2.1.11

Nhìn lại tình hình bán đảo Triều Tiên

Nhìn lại tình hình bán đảo Triều Tiên

2011-01-01
Một trong những sự kiện đáng chú ý trên thế giới trong năm 2010 là tình hình dầu sôi lửa bỏng ở bán đảo Triều Tiên.
AFP photo
Bắc Triều Tiên đã bắn hàng chục đạn pháo vào một hòn đảo của Hàn Quốc hôm 23 tháng 11 năm 2010 giết chết hai người.
Việt-Long tường trình.


Một đứa trẻ hiếu chiến

Những cuộc xung đột lẻ tẻ giữa hai xứ Triều Tiên sau hiệp định ngưng chiến 1953 chẳng phải chỉ mới khởi sự mấy năm nay, mà vẫn tiếp diễn từ đó đến nay, giết hằng trăm người Nam Hàn, trong số đó có cả phu nhân của Tổng thống Pak Chung-hy hồi năm 1974. Bắc Hàn cũng có tổn thất, nhưng chỉ bằng chưa đến 1 phần 10.
Những vụ xâm nhập và tấn công của biệt kích gián điệp Bắc Hàn từng làm rúng động dinh Tổng thống ở Seoul, khi 32 biệt kích Bắc Hàn bị tiêu diệt cách dinh này chỉ 800 mét. Năm 1983 gián điệp Bắc Hàn đặt bom ở Miến Điện nhắm vào Tổng thống Chung Do-hwan nhưng giết chết 4 bộ trưởng Nam Hàn và 16 người khác.
23 tháng 11, Bắc Hàn đột nhiên pháo kích năm sáu mươi trái đại pháo lên đảo YeonPyeong ở sát ranh giới lãnh hải. 2 binh sĩ Thủy quân lục chiến và 2 cư dân đảo thiệt mạng.
Năm 1987 gián điệp Bắc Hàn đặt bom trên phi cơ dân dụng của Nam Hàn, giết toàn bộ 115 hành khách và phi hành đoàn. Đến năm 1996 vẫn còn có một tàu ngầm bỏ túi của Bắc Hàn đổ bộ biệt kích lên xứ miền Nam. 24 kẻ xâm nhập bị hạ sát, trong số đó có 11 người bị chính đồng đội Bắc Hàn bắn hạ. 1 bị bắt sống, 1 tuyệt tích.
Năm 1999 đánh dấu trận hải chiến đầu tiên giữa hai xứ anh em, mở màn cho một loạt đụng độ trên ranh giới lãnh hải mãi cho đến nay. Tàu chiến Bắc Hàn chìm, 20 thủy thủ chết. Năm 2002 lại có đụng độ trên biển giữa lúc Nam Hàn đang tổ chức World Cup, 6 thủy thủ Nam Hàn và 13 thủy thủ Bắc Hàn tử thương.
Tháng 11 năm 2009 tàu hai bên giao chiến nữa, cũng quanh ranh giới lãnh hải. Một tàu tuần Bắc Hàn bị bắn cháy và rút chạy.
cheonan-250.jpg
Chiến hạm Cheonan được trục vớt lên. AFP photo.
Suốt thời gian gần 10 năm nay hội nghị 6 nước để giải quyết vấn đề tham vọng hạt nhân của Bắc Hàn khi nóng khi lạnh, chẳng đi đến đâu, chẳng giải quyết được gì ngoài việc viện trợ cầm chừng cho Bắc Hàn thực phẩm cứu đói. Trong thời gian đó Bắc Hàn lâu lâu lại đem thí nghiệm nổ bom nguyên tử, công khai nhìn nhận thử bom, nhưng chỉ tinh luyện uranium cho năng lượng hạt nhân hòa bình.
Và năm nay, 26 tháng 3, một hộ tống hạm của Nam Hàn phát nổ và đứt đôi, chìm lập tức, đem theo 46 thủy thủ xuống đáy biển, 58 thủy thủ được cứu. Ngày 20 tháng 5, toán điều tra đa quốc kết luận tàu ngầm của Bắc Hàn phóng ngư lôi đánh chìm tàu Nam Hàn. Ngày 24 cùng tháng, Seoul cắt đứt quan hệ thương mại với Bình Nhưỡng, cấm tàu Bắc Hàn vào hải phận miền Nam. Tổng thống Mỹ Barrack Obama ủng hộ quyết định này, ra lệnh quân đội Mỹ sát cánh với Seoul. Tháng 10, hai xứ Hàn bắn nhau lẻ tẻ qua ranh giới ngưng bắn trên bộ, gia tăng căng thẳng trước hội nghị thượng đỉnh G20 ở Seoul.
23 tháng 11, Bắc Hàn đột nhiên pháo kích năm sáu mươi trái đại pháo lên đảo YeonPyeong ở sát ranh giới lãnh hải. 2 binh sĩ Thủy quân lục chiến và 2 cư dân đảo thiệt mạng. Nam Hàn phản pháo với số đạn tương đương nhắm vào nơi khai hỏa từ Bắc Hàn. Không kiểm kê được kết quả.

Nam Hàn sẵn sàng

Quân đội Nam Hàn gia tăng tuần tiểu dọc biên giới giáp Bắc Hàn. AFP
Quân đội Nam Hàn gia tăng tuần tiểu dọc biên giới giáp Bắc Hàn. AFP

Tình hình cực kỳ căng thẳng từ sau đó đến nay, với những cuộc tập trận hai quân lớn nhất xưa nay của liên quân Mỹ Hàn, rồi những cuộc thao dượt phối hợp hỏa lực hải pháo, pháo binh, không quân lớn nhất của quân đội Nam Hàn, và thực tập hành quân bộ với xe tăng, trực thăng vũ trang, trực thăng đổ quân có không lực và pháo binh, hải pháo yểm trợ.
Dư luận Nam Hàn buộc Seoul phải có thái độ cứng rắn và quyết liệt hơn, trong khi cả thế giới lo âu vào lúc bán đảo Triều Tiên đang chập choạng bước trên bờ vực chiến tranh. Trước cuộc tập trận của Nam Hàn hôm thứ hai, Bắc Hàn đã kéo pháo và những dàn phi đạn ra khỏi hầm, sẵn sàng tác xạ, và đe dọa sẽ trả đũa gây thảm họa cho Nam Hàn nếu Seoul cứ tiến hành thao dượt quân sự.
Nhưng giữa lúc tình hình lên cơn sốt vì sự đe dọa đó trong khi đạn pháo binh Nam Hàn nổ ran vùng phía nam ranh giới lãnh hải, Bình Nhưỡng đã giữ yên lặng. Hãng thông tấn Nhà nước Bắc Hàn chỉ đăng bài nói quân đội không thèm trả đũa trò khiêu khích như trẻ con chơi đùa với lửa đó.
...  nhắn với Bắc Hàn một thông điệp cho biết Nam Hàn sẽ không tha thứ những hành động khiêu khích nữa.
Thống đốc Bill Richardson đi Bình Nhưỡng với tính cách riêng, cho biết Bắc Hàn còn thỏa thuận sẽ đưa những thanh nhiên liệu nguyên tử đi tinh luyện ở một nước thứ ba ngoài Hoa Kỳ, như Nam Hàn chẳng hạn. Vị thống đốc làm sứ giả hòa bình tự nguyện cũng loan báo Bắc Hàn sẽ cho phép các thanh tra của Cơ quan nguyên tử năng quốc tế trở lại làm việc tại cơ sở hạt nhân chính yếu của xứ này ở Yongbyong.
Nam Hàn và Mỹ không hài lòng trước những tin tức gián tiếp như vậy. Phát ngôn viên bộ ngoại giao Mỹ Phillip Crowley tuyên bố Bình Nhưỡng cần làm hơn là nói, vì trong quá khứ họ đã nhiều lần bội ước.
Bộ ngoại giao nói còn chờ thống đốc Richardson giải trình cuộc thăm viếng Bắc Hàn. Nhưng ngày hôm sau phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc cho biết Washington sẽ không tham khảo ý kiến của Thống đốc tiểu bang New Mexico vì ông đi Bình Nhưỡng với tính cách cá nhân, không có ý kiến của chính phủ và ông cũng không hỏi qua chính phủ.

Thế giới mệt mỏi với Bắc Hàn

Tướng Walter Sharp tư lệnh LL. Mỹ tại Nam Hàn và Tổng thống Nam Hàn
Tướng Walter Sharp tư lệnh LL. Mỹ tại Nam Hàn và Tổng thống Nam Hàn Lee Myung Bak tuyên bố cuộc tập trận quy mô sau trận pháo kích của Bắc Hàn. AFP

Phát ngôn viên Tòa Bạch ốc Robert Gibbs tuyên bố cuộc tập trận đã được công bố trước khá lâu, mang bản chất phòng thủ, Hoa Kỳ ủng hộ cuộc tập trận đó.
Nhận định về những cuộc thao dượt quân sự này của Seoul, giới phân tích cho rằng đó là điều Nam Hàn cần làm. Chuyên gia Daniel Pinkston của Tổ chức nghiên cứu khủng hoảng quốc tế cho rằng hành động của Bắc Hàn lâu nay giống như trò bắt nạt của trẻ học sinh trong sân trường. Nếu một phía chịu lép không dám làm gì thì phía kia sẽ cứ bắt nạt mãi, không bao giờ dứt.
Hôm thứ hai Nam Hàn đã có kế hoạch phối trí phi cơ phản lực và tàu chiến sẵn sàng hành động một khi Bắc Hàn trả đũa cuộc tập trận. Chính sự cương quyết đó đã khiến Bình Nhưỡng chùn tay, bớt hung hăng bắt nạt xứ anh em miền Nam. Bắc Hàn đã mất yếu tố bất ngờ nên không có hành động quân sự nữa.
Một chuyên gia Mỹ về Bắc Hàn cho rằng có thể Bắc Kinh đã khuyên giải Bình Nhưỡng hãy tự kiềm chế trong thời gian trước khi chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào công du Washington vào tháng tới.
tài liệu do WikiLeaks tiết lộ nói rằng một viên chức cao cấp của Trung Quốc đã nói với Nam Hàn rằng họ chán người anh em miền Bắc của Seoul quá, vì những hành động của Bình Nhưỡng chẳng khác nào con trẻ.
Một nhà nghiên cứu của Nam Hàn thuộc đại học Seoul cho rằng tập trận mãi là điều không cần thiết, chỉ làm mất triển vọng hòa bình và ổn định cho bán đảo Triều Tiên. Ngược lại giáo sư Lee Sang-Hyun của Viện nghiên cứu Sejong của Nam Hàn cho rằng những cuộc tập trận này không có phản tác dụng mà còn nhắn với Bắc Hàn một thông điệp cho biết Nam Hàn sẽ không tha thứ những hành động khiêu khích nữa.
Giáo sư Lee nói, Seoul đã cảm thấy tự tin hơn nhiều khi được sự ủng hộ của cả người dân trong nước lẫn công luận quốc tế.
Mấy ngày sau Bắc Hàn lại lên giọng đe dọa, vẫn kiểu nói sẽ tấn công tàn bạo chưa từng có. Hai binh sĩ lên truyền hình hô hoán khoa trương hành động pháo kích Nam Hàn trong tiếng hoan hô của phim trường truyền hình. Một số trong giới quan sát cho rằng thể nào miền Bắc cũng pháo kích miền Nam để chứng tỏ không hề lép vế.
Việc đó chỉ là vấn đề thời gian thôi. Thế nhưng đến nay chưa xảy ra trận pháo kích đó, trong khi Nam Hàn nhất quyết sẽ tấn công mạnh bạo một khi miền Bắc xâm phạm miền Nam bằng hỏa lực.
Có một điều mà dư luận thế giới ít nói đến, là tài liệu do WikiLeaks tiết lộ nói rằng một viên chức cao cấp của Trung Quốc đã nói với Nam Hàn rằng họ chán người anh em miền Bắc của Seoul quá, vì những hành động của Bình Nhưỡng chẳng khác nào con trẻ. Trong chỗ không chính thức, Bắc Kinh còn nói hy vọng hai xứ Triều Tiên sẽ thống nhất dưới bàn tay chăm sóc của Seoul và lá cờ Cộng Hòa Hàn Quốc.
Phải chăng vì thế mà Bắc Hàn phải chứng tỏ vẫn là con bài sáng giá của Trung Quốc để Bắc Kinh ngồi lâu trong ván bài quốc tế với Hoa Kỳ?

Theo dòng thời sự:

Không có nhận xét nào: