21.4.11

Băng Video chiếu vụ đàn áp của Trung Quốc gần một tu viện Tây tang


Băng Video chiếu vụ đàn áp của Trung Quốc gần một tu viện Tây Tạng

Chia sẻ

Tin liên hệ

Những người hoạt động cho biết đài VOA có được một cuốn băng video về vụ xáo trộn tại một tu viện Tây Tạng, nơi một tăng sĩ tự thiêu để bác bỏ lời tuyên bố của chính phủ Trung Quốc là điều kiện sống ở cơ sở này bình thường.


Cuốn video mà tổ chức nhân quyền “Vận Động Quốc Tế cho Tây Tạng” nói là đã được thu trong một trong điều kiện rất nguy hiểm hồi tháng trước, cho thấy hình ảnh lực lượng an ninh Trung Quốc tuần tra gần tu viện Kirti, trong một khu vực của người sắc tộc Tây Tạng ở tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc. 

Cuốn băng cũng cho thấy vị sư trẻ này bị phỏng khắp mình và rõ ràng bị chấn động sau khi tự thiêu hôm 16 tháng Ba để phản đối các chính sách về Tây Tạng của Trung Quốc. Cuốn băng video này được đăng trên trang Web của ban tiếng Tây Tạng đài VOA theo địa chỉ 

Người ta nghĩ rằng băng video này là cuốn đầu tiên chứa đựng hình ảnh của tăng sĩ Phuntsog, 20 tuổi, khi vụ phản kháng của ông diễn ra vào dịp kỷ niệm năm thứ ba các cuộc biểu tình lớn chống ách cai trị của Trung Quốc. 

Ít nhất đã có 10 người thiệt mạng trong vụ đàn áp năm 2008. Cuốn băng này cho thấy một chốt kiểm soát của cảnh sát được bảo vệ chặt chẽ và một cuộc tụ họp đông đảo các tăng sĩ tụng kinh và phủ các tấm khăn lên thi thể của tăng sĩ quá cố trước khi hỏa táng ông hôm 19 tháng Ba.

Tuần trước, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nói rằng việc Trung Quốc sử dụng võ lực tại tu viện này để ngăn chặn các cuộc biểu tình của tăng sĩ phản đối là không phù hợp với tự do tôn giáo và nhân quyền. 

Sau đó, Bộ ngoại giao Trung Quốc đã gọi lời tố cáo của Hoa Kỳ là “vô trách nhiệm” và nói rằng phẩm vật tiếp tế đã được phép đưa vào khu tu viện.

Lời tố cáo của Hoa Kỳ được đưa ra sau khi những người Tây Tạng lưu vong đưa tin rằng cư dân gần tu viện vừa kể đã tìm cách ngăn chặn lực lượng an ninh không cho vào tu viện và cảnh sát đã phản ứng bằng cách đánh đập người biểu tình và thả chó nghiệp vụ tấn công đám đông. 

Các nhà báo nước ngoài hiếm khi được phép vào các khu vực của người Tây Tạng nên những cáo buộc của dân Tây Tạng lưu vong cũng như thông tin do chính phủ Bắc Kinh đưa ra về những diễn biến trong các khu vực đó đều không thể kiểm chứng được.

Không có nhận xét nào: