7.2.11

Việt Nam phát triển do tín dụng


Việt Nam phát triển do tín dụng

Martin Kaelble, Berlin – Chuyển ngữ: Nguyễn Hội (danlambao) – Với khoản nợ khổng lồ bằng ngoại tệ, Việt Nam đang ngồi trên một quả bom nổ theo thời gian. Các quốc gia trong khu vực cũng đã vấp phải khoản nợ cùng hình dạng này trong cuộc khủng hoảng Á châu vào năm 1998: Khi các nhà đầu tư nước ngoài mất niềm tin, tiền tệ nội địa trong quá khứ được đánh giá cao bất ngờ giảm mạnh. Khoản nợ nước ngoài đột nhiên đắt hơn, do đó những người thiếu nợ không thể hồi trả được nợ.
Ngôi sao Á châu về tăng trưởng đe dọa sụp đổ. Các nhà kinh tế ngày càng lo ngại về nền kinh tế của quốc gia ở Đông Nam Á này. Sự phát triển nhanh chóng của nó dựa chủ yếu vào tín dụng.
Sự mất cân đối vĩ mô đã trở nên tồi tệ trong những tháng gần đây“, cảnh báo Steffen Dyck, chuyên gia về Á Châu của Deutsche Bank. Cho đến nay, Việt Nam là một trong những quốc gia đầy hứa hẹn có phát triển cao ở Á châu. Hiệu suất kinh tế tăng khoảng 6,5 phần trăm trong năm 2010. Về quốc gia có lương thấp, Trung Quốc thuộc về quá khứ, Việt Nam là tương lai – đó là tôn chỉ của nhiều nhà đầu tư nước ngoài.
Nhưng tiềm ẩn đằng sau tốc độ tăng trưởng cao là một trò chơi đầy nguy hiểm. Theo đề xuất của các nhà lãnh đạo cộng sản, đến năm 2020 Việt Nam sẽ trở thành quốc gia công nghiệp. Để có thể đạt mục đích đòi hỏi sự phát triển bằng mọi giá. Các ngân hàng quốc doanh được chỉ thị cho vay nợ ồ ạt. Hàng loạt các khoản nợ này đang trong tình trạng đe dọa không thể hồi trả được, nền kinh tế Việt Nam trong tình trạng nợ chồng chất tựa như núi (nguyên văn tiếng Đức: nền kinh tế đang ngồi trên một ngọn núi nợ cao). Sự vỡ nợ của nhà máy đóng tàu quốc doanh lớn Vinashin vào tháng mười hai vừa qua đã gây cảm giác lo sợ cho các nhà đầu tư.
Các nhà kinh tế đã cảnh báo một cuộc khủng hoảng tài chính. Cơ quan đánh giá Standard & Poor’s (S&P) hạ khả năng tín dụng của Việt Nam trong tháng mười hai vừa qua. Với lý do là bên cạnh cuộc khủng hoảng của nhà máy đóng tàu thâm hụt tài khoản hiện hành của nhà nước rất cao, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế thâm hụt này khoảng bảy phần trăm tổng sản lượng quốc nội (GDP).
Những vấn đề nan giải của cán cân thanh toán phải được nghiêm túc chấp nhận”, cảnh báo Janis Hübner, chuyên gia Á châu của ngân hàng Deka. “Mặc dù xuất khẩu phát triển tốt, nhưng trong nhiều năm qua Việt Nam không thể giảm thâm hụt cán cân thanh toán“. Hàng hóa nhập khẩu tăng cao trong sự phát triển quá nhanh chóng. Quảng cáo thổi phồng về địa thế kinh tế Việt Nam đã thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư từ nước ngoài.
Với khoản nợ khổng lồ bằng ngoại tệ, Việt Nam đang ngồi trên một quả bom nổ theo thời gian. Các quốc gia trong khu vực cũng đã vấp phải khoản nợ cùng hình dạng này trong cuộc khủng hoảng Á châu vào năm 1998: Khi các nhà đầu tư nước ngoài mất niềm tin, tiền tệ nội địa trong quá khứ được đánh giá cao bất ngờ giảm mạnh. Khoản nợ nước ngoài đột nhiên đắt hơn, do đó những người thiếu nợ không thể hồi trả được nợ.
Hiện tại tiền Đồng Việt Nam đang chịu áp lực giảm giá. Từ cuối năm 2008 đến nay, tiền Đồng đã giảm giá nhiều lần và đã mất hơn 20 phần trăm giá trị so với đồng Đô la Mỹ – sự mất giá này sẽ ngày càng tăng cao, vì phần lớn người Việt có xu hướng tin tưởng vào đồng Mỹ kim hơn đồng tiền của của đất nước mình.
Mối quan tâm ngày càng cao trong nước với 86 triệu dân cư. “sự giảm giá mạnh mẽ của tiền Đồng Việt Nam, làm tăng trưởng lạm phát trong nước “, ông Huebner cho biết. Tỷ lệ lạm phát tăng trong tháng Giêng lên tới 12,2 phần trăm. Khác với các quốc gia còn lại của Á châu vì ở những nơi đó lạm phát tăng là do giá thực phẩm cao. Ở Việt Nam, sự tăng giá lan rộng ở mọi sản phẩm, theo ông Hübner. Đó là một hỗn hợp nổ trong lãnh vực mặt kinh tế .
Các nhà kinh tế cảnh báo về một cuộc khủng hoảng tài chính có thể xảy ra trong lĩnh vực ngân hàng. “Nếu xảy ra khủng hoảng tài chínhchúng tôi ước đoán rằng nhà nước sẽ nhảy vào can thiệp và lúc đó các khoản nợ nhà nước sẽ tăng lên tới 60 phần trăm của GDP,” theo chuyên gia của S & P. Vấn đề kèm theo là: Không giống như nước láng giềng lớn Trung Quốc, chính quyền Hà Nội không xây dựng một quỹ dự trữ ngoại hối cao, đồng thời ngân sách quốc gia lại mất cân bằng. Một cuộc cứu trợ ngân hàng đắt giá Việt Nam sẽ thực hiện hạn chế hơn rất nhiều so với Trung Quốc. Hà Nội có 14 tỷ USD trong quỹ dự trữ ngoại hối. Hai năm trước quỹ này cao gần gấp đôi.
Do đó chính phủ hiện tại dưới sự áp lực là phải hành động. “Ưu tiên  giảm thâm hụt của cán cân thanh toán hiện hành  khôi phục lòng tin của tiền Đồng “, ông Huebner cho ý kiến. “Việc tăng lãi suất là điều cần thiết, điều đó sẽ làm tăng trưởng thấp hơn“. Nhưng đó là một vấn đề lớn tại Hà Nội, “Chính phủ phải đối mặt với sự đánh đổi giữa tăng trưởng cao và ổn định của nền kinh tế“, ông Dyck cho biết. Sự thay đổi chính sách kinh tế là điều tối cần thiết.
Điều này nhiều người không nhìn thấy. Ngay cả trong đại hội đảng với chu kỳ năm năm được tổ chức cách đây hai tuần, đã có quan sát ghi nhận rằng không có dấu vết của các tín hiệu nhận thức được vấn đề. Trong phần kết thúc của đại hội đảng đã được nhấn mạnh, tính cấp thiết của tăng trưởng cao là điều cần thiết.
Tác giả: Martin Kaelble, Berlin
Chuyển ngữ: Nguyễn Hội
danlambao1.wordpress.com

Không có nhận xét nào: