12.2.11

Việt Nam lại phá giá tiền đồng để kềm chế thâm hụt mậu dịch


Việt Nam lại phá giá tiền đồng để kềm chế thâm hụt mậu dịch

Thanh Phương (RFI) – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam loan báo nâng tỷ giá liên ngân hàng thêm 9,3%.  Biên độ tỷ giá được thu hẹp từ 3% xuống 1%. Mục tiêu đề ra nhằm kềm chế nhập siêu, hỗ trợ cho việc thực thi chính sách tiền tệ chủ động và linh hoạt hơn.
Ngày 11/02/2011, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam loan báo nâng tỷ giá liên ngân hàng thêm 9,3% lên thành 20.693 đồng đổi một đôla. Đồng thời, biên độ tỷ giá được thu hẹp từ 3% xuống 1%.
Theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước, việc điều chỉnh tỷ giá này « Nhằm bảo đảm tăng tính thanh khoản của thị trường, góp phần kềm chế nhập siêu và hỗ trợ cho việc thực thi chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt hơn. »

Đây là lần thứ tư kể từ 15 tháng qua, Việt Nam buộc phải phá giá đồng bạc và biện pháp này đã được dự báo trước từ cuối năm 2010 và từ trước Tết đã có tin đồn về việc điều chỉnh tỷ giá sau Tết. Lần cuối cùng mà Việt Nam phá giá đồng bạc là vào tháng 8 năm ngoái.
Theo báo chí trong nước, sau khi Ngân hàng Nhà nước nâng tỷ giá, giá đôla trên thị trường tự do và trong ngân hàng đã tăng vọt, vượt qua ngưỡng 1 đôla ăn 21.500 đồng. Giá vàng trong nước cũng tăng trên dưới 100 ngàn đồng, mặc dù thị trường thế giới không có nhiều biến động. Nhưng chỉ số của hai sàn giao dịch chứng khoán ở Việt Nam hôm nay chỉ thay đổi chút ít.
Vấn đề là theo giới chuyên gia kinh tế và tài chính, biện pháp phá giá tiền đồng lần này có nguy cơ khiến lạm phát tăng thêm.

*

Tờ Wall Street Journal: Việt Nam phá giá tiền đồng trong khi lạm phát đe dọa

Nguyen Pham Muoi
Tqvn2004 lược dịch
Hôm thứ Sáu, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa phá giá tiền đồng lần thứ ba trong vòng một năm, xuống 9,3%. Đây là một nhượng bộ trước việc người dân mất niềm tin vào tiền đồng trong khi chính phủ đang đương đầu với thâm hụt thương mại lớn.
AI-BI400_DONG_NS_20110210232402.jpg
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng tỷ giá trao đổi với đồng USD lên 20.693 đồng, tăng từ 18.932 đồng hôm thứ Năm, theo tin trên trang mạng của Ngân hàng. Với bước đi này, nhà chức trách đã làm yếu đồng tiên đi 13% kể từ tháng 11/2009.
Nếu xét theo giá USD, bước đi hôm thứ Sáu nâng giá đồng USD lên 9,3% so với tiền đồng.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết lần phá giá mới nhất này phù hợp với đièu kiện cung ứng và nhu cầu ngoại tệ, và nhằm tăng thanh khoản trên thị trường hối đoái trong nước. Động thái này sẽ giúp hạn chế thâm hụt thương mại, ngân hàng Nhà nước bổ sung.
Động thái của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trái ngược với một xu hướng rộng hơn ở Châu Á, nơi mà hầu hết các loại tiền tề phải đối mặt với áp lực tăng giá [so với USD] do thặng dư thương mại lớn, và chính quyền nhiều nước phải tìm cách làm chậm tốc độ tăng giá [của nội tệ] để bảo vệ các ngành công nghiệp xuất khẩu của nước mình.
Quyết định hạ thấp hơn giá trị tiền đồng càng làm nổi bật những áp lực mà chính sách tập trung vào phát triển kinh tế của chính quyền Hà Nội đặt lên nền kinh tế, đã từng được đánh giá là một trong những thị trường Châu Á mới nổi nhiều triển vọng nhất. Chính sách tiền tệ lỏng lẻo và chi tiêu thâm hụt đã thúc đẩy nền kinh tế, nhưng lạm phát cũng tăng mạnh và thâm hụt thương mại đang treo lơ lửng đe dọa khi mà nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu chậm chạp.
Với lạm phát tăng vọt, từ nhiều tháng nay, đồng USD được mua bán với giá cao hơn bình thường trên thị trường chợ đen, khi mà người Việt trông đợi sự an toàn của vàng và ngoại tệ mạnh sẽ giúp bảo vệ những khoản tiết kiệm của họ.
Lạm phát đã tăng lên 12,17% trong tháng Một, từ 11,75% trong tháng Mười Hai. Việt Nam chịu thâm hụt thương mại 1 tỷ USD vào tháng Một, và tháng trước đó là con số 1,294 tỷ USD.
Tin tức về phá giá tiền đồng khiến thị trường lo ngại, và các chi phí bảo hiểm phòng phá sản hoặc tái cơ cấu các khoản nợ của Việt Nam tăng cao. The spread on Vietnam’s five-year credit default swaps widened by a fifth of a percentage point from Thursday to 3.85 to 3.95 percentage points [hề hề, nhờ bác nào chuyên môn dịch giúp đoạn này...].
Công ty Moody’s Investors Service cho biết bước phá giá lần này củng cố thêm đánh giá triển vọng tiêu cực dành cho thị trường Việt Nam của mình, bởi vì động thái này sẽ càng làm tăng chi phí dịch vụ nợ nước ngoài của Việt Nam.
Christian De Guzman, một nhà phân tích của Moody’s, cho biết động thái này là không bất ngờ, nếu xét đến thâm hụt thương mại lớn của Việt Nam – một trong những yếu tố chính khiến Moody’s hạ mức tín nhiệm đối với Việt Nam vào tháng Mười Hai – và khoảng cách một ngày càng lớn giữa tỷ giá chính thức của Hà Nội và tỷ giá thực trên thị trường.
“Việt Nam cần những chính sách thắt chặt mạnh mẽ hơn để giảm bớt áp lực quá nóng và để khôi phục lòng tin đối với tiền đồng ở trong nước”, ông De Guzman cho biết.
“Tuy nhiên, không có chỉ dẫn nào từ Đại hội Đảng vào tháng Một vừa qua cho thấy chính phủ sẽ từ bỏ chính sách theo đuổi tăng trưởng của mình,” ông nói.
Prakriti Sofat, kinh tế gia tại Barclays, cho biết đã có tin đồn đoán cách đây ít lâu rằng Việt Nam có thể phá giá tiền đồng sau Tết Nguyên đán, “nhưng mức phá giá lớn như thế là ngoài dự đoán của thị trường.”
Andrew Colquhoun, một nhà phân tích tại Fitch Ratings, cho việc phá giá đã đưa tiền đồng “tới đánh giá tốt nhất của chúng tôi về mức độ thị trường trung thực” và “nhấn mạnh áp lực tiêu cực đến tài chính bên ngoài” phát sinh từ sự thâm hụt lớn của Việt Nam hiện nay, và mức dự trữ ngoại hối chính thức thấp. Việt Nam có 14,1 tỷ USD dự trữ ngoại hối vào tháng Chín năm 2010, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Fitch hạ mức tín nhiệm của Việt Nam trong tháng Bảy một bậc xuống B+, tức là bốn bậc dưới cấp đầu tư, và chỉ ra rằng tình trạng tài chính bên ngoài của quốc gia này là điểm yếu quan trọng. Công ty đánh giá triển vọng của Việt Nam là ổn định.
“Nếu sự phá giá lần này không thành công trong việc ngăn chặn dòng chảy vốn ra khỏi Việt Nam, và dự trữ ngoại hối tiếp tục giảm xuống, thì tất cả những yếu tố này sẽ khiến chúng tôi phải cân nhắc tiếp tục hạ mức tín nhiệm”, Colquhoun nói với Dow Jones Newswires trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại.
-Natasha Brereton đóng góp cho bài viết này.

Không có nhận xét nào: