16.4.11

Phân tích gia: Bạch thư quốc phòng TQ né tránh những đề tài gay tranh cai


Phân tích gia: Bạch thư quốc phòng TQ né tránh những đề tài gây tranh cãi

Các nhà phân tích quân sự ở Mỹ cho rằng những thông tin trong bạch thư quốc phòng mà Trung Quốc phổ biến hồi gần đây đã cho thấy phần nào khả năng ngày càng tăng và tham vọng của Trung Quốc. Theo các chuyên gia, phúc trình công bố hai năm một lần này đưa ra hình ảnh của một quân đội ngày càng tự tin hơn nhưng không đề cập nhiều tới những đề tài gây tranh cãi – chẳng hạn như các hệ thống vũ khí mà Trung Quốc đang phát triển, các hoạt động của họ trong không gian ảo, và những tham vọng của họ trong không gian và ở biển Nam Trung hoa.

Quân đội Trung Quốc
Hình: VOA
Ðiều khiến các nhà phân tích và các chính phủ trên thế giới lo ngại không phải là Trung Quốc chi tiêu bao nhiêu tiền cho quân đội mà là mục tiêu của việc này là gì

Chia sẻ

Tin liên hệ

Ðường dẫn liên hệ

Phúc trình mới nhất của Trung Quốc về quân đội của họ mở đầu với việc nói về sự thay đổi trong cơ cấu quyền lực quốc tế và sự trỗi dậy của các nước đang phát triển – một sự việc mà các nhà phân tích nói rằng rõ ràng là muốn nói tới Trung Quốc. 

Ông Abe Denmark, một chuyên gia về an ninh Á châu, nhận xét như sau:

"Họ tự xem họ như một nước đang trỗi dậy. Họ nhìn sự việc như đang diễn tiến theo chiều hướng thuận lợi cho họ, xét về khía cạnh của những sự thay đổi trong cán cân quyền lực toàn cầu. Và họ tự thấy rằng họ đang gặt hái những lợi ích của những khoản đầu tư lớn trong nhiều thập niên qua. Vì vậy điều chính yếu khiến tôi ngạc nhiên về bản phúc trình là sự tự tin đã được tỏ lộ một cách xuyên suốt trong toàn bộ văn kiện này."

Trung Quốc đã công bố tổng cộng 7 cuốn sách trắng về quốc phòng kể từ năm 1998. 

Trong phúc trình mới nhất này, Bắc Kinh đã tìm cách giúp cho các nước khác hiểu biết nhiều hơn về lực lượng vũ trang của nước họ. Văn kiện này cũng đặt trọng tâm vào việc trình bày vấn đề là Trung Quốc mỗi ngày một phải đương đầu nhiều hơn với một loạt những thách thức về an ninh mà họ mô tả là “đa dạng và phức tạp.”

Ông Dean Cheng, một chuyên gia về an ninh Á châu của Quỹ Heritage ở Washington, nói rằng bạch thư quốc phòng năm nay của Trung Quốc nói tới các biện pháp xây dựng lòng tin và những hoạt động đối ngoại của quân đội.

Ông cho biết thêm rằng đây là lần đầu tiên Trung Quốc nói rõ về thứ tự ưu tiên trong việc mua sắm và chế tạo các loại trang thiết bị của các quân binh chủng.

Ông nói: "Tuy họ không đi sâu vào các chi tiết cụ thể, nhưng văn kiện này cho chúng ta thấy được một cách khái quát về những gì mà Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc định làm. Và họ nói rất rõ về sự kiện là công cuộc tăng cường quân lực của họ chưa tới hồi kết và đây là một nỗ lực đang tiếp diễn."

Hồi tháng trước, Trung Quốc loan báo ngân sách quốc phòng của họ trong năm nay sẽ tăng 13%, lên tới hơn 91 tỉ đô la. 

Trung Quốc giải thích rằng họ gia tăng chi tiêu quân sự để hiện đại hóa quân đội và các kế hoạch của họ không đe dọa tới bất kỳ quốc gia nào. Họ cũng nói rằng ngân sách quốc phòng của họ còn thấp hơn của Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, điều khiến cho các nhà phân tích và các chính phủ trên thế giới lo ngại không phải là Trung Quốc chi tiêu bao nhiêu tiền bạc cho Quân đội Giải phóng Nhân dân mà là mục tiêu của việc này là gì. 

Ông Abe Denmark nhận định về vấn đề này: "Trung Quốc đang xây dựng một khả năng quân sự rất đáng kể, và họ có quyền làm như vậy. Bắc Kinh có thể chọn lựa đầu tư tiền bạc của họ vào bất kỳ chuyện gì mà họ muốn, kể cả đầu tư cho Giải phóng quân. Vấn đề không phải là Trung Quốc có trở thành một đại cường quân sự hay không mà vấn đề là họ sẽ sử dụng sức mạnh quân sự đó như thế nào."

Ông Abe Denmark cho hay có một sự việc tích cực là Trung Quốc mới đây đã phái một khu trục hạm 6.000 tấn đến vùng biển ngoài khơi Libya để trợ giúp cho các hoạt động nhân đạo ở đó. 

Tuy nhiên, cách hành sử của Trung Quốc trong những năm gần đây ở biển Nam Trung Hoa mà Việt Nam gọi là Biển Đông và ở các vùng biển dọc theo duyên hải Trung Quốc đã gây ra những mối lo ngại cho các nước trong khu vực và Hoa Kỳ. 

Ông Gabe Collins, người đồng sáng lập một trang web phân tích có tên là China SignPost, nói rằng một trong những điểm then chốt không thấy xuất hiện trong tất cả các cuốn sách trắng quốc phòng của Trung Quốc là những thông tin về năng lực.

Ông nói: "Nếu quí vị nhìn vào phúc trình của quân đội của những nước khác, như các phúc trình của Mỹ - phúc trình về cuộc duyệt xét tình trạng phân bổ lực lượng hạt nhân hay phúc trình về duyệt xét quốc phòng 4 năm một lần, quí vị sẽ thấy trong đó chẳng những có phần trình bày về một số các kế hoạch chiến lược và mục tiêu chiến lược mà còn có phần nói tới những năng lực cụ thể."

Ông Dean Cheng, chuyên gia phân tích an ninh Á châu, tán đồng nhận định vừa kể. Ông cho biết điều làm cho ông cảm thấy thú vị nhất trong bạch thư quốc phòng năm nay của Trung Quốc là những thông tin mà văn kiện này không hề đề cập tới.

Ông nói: "Chẳng hạn như họ không đề cập gì tới vấn đề biển Nam Trung hoa. Vấn đề này là một vấn đề lớn gây ra nhiều mối quan tâm và là một nguồn gây xích mích trong mối quan hệ Mỹ-Trung. Thế mà không hề có dấu hiệu nào cho thấy vấn đề này nằm ở đâu trong khái niệm của Trung Quốc về các hoạt động quân sự. Họ cũng chẳng đề cập gì nhiều tới vấn đề chiến tranh trên mạng và chỉ nói sơ qua về vấn đề không gian."

Ông Abe Denmark cho rằng việc tiết lộ thêm thông tin về năng lực quân sự của Trung Quốc sẽ có ích cho việc xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau.

Ông nói tiếp: "Tôi nghĩ rằng nếu có được sự trình bày nhiều hơn về một số những khả năng mới của Trung Quốc, đặc biệt là trong lãnh vực không gian, và về những hệ thống có thể ngăn chận sự tiếp cận của địch thủ -- những thứ như hệ thống phi đạn đạn đạo chống chiến hạm, thì phúc trình này sẽ có giá trị nhiều hơn trong việc xây dựng lòng tin."

Nhà phân tích Abe Denmark cho biết ông không ngạc nhiên khi thấy bạch thư quốc phòng Trung Quốc không đề cập tới những vấn đề gây tranh cãi vì Bắc Kinh không tin rằng sự minh bạch về vấn đề quân sự là phù hợp với quyền lợi của họ. 

Theo ông Denmark, sách trắng quốc phòng của Trung Quốc là một văn kiện phục vụ cho mục tiêu ngoại giao dân gian và tránh né những vấn đề có thể làm cho người khác nghĩ rằng Trung Quốc là nước có thái độ hung hãn.

Ý kiến (10)

Thứ Bảy, 16 tháng 4 2011Tom (USA)
Tai sao phai dung chu (bien Nam Trung Hoa) ? moi nguoi khong hieu duoc Bien Dong ha???? day la tieng Viet ? bao nhieu nguoi hieu bien Nam Trung Hoa? bao nhieu nguoi hieu Bien Dong? toi yeu cau VOA dung Bien Dong... toi khong phan doi dung bien Nam Trung Hoa o co nhon ngu khac.
Thứ Bảy, 16 tháng 4 2011Ong thợ (Vn)
Nhìn lại thế giới sử những quốc gia bộc phát trổi dậy đặc biệt thường hay sinh những chủ nghĩa tự hào dân tộc rất dễ gây nên thế giới chiến tranh nhưng chưa quốc gia nào chinh phục được thế giới và không chừng phải khép mình để phải khởi sự lại từ đầu gần đây nhất là Đức quốc và Nhật bản...
Thứ Bảy, 16 tháng 4 2011Vượn người Ba Đình
Hoa kỳ nên cho Nhật phát triển quân đội , cố gắng liên minh quân sự chặt chẻ với Việt nam và các nước Đông nam Á..hầu phòng ngừa sự tham vọng bành trướng cướp biển của bọn Tàu ,khi đụng trận có các nước này đóng góp vật chất cũng như nhân lực giúp Mỹ một tay....thế giới này nếu không có Mỹ thằng Tàu làm loạn.....
Thứ Bảy, 16 tháng 4 2011Hay nhin thuc te
Dung nghe nhung gi trung quoc noi .nhung hay nhin nhung gi ho lam.loi noi cua ho chang the tin duoc .dung la 1 dang cuop ,luon gay khung hoang cho cac nuoc
Thứ Bảy, 16 tháng 4 2011Dân Chài (Lý Sơn)
Ngân sách quốc phòng TQ chỉ bằng 1/5 của Mỹ thôi,có điều hải quân Mỹ là cảnh sát biển quốc tế trong khi hải quân TQ là cướp biển ở biển Đông, hành hạ ngư phủ VN và làm phiền thợ dầu khí Phi luật Tân.
Thứ Bảy, 16 tháng 4 2011Hoa binh thinh vuong
Hoa binh chi co the co .khi co duoc su tu trong va nen cong bang bac ai .
Thứ Bảy, 16 tháng 4 2011Hoa binh thinh vuong
Yeu cau the gioi hay tay chay thuc pham doc hai .truoc de giup cho suc khoe cua minh .sau do giup cho kinh te Trung quoc xuong doc .moi tranh khoi cuoc chien tham khoc co the xay ra .do long tham lam ,vo liem si cua trung quoc
Thứ Bảy, 16 tháng 4 2011
Muc tieu,hien dai hoa quan su cua Tau cong la BANH TRUONG.
Thứ Bảy, 16 tháng 4 2011
Vai thang TQ nay The gioi phai chia tra lai Tay tang,Man chau,Noi mong...No thon tinh cac nuoc nay ma The gioi khong hanh dong gi ca.TQ se la hiem hoa cho The gioi boi vi no muon tranh noi loan ben trong xu no.Dung buon ban nhap hang gi tu TQ.Bach thu cua no hoan toan la gia doi,xao,gian tra.
Thứ Bảy, 16 tháng 4 2011Bienxanh (Sacramento .usa)
Ong Denmark muon biet ro TQ se lam gi ,thi lam on ong hay sang VN ma hoc hoi nhung kinh Nghiem Xuong Mau ,ma VN da Trai qua , Ong chi giong nhu la''' Coi Ngua Xem Hoa ''. nhin be ngoai de danh gia , Thuc chat chang biet chut gi ve TQ , Cai gi TQ khong cong bo thi hay Coi chung , Cai gi TQ cong bo thi yen tam rang se chang bao gio xay ra . TQ thuong'' noi 1 dang lam 1 neo ''ai nghe theo loi ong nay lua giong cung mat het . Dung la '''Chien da '' Ban giay . ngay tho het biet.

Không có nhận xét nào: