phạm luật pháp quốc tế khi bắt giữ và giam cầm linh mục Nguyễn Văn Lý
Bà Maran Turner
Nhóm Làm việc Về Tình trạng Bắt Giữ Tùy Tiện của  Liên Hiệp Quốc thụ lý hồ sơ này và đã gởi câu trả lời cho chúng tôi với quan điểm như vừa trình bày là Việt Nam vi phạm luật pháp quốc tế khi bắt giữ và giam cầm linh mục Nguyễn Văn Lý, coi thường quyền căn bản của  một công dân là phải được xét xử trước một phiên tòa công minh.
Vẫn theo lời bà Maran Turner của Freedom Now, những lý cớ Việt Nam dựa vào để bắt giữ và trấn áp linh mục Nguyễn Văn Lý chẳng qua chỉ là ý muốn trừng phạt người dám cổ động cho tự do tôn giáo, tự do phát biểu và tự do lập hội.
Tưởng cần nhắc lại linh mục Thađêo Nguyễn Văn Lý liên tục bị sách nhiễu bị đe dọa kể từ lúc lên tiếng tố cáo chính phủ Việt Nam chà đạp quyền con người, bất dung tôn giáo và không  cho phép người dân phát biểu hay có quan điểm trái với đường lối của nhà nước. Ông từng bị tù giam tổng cộng mười lăm năm kể từ 1977.
Freedom Now nhắc lại tháng  Ba năm 2007, linh mục Nguyễn Văn Lý bị kết tội tuyên truyền chống phá  nhà nước, bị kết án tám năm tù giam, năm năm quản chế trong một phiên tòa kéo dài bốn tiếng mà tại đó bị bịt miệng không được cho phát biểu để tự biện hộ.
Thông cáo báo chí của Freedom Now nhắc lại tháng  Ba năm 2007, linh mục Nguyễn Văn Lý bị kết tội tuyên truyền chống phá  nhà nước, bị kết án tám năm tù giam, năm năm quản chế trong một phiên tòa kéo dài bốn tiếng mà tại đó bị bịt miệng không được cho phát biểu để tự biện hộ.
Trong thời gian bị biệt giam, sức khỏe của linh mục Nguyễn Văn Lý bị suy giảm trầm trọng. Vẫn lời giám đốc điều hành  Freedom Now, bà Maran  Turner:
Bà Maran Turner, giám đốc điều hành tổ chức Freedom Now
Bà Maran Turner, giám đốc điều hành tổ chức Freedom Now. Photo source: Casa Asia.es
Chúng tôi rất quan ngại vì tình trạng sức khỏe sa sút của linh mục Lý vì ông trải qua ba lần bị tai  biến trong thời gian ở tù. Tháng Ba  2010, Tòa Án Nhân Dân Hà  Nam ký lệnh tạm tha mười hai tháng  cho ông về nhà dưỡng bệnh. Lệnh ghi rõ trừ phi thời gian tạm tha được gia hạn thêm hoặc trừ phí có lệnh ân xá, không thì ông phải  trở lại trại giam vào tháng Ba  2011.

Sự can thiệp cần thiết của Liên Hiệp Quốc

Đã vậy, linh mục Lý còn bị một khối u trong não, bà Maran Turner nói tiếp, khiến bệnh tình của  ông trở nên nguy kịch hơn dù là ở trong tù hay khi tại ngoại:            
Chính vì lẽ đó mà  cần phải có một sự tìm hiểu nghiên cứu sâu về mặt pháp lý liên quan đến hòan cảnh tù tội hiện nay của linh mục Nguyễn Văn Lý, và đối với Freedom  Now thì không tổ chức nào có tư cách thực hiện việc ấy bằng Liên Hiệp Quốc.
cần phải có một sự tìm hiểu nghiên cứu sâu về mặt pháp lý liên quan đến hòan cảnh tù tội hiện nay của linh mục Nguyễn Văn Lý, và đối với Freedom  Now thì không tổ chức nào có tư cách thực hiện việc ấy bằng Liên Hiệp Quốc.
Bà Maran Turner
Theo  quyết định của Tòa Án Nhân Dân Hà Nam, linh mục Nguyễn Văn Lý phải trở vào tù một năm sau  thời gian tạm tha để chữa bệnh. Trước khả năng phải trở lại nhà tù cuả Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Nhóm Làm việc Liên Hiệp Quốc về Tình trạng Giam giữ Tuỳ Tiện kêu gọi Việt Nam trả tự do ngay  tức khắc cho ông.
Được hỏi nếu Việt Nam không đáp ứng đòi hỏi vừa nói mà vẫn đưa linh mục Lý trở lại trại giam,  bà Maran Turner của Freedom Now trả lời:
Điều vô cùng quan trọng đối với chúng tôi, tổ chức Freedom Now, là bảo đảm  chính phủ Việt Nam nghe rõ  quan điểm cũng như lời kêu gọi của Liên Hiệp Quốc mà chúng tôi chuyển tới họ, , rằng Việt Nam phải hiểu  nếu họ vẫn giữ ý định bắt  linh mục Lý trở lại nhà tù  tháng Ba năm 2011 thì có nghĩa họ chẳng những vi phạm luật quốc tế một lần nữa mà còn chống lại sự mong đợi của cộng đồng quốc tế.
Bà nhấn mạnh  bà sẽ vô cùng ngạc nhiên nếu Việt Nam tái bắt giữ  linh mục Lý sau một năm tạm tha, và nếu chuyện đó xảy ra thì quả thật chính phủ Việt Nam bất chấp luật pháp quốc tế , thách đố lại những người yêu chuộng lẻ phải trên thế giới.
Việt Nam phải hiểu  nếu họ vẫn giữ ý định bắt  linh mục Lý trở lại nhà tù  tháng Ba năm 2011 thì có nghĩa họ chẳng những vi phạm luật quốc tế một lần nữa mà còn chống lại sự mong đợi của cộng đồng quốc tế.
Bà Maran Turner
Vẫn theo lời giám đốc điều hành Freedom Now, bên cạnh sự quan tâm đến người tù lương tâm Nguyễn Văn Lý, tổ chức Freedom Now và bản thân bà còn muốn lưu ý mọi người về những đợt  càn quét, trấn áp và  bắt bớ liên tiếp trong mấy năm gần đây của chính quyền Việt Nam đối với các nhà tranh đấu dân chủ và những người bất đồng chính kiến:
Rất nhiều rất nhiều những thành phần dân sự, những nhà họat động nhân quyền, xã hội, tôn giáo, rất nhiều ký giả , luật sư, thậm chí thường dân, đã bị sách nhiễu bị tù giam một cách tùy tiện. .
Những sự việc như vậy, bà Turner phân tích, là dấu chỉ của một  chính quyền đa nghi và sợ mất quyền lực, càng sợ thì càng mạnh tay đàn áp, vì thế bổn phận của Freedom Now là  lên tiếng trước công luận thay cho những người không được quyền phát biểu.

Các tin, bài liên quan

Không có nhận xét nào: