20.3.11

Tình người trên quê hương


Tình người trên quê hương

Phó Thường Dân ( Danlambao) -  Quý vị có muốn nghe một câu chuyện về con người Việt Nam tiêu biểu thời đại Xã Hội Chủ Nghĩa không ?. Đây là chuyện thật.

Cách đây vài năm tôi có dịp đi ra bải biển Gò Công, ở cách Sài Gòn chừng non 100 cây số. bải biển có vài quán ăn phục vụ khách du lịch. Nhưng vì hôm đó nhà vệ sinh của quán tôi đến bị hư, nên tôi đành tản bộ ra bên ngoài để tìm nơi giải quyết …
Đang đi bộ được vài chục mét thì nghe tiếng khóc thét lên của nhiều người, từ một căn nhà ván nho nhỏ èo ọp. Tôi thấy lạ đi thẳng đến, thì mới biết trong nhà có ngưòi đang hấp hối nhưng tim vẫn còn đập.
O hàng xóm nghe tin có nhiều người đến, có ngưới bàn tính đưa người đàn bà đang hấp hối kia đi bệnh viện, nhưng chưa biết làm sao để chở bằng xe honda, vì bà ta đả hôn mê. Mà gọi xe taxi thì phải mất thời gian lâu vì họ phải chạy hết vài chục cây số mới đến nơi.
Lúc đó tôi chợt nghĩ đến chiếc xe du lịch của mấy khách du lịch người Việt vẫn còn đậu trong quán bên cạnh quán tôi ngồi. Tôi lật đật chạy ngưọc trở lại để nhờ họ chở giùm người gặp nạn.
Tôi nói với họ mọi chi phí tôi sẻ trả hết, và tôi sẻ đền bù cho các du khách kia để họ thuê xe khác, và tôi cũng xin họ nghĩ đến người đang cần, và chịu khó chờ đợi một xe khác đến.
Ông tài xế thì đồng ý, nhưng toàn bộ khách, có lẻ là một gia đình ở Sài Gòn thuê xe 15 chổ ngồi đi Gò Công chơi, thì không ai đồng ý. Tôi năn nỉ họ như thể là chuyện của tôi. Nhưng họ vẫn lạnh lùng từ chối, họ còn đưa ra vài lý do này nọ. Họ nhìn tôi bằng đôi mắt ngạt nhiên, chắc họ đang tự hỏi tại sao có thằng dở hơi như vậy.
Tôi quay trở lại với tâm trạng bất lực, và phẩn nộ cho cái tinh thần ích kỷ hẹp hòi và hèn hạ của nhiều người Việt mình. Họ chỉ biết có thú vui cho bản thân họ, còn ai chết mặt ai.Khi tôi quay trở lại căng nhà nhỏ kia, thì mọi người đang loay hoay,  có người tình nguyện chở, người tình nguyện ngồi sau đở nạn nhân, để đi bằng xe honda, người thì liên tục gọi taxi để thúc hối.
Một lúc sau thì taxi cũng đến. Thấy chủ nhà vẫn không có gì là hối hả để đưa người nhà đi bệnh viện, dù biết là người nhà vẫn còn thở. Nhìn hoàn cảnh của căn nhà nền đất với tài sản là một tấm phản mà người đàn bà bất hạnh đang nằm đó, tôi suy nghĩ và quyết định bỏ qua những ngại ngùng, tôi nhờ một người đứng bên ngoài  là hàng xóm của gia đình, vô bên trong và nói với người chồng rằng tôi xin được đóng góp chi phí để đưa người nhà của ông đi bệnh viện cấp cứu.
Một lát sau ông trở ra và buồn bả nói lời cảm ơn với tôi, và giải thích rằng nếu muốn đi bệnh viện thì phải tốn nhiều tiền, và bệnh viện  thì  nằm ở xa, còn tình trạng của vợ ông chắc không cứu được, cho nên đưa vô bệnh viện rồi, muốn đưa xác nguời nhà về phải đóng một số tiền không nhỏ cho bệnh viện mới được lấy xác người nhà về .
Giải thích xong ông bắt tay tôi với dòng nước mắt tuôn trào rồi quay lưng trở vô. Tôi lặng lẻ lui bước, giữa đồng không mông quạnh, những tiếng khóc tức tưởi của những đứa con tuổi thanh niên vang lên trong căn nhà nhỏ èo uột.
Tôi bước đi nhưng không cảm giác được đôi chân mình, tôi bưóc đi từng bước, mổi bước như dằn xuống mặt đất một lời thề. Đó thề với lòng mình rằng tôi sẻ quyết góp sức của mình để cho đất nước này không bao giờ còn cảnh người nghèo không đưọc chữa trị, người hấp hối không giám đi bệnh viện vì không có tiền để trả.
Đó là lời thề sẻ góp sức chấm dức cái chế độ thối nát đã gây ra cảnh khốn cùng đau khổ như vậy cho đồng bào tôi.
Tôi ở một sứ sở tự do ở Âu Châu, có ai cần đưọc cấp cứu thì 5 phút sau đã có  cơ quan cấp cứu y tế, hoặc là lính cứu hỏa, họ có mặt và đưa người gặp nạn đi bệnh viện ngay. Có khi có bác sĩ đến cấp cứu ngay tại chổ. Không ai hỏi tiền bạc gì cả. Sau đó họ mới gởi hóa đơn về gia đình và tuỳ theo bệnh trạng, thì bảo hiểm y tế quốc gia đả thanh toán từ 70 đến 100 phần trăm chi phí. Những người thu nhập thấp thì hòan toàn được chữa trị miễn phí.
Đó là câu chuyện mà tôi chứng kiến trong một lần về VN. Câu chuyện đã in đậm trong tôi, và tôi không bao giờ quên được.
Câu chuyện về cuộc đời về thân phận của người dân xuống duới chế độ mà kẻ cầm đầu vẫn rêu rao là của dân, do dân và vì dân. Câu chuyện về con người và tình người dưới chế độ CSVN.
Chừng nào mà người Việt vẫn còn tư tưởng “ai chết mặc ai ” , tôi chỉ biết bản thân tôi là đủ, thì chừng đó chúng ta vẫn là một dân tộc lạc hậu , và hiện nay là còn thua kém một vài các dân tộc ở Phi Châu.
Đó cũng là lý do tại sao cộng sản có thể đè đầu cởi cổ cả dân tộc, bịp bợm láo toét hơn nữa thế kỷ nay . Vậy mà vẫn không thiếu những kẻ vẫn ngày đêm bán linh hồn cho chúng, làm tay sai cho chúng.

Không có nhận xét nào: