6.3.11

Chuyện “Cụ Rùa” hay chuyện lòng dân đáng lo?


Chuyện “Cụ Rùa” hay chuyện lòng dân đáng lo?

2011-03-03
Trong khi tình hình thời sự có nhiều biến động, giá cả thị trường đang ở vào giai đoạn “dầu sôi lửa bỏng” khiến cho không ít gia đình phải lao đao thì tại Hà Nội, có hơn 10 sở, ngành được huy động để tham gia vào công tác cứu rùa Hồ Gươm.
RFA
Tin tức Cụ Rùa trên các báo online. RFA

Một sự việc vốn dĩ rất bình thường đã trở thành câu chuyện gây tranh cãi và mất lòng dân.

Rùa quan trọng hơn chuyện dân lao đao vì vật giá

Liên tục từ khoảng trung tuần tháng 2 tới nay, chuyện cứu rùa Hồ Gươm đã nghiễm nhiên được biến thành một chủ đề “nóng” không kém chuyện giá vàng, giá điện, giá xăng tăng hay “hương hoa lài” ở Trung Đông.
Vốn khoác trên lưng một truyền thuyết lịch sử, hay nói đúng hơn, cả một niềm tự hào dân tộc, rùa Hồ Gươm trước đây vốn đã nổi tiếng thì nay lại càng được chú ý đặc biệt khi trên báo chí xuất hiện những hình ảnh cho thấy mai rùa có những đốm bất thường ngày càng lan rộng.
chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã ký quyết định thành lập một Ban chỉ đạo khẩn cấp bảo vệ rùa Hồ Gươm, tiếp sau đó là các cuộc Hội thảo quốc tế với sự góp mặt của nhiều giáo sư, nhà khoa học trong và ngoài nước để tìm cách chẩn bệnh cũng như cứu chữa cho rùa
Vào ngày 18/2, chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã ký quyết định thành lập một Ban chỉ đạo khẩn cấp bảo vệ rùa Hồ Gươm, tiếp sau đó là các cuộc Hội thảo quốc tế với sự góp mặt của nhiều giáo sư, nhà khoa học trong và ngoài nước để tìm cách chẩn bệnh cũng như cứu chữa cho rùa. Đã có rất nhiều phương án, đề xuất đưa ra như dung trực thăng để “giải cứu” rùa, làm bể bơi thông minh để chữa bệnh cho rùa, xây bãi cứu thương cho cụ rùa…và sau nhiều ngày bàn thảo, theo Báo điện tử của Chính phủ Việt Nam, một “Lộ trình 100 ngày chữa trị cho Rùa Hồ Gươm” đã ra đời.
Trong khi đó đối với nhiều người dân, câu chuyện rùa tuy là một câu chuyện khá đặc biệt nhưng không quá đặc biệt để đến nỗi phải huy động hơn 10 sở, ngành tham gia, bỏ quá nhiều công sức và chắc chắn là cả kinh phí để đưa ra một “lộ trình” gây rất nhiều băn khoăn về hiệu quả của công việc.
Cụ Rùa Hồ Gươm mang nhiều vết thương trên người có vẻ mệt mỏi.
Cụ Rùa Hồ Gươm mang nhiều vết thương trên người có vẻ mệt mỏi.
Anh Dũng, một người dân sống ở  miền Bắc, nói:
Thực ra, rùa Hồ Gươm gần như là một cái tâm linh, một tín ngưỡng ở Việt Nam, nhất là ở Hà Nội rồi. Nhưng mà chuyện nó chẳng lớn đến mức phải họp cả bao nhiêu hội nghị, hội thảo nhưng cuối cùng chẳng ai đưa ra được ý kiến gì để thực hiện ngay mà cứ đùn đẩy nhau rồi thành ban nọ, ban kia.
Mình thì không biết (họ) đã bỏ bao nhiêu tiền vừa rồi để họp hành các thứ nhưng mà mình thấy nếu để lo cho cụ rùa thì chính đáng nhưng mà theo kiểu cách họp hành như thế này thì mình thấy là lãng phí. Mình không biết tổng số là bao nhiêu nhưng kể cả nếu nó ít tiền thì cũng là lãng phí.
câu chuyện rùa tuy là một câu chuyện khá đặc biệt nhưng không quá đặc biệt để đến nỗi phải huy động hơn 10 sở, ngành tham gia, bỏ quá nhiều công sức và chắc chắn là cả kinh phí để đưa ra một “lộ trình” gây rất nhiều băn khoăn về hiệu quả của công việc
Ăn theo với những trang báo chính thống, trên mạng xã hội cũng xuất hiện nhiều trang như “Cụ Rùa Hồ Gươm”, “Xin hãy cứu lấy Cụ Rùa Hồ Gươm”, “Chúng em yêu Cụ Rùa Hồ Gươm”… Chính từ những trang mạng với các trích dẫn từ báo chí đã gây ra không ít tranh cãi trong cộng đồng mạng về danh xưng “Cụ Rùa” khi báo chí liên tục viết hoa từ này một cách cung kính.
Trong khi đó trên thực tế, người dân chẳng mấy chú ý đến vấn đề này trước đây. Người miền Bắc vẫn gọi “Cụ Rùa” như là một thói quen và vì yếu tố tinh thần. Trong khi đó ở những vùng miền khác, người dân lại ít dùng từ này. Bùi Minh, một sinh viên ở Vinh, nói:
Có những người ở Hà Nội nghe truyền thuyết kể về con rùa, tất nhiên còn rùa này chắc cũng lớn tuổi rồi nhưng từ “cụ” thì trong từ điện Tiếng Việt, từ “cụ” chỉ để cho người đã đẻ ra ông bà mình hoặc những người lớn tuổi mà người ta kính trọng thì mới gọi là “cụ”, chứ không ai đi gọi một con rùa là “cụ” hết.
cư dân trong cộng đồng mạng không khỏi băn khoăn về một sự thổi phồng, tập trung quá lớn vào câu chuyện rùa Hồ Gươm trong thời điểm mà cả xã hội đang phải oằn vai lao đao vì gánh nặng trượt giá.
Thêm một điểm khác, nhiều cư dân trong cộng đồng mạng không khỏi băn khoăn về một sự thổi phồng, tập trung quá lớn vào câu chuyện rùa Hồ Gươm trong thời điểm mà cả xã hội đang phải oằn vai lao đao vì gánh nặng trượt giá. Đến nỗi, một cư dân mạng tên Phạm Trường Giang đã hiến kế rằng: “Đem bán cho quán nhậu là thượng sách, dân tình đang đói khổ, thiếu lương thực, bán rẻ rẻ cho dân ăn biết đâu còn cứu sống được họ một ngày…”
Dĩ nhiên, phát biểu mà chắc hẳn nhiều người cho rằng “lộng ngôn” kia hẳn phải có lý do của nó, cũng như việc có không ít những cụm từ mới ra đời từ sự kiện này như “hội thảo rùa”, “tiến sĩ rùa”, “phác đồ điều trị rùa”… mà bây giờ người ta bắt đầu dùng để đùa nhau.

“Định hướng báo chí”

Thậm chí một số người đặt ra câu hỏi: “Ngộ nhỡ rùa Hồ Gươm chết thì sao?”. “Chẳng sao cả!”, đó là câu trả lời của nhà giáo Phạm Toàn ở Hà Nội, vì theo ông, cốt lõi vấn đề của câu chuyện rùa Hồ Gươm chính là nét đẹp văn hóa. Ông nói:
Tập trung công tác bảo vệ "Cụ Rùa" Source Vietnamnet
Tập trung công tác bảo vệ "Cụ Rùa" Source Vietnamnet
Trong “văn hóa”, chỉ có tinh thần thôi, người ta gọi là “tinh thần” và “biểu tượng”. Tinh thần nằm trong biểu tượng và biểu tượng toát ra tinh thần, thì đấy là “văn hóa”.
Thế thì nếu anh sống bằng cái vật thật, cái vật mà không phải là biểu tượng đấy, thì có lúc anh sẽ rất lúng túng. Ví dụ như con rùa ấy, đã là một cái thật thì phải có sinh có tử chứ. Anh lại cứ tin nó là cụ, là thần thiêng thì anh chết. Con rùa là con rùa, nhưng cái không thật, không cụ thể của nó thì mới là văn hóa. Con rùa ở Văn Miếu là văn hóa, chứ còn con rùa thật ở hồ mà nếu coi đấy là một vật linh thì là sai lầm lớn.
Trong một xã hội vốn đã mang tiếng về vấn đề “định hướng báo chí” thì sự việc này càng khiến nhiều người đặt câu hỏi về một tác động đằng sau.
Quỳnh cảm thấy nó có một mục đích hết chứ không phải vô lý đâu.
Chuyện rùa Hồ Gươm cho đến lúc này vẫn là đề tài mà báo chí cập nhật tin tức hàng ngày, hàng giờ còn nhiều hơn tình hình thời sự đang nóng bỏng của các cuộc cách mạng mang hương hoa lài hay gần hơn là những phương thức khắc phục tình trạng bất ổn kinh tế.
Trong một xã hội vốn đã mang tiếng về vấn đề “định hướng báo chí” thì sự việc này càng khiến nhiều người đặt câu hỏi về một tác động đằng sau. Chia sẻ về điều này, blogger Mẹ Nấm – Như Quỳnh,  nói:
Chuyện vì một con rùa mà phải tổ chức hội thảo, mời chuyên gia rồi bao nhiêu thứ trên đời, trong khi chuyện nó rất đơn giản là làm sạch nước Hồ Gươm đi. Còn chuyện bắt rùa tai đỏ thì vì kinh tế mà, cứ thả ra cho dân, Quỳnh nghĩ cứ giao cho mấy ông đánh dặm, đánh cá, cứ bắt được một con rùa là được 50.000 đồng thử coi, một tuần là sạch rùa tai đỏ chứ cần gì phải chuyên gia rồi dung máy các thứ.
Quỳnh nghĩ là nên thực sự làm chứ không nên lợi dụng việc cứu chữa cho rùa Hồ Gươm mà trục lợi hay là để lôi kéo sự chú ý của dân chúng vào những thứ vô bổ thì có lẽ “Cụ Rùa Hồ Gươm” sẽ được cứu sống sớm hơn. Quỳnh cảm thấy nó có một mục đích hết chứ không phải vô lý đâu.
Dẫu sao, việc người dân tranh cãi hay bất đồng quanh chuyện “Cụ Rùa” chỉ diễn ra cùng lắm trong vài phút đồng hồ trên mạng hay quanh ly cà phê buổi sáng. Thế nhưng kể từ lúc giá cả tăng vọt, nhiều người đã bắt đầu tập bỏ cả thói quen cà phê này…
Khánh An tường trình từ Bangkok

Không có nhận xét nào: