Tài Sản Của Những Nhà Độc Tài, Độc Tài Á-rập và Độc Tài Cộng Sản Ở Hà Nội
Chuyện cách mạng xảy ra từ tháng 1/2011 ở các nước á-rặp đã được nhiều báo chí tường thuật, phân tích và cả những nhà báo việt nam đã không bỏ lở cơ hội kéo về cho trường hợp Việt nam với hi vọng lớn Việt nam nay mai đây cũng sẽ xảy ra như vậy. Nay Cỏ May chỉ lược thuật, theo thiên điều tra của 2 nhà báo Thierry Fabre và Gaelle Macke của tuần báo kinh tế tài chánh pháp, Challenge (Paris,15/03/2011), những khối tài sản kết sù của các nhà độc tài kiếm được do cướp trắng trợn ở nhân dân suốt thời gian dài cầm quyền
. Cách ăn cướp của những nhà độc tài xứ Á-rập lại hoàn toàn không khác chút nào với đảng cộng sản hà nội. Phải chăng vì cùng độc tài, cùng tham những, nên họ giống nhau tuy khác nhau về chủng tộc và văn hóa ?Khi những nhà độc tài bị dân chúng hạ bệ, tài sản của họ cất dấu ở ngân hàng ngoại quốc sẽ lập tức được hoàn trả lại cho quốc gia hay không ?
Tài sản của Nông Đức Mạnh và Nguyễn Tấn Dũng
Phải chăng các nhà độc tài, độc tài cá nhân, gia đình hay cộng sản, đều giàu có hằng tỉ đô-la . Điều này gần như trở thành qui luật chung .
Theo «Dân Làm Báo» trích dẩn nguồn tin của Wikileaks được tiết lộ ở Na-uy thì đương kim Thủ tướng ở Hà nội, Nguyễn Tấn Dũng, được Bắc kinh trả cho 150 triệu đô-la và Nông Đức Mạnh, cựu Tổng Bí thư đảng cộng sản hà nội, 300 triệu đô-la chỉ trong vụ bán quyền khai thác bốc-xít ở cao nguyên Việt nam cho Tàu . Đây là con số được ghi nhận . Còn những phần khác chưa bị tiết lộ là bao nhiêu ? Riêng với Dũng, chắc chắn Dũng không chỉ có 150 triêu đô-la trong lúc Dũng nắm quyền trong Chánh phủ lâu, từ Thông đốc ngân hàng, Thứ trưởng, Phó Thủ tướng, rồi 2 nhiệm kỳ Thủ tướng . Hơn nữa Dũng trông có vẻ lanh lợi, khôn ngoan hơn tên Mạnh gốc thiểu số nhiều .
Nhưng nếu không nhờ làm cộng sản, thì thử hỏi hai tên i tờ Dũng và Mạnh có làm việc suốt đời cũng chưa kiếm được tới vài chục ngàn đô-la. Cứ lấy lương Ủy viên Chánh trị Bộ của hai tên này thì bao giờ mới có được vài chục ngàn đô-la.
Vẫn theo tiết lộ của nguồn Wikileaks, tiền của Nông Đức Mạnh được đem gởi ở ngân hàng thụy sĩ và Cayman Island . Còn tiền của Nguyễn Tấn Dũng chưa nghe nói đã tẩu táng ở đâu . Có lẽ Dũng, khi cần, có cách tẩu táng khéo léo hơn Mạnh vì con gái Thanh Phượng của Dũng hiện là Giám đốc Đầu tư của «VN Holding Asset Managemen», Công ty tài chánh ở Sài gòn đang quản lý Quỉ VN Holding của các nhà đấu tư Thụy sĩ với qui mô 112, 5 triệu đô-la, (có quyền quan hệ đầu tư với nước ngoài) và còn là con dâu của một nhà kinh doanh ở Huê kỳ?
Thật ra phải nói là tài sản của những nhà lãnh đạo cộng sản ở Hà nội không thắm vào đâu so với những nhà độc tài Á-rập. Không phải vì thời gian nắm quyền ngắn hơn, mà vì tổng sản lượng quốc gia của Việt nam kém hơn các nước kia nhiều.
Tài sản của những nhà độc tài Á-rập
Những nhà lãnh đạo xứ Á-rập tích lủy tài sản cướp được của dân chúng suốt thời gian cầm quyền một cách kín đáo nên khó thu hồi khi họ bị dân chúng hạ bệ.
Đại tá Kadhafi của Lybie, suốt 42 năm nắm quyền, đã tích lủy được từ 20 tới 40 tỉ đô-la, chia cho 7 người con trai và người con gái. Nưng con số này mới chỉ là ước tính của những người hiểu chuyện. Con số chính xác vẫn còn trong vòng bí mật.
Cách làm giàu của những nhà độc tài cộng sản, như ở Hà nội, hay không cộng sản, như ở Á-rặp, đều có điểm chung là xem tài sản quốc gia là tài sản riêng của mình . Bởi không hề có sự phân biệt tách bạch giữa quyền lợi công và tư vì chế độ độc tài là phi luật pháp và phi đạo đức. Đảng cộng sản ở Hà nội biển thủ của cải của nhân dân để giử làm tài chánh riêng của đảng, nuôi dưởng bộ máy đảng để đàn áp nhân dân lương thiện, tiếp tục cướp của nhân dân, duy trì quyền lực cho đảng . Ngoài ra còn cách kinh tài riêng của đảng để làm giàu cho đảng viên đang lãnh đạo các cấp . Tất cả những điều mờ ám này đều không đưọc bất kỳ cơ quan nào kiểm soát, kể cả Quốc Hội mang danh nghĩa là cơ quan quyền lực cao nhứt nước . Các nước độc tài như Lybie và Việt nam, về mặt chính thống, hoàn toàn không phải là Nhà nước, tức một Quốc gia thật sự nên Ngân hàng Trung ương chỉ là tấm bình phong giử vai trò tài chánh bất lương cho nhà cầm quyền mà thôi . Ở các nước có dầu hỏa, như Lybie và Việt nam, phe cánh cầm quyền tận dụng việc khai thác dầu hỏa để làm giàu . Lybie là quốc gia xuất cảng dầu hỏa lớn qua trung gian Công ty quốc doanh đặt ở Hòa-lan . Hằng năm thu về cho Lybie 100 tỉ đô-la . Hai con trai Mohamed và Saif al-Islam nắm giử tất cả các nghiệp vụ quan trọng như năng lượng, phân phối, viêãn thông, … Riêng Gadhafi làm chủ một tổ chức tài chánh hùng hậu « Lyban Investment Authority » nắm giử 20 tỉ đô-la tiền mặt, có những phần hùng trong UniCredit ở Turin, Ý .
Còn nhà độc tài của xứ Tunisie, Ben Ali ? Hôm 19/02, Ủy Ban Quốc gia Điều tra Tham nhũng đã kiểm kê lâu đài của Tổng thống Ben Ali và phu nhân Trabelsi phát hiện đàng sau thư viện ngụy trang là hai cái tủ vĩ đại chứa đựng đầy ấp những xấp giấy bạc, loại giấy lớn, đô-la, di-na (tiền bản xứ) và euros. Trong những tủ khác là bảo vật như ngọc trai, kim cương, đồng hồ loại đắc tiền của thụy sĩ . Đây là phần nổi của tảng băn tài sản kết sù của cánh Ben Ali . Còn những chương mục bí mật ở ngân hàng thụy sĩ, Pháp và Vùng Vịnh, nhà cửa ở Paris, ở Anh và Canada .
Biển thủ kinh tế quốc gia
Phần lớn tài sản của Ben Ali kiếm được trong 23 năm cầm quyền ước tính lên tới 5 tỉ đô-la do lợi nhuận từ những phần hùn giá rẻ trong các xí nghiệp, hoặc có phần vốn mà khỏi bỏ tiền ra trong các chi nhánh của xí nghiệp lớn ngoại quốc .
Nhiều nhà độc tài khác quỉ quyệt hơn . Họ cất dấu tiền bạc dưới tên giả hay công ty tài chánh ma . T.T. Moubarak sau 30 năm cầm quyền biển lận được từ 40 tới 70 tỉ đô-la . Moubarak có lẽ đã lợi dụng được, trong những năm 1980, địa vị trong Bộ quốc phòng để lấy huê hồng các hợp đồng mua bán vũ khí . Hai con trai của ông, Alae và Gamal, mua với giá rẻ mạc, đất thuộc Bộ Quốc phòng đem bán lại cho những xí nghiệp ngoại quốc hoặc công ty xây cất với giá đắt theo thị trường . Còn tiền bạc nằm trong vốn đầu tư của các xí nghiệp là bao nhiêu, rất khó biết được . Nhứt là vốn đầu tư trong các xí nghiệp ngoại quốc ở Vùng Vịnh và Huê-kỳ . Ngoài ra gia đình của Moubarak còn làm chủ nhiều nhà cửa ở Paris, Francfort, Madrid, Los Angeles, NY và Dubai. Rất khó biết được chính xác tài sản của cánh Moubarak . Như Gamal, con trai của ông, làm chủ một bất động sản huy hoàng và đồ sộ tại khu phố sang trọng Knightsbridge của Luân đôn dưới tên một Công ty Panama .
Những nhà độc tài Á-rập làm giàu phụ thuộc vào lợi tức quốc gia . Nếu xứ sở không có nguồn tài nguyên khoáng sản thì họ soay sở trên tài chánh, kiếm phần «hùn miệng» trong các xí nghiệp lớn hoặc trích ngang huê hồng trong các nguồn tài chánh lớn quốc gia . Nếu quốc gia có dầu hỏa, thì nhà độc tài trích lấy phần của mình trên tiền bán dầu hỏa . Họ thích giử tiền bạc hơn bất động sản vì dể cất giử .
Các nhà lãnh đạo Á-rập đều bị phong trào quần chúng lần lược điểm mặt. Tổng thống xứ Algérie, Bouteflika, đang tại vị cũng bị đường phố phê phán, chống đối . Chánh thức thì ông Bouteflika chỉ có 2 căn nhà ở Alger . Nhưng theo những người chống đối, Bouteflika đã cùng với các tướng lãnh biển thủ hàng ba mươi tỉ đô-la đem cất dấu ở ngân hàng tại Brésil .
Trước tình hình hung hản của phong trào quần chúng chống đối, những nhà độc tài Vùng Vịnh, từ Barhein tới Omar, nhờ dầu hỏa mà giàu có, đều lo sợ . Nhà vua xứ Koweit vội đem tiền bạc ra phân phối cho dân , mỗi người được 3600 đô-la . Vua Abdallah xứ Arabie Saoudite khẩn cấp cho xuất ra 35 tỉ đô-la trợ cấp, …
Ngọn gió cách mạng chống độc tài đang thổi tới những nước quân chủ hồi giáo tương đối ổn định . Vua xứ Jordanie Abdalla II bị phê phán để cho hoàng hậu Rania và gia đình sống quá xa hoa . Vua ma-rốc Mohamed VI bị dân chúng chỉ trích lo làm áp-phe vì ông, qua Công ty tài chánh Siger, tham gia khai thác khoáng sản, kỷ nghệ thực phẩm, viển thông, phân phối, chỉ sợi,… Trong vòng 11 năm, Mohamed đã thủ đắc được khối tài sản lớn gắp 4 lần, lên tới hơn 2, 5 tỉ đô-la .
Các nhà lãnh đạo độc tài hồi giáo những nước thuộc vùng Địa-trung-hải bị dân chúng nổi lên chống đối. Dân chúng chống đối vì khao khát tự do. Nhưng họ còn chống đối quyết liệt vì những người cầm quyền, đều không do họ chọn lựa thật sự, ăn cướp của nhân dân, biển lận tài sản quốc gia làm cho đất nước không kịp phát triển được . Ở đây dân chúng có tới từ 10 % – 40 % sống dưới 2 đô-la / ngày . Một thứ bất hạnh triền miên . Theo kinh tế gia huê-kỳ, ông Raymond Baker, mỗi năm có từ 20 tới 40 tỉ đô-la của các nhà độc tài xứ kém phát triển cướp được dưới hình thức tham nhũng đem gởi ở các nước phát triển tây phương . Theo một Tổ chức theo dõi tham nhũng (CCFD-Terre Solidaire) làm thống kê tài sản của ba mươi nhà độc tài thì có từ 105 tới 180 tỉ đô-la được chủ nhân cất dấu kín đáo .
Đối phó thế nào đây ?
Biết được tài sản bất chánh của những nhà độc tài, dân chúng nạn nhân sẽ sử lý như thế nào đây ? Khi họ còn giử được chánh quyền thì họ vẫn ăn ngủ bình yên . Khi họ bị dân chúng hạ bệ, họ vẫn giử được một phần tài sản quan trọng để có thể sống huy hoàng cho cả gia đình mản đời . Ngày nay, chỉ cần một cái « clic » thì khối tài sản sẽ được chuyển tới một nơi an toàn trên thế giới – những thiên đàng tài chánh (les paradis fiscaux) .
Việc hoàn trả tài sản đen này cho quốc gia sở hữu đòi hỏi nhiều thời gian và thủ tục cam go, phức tạp . Có khi kéo dài tới hơn mươi năm .
Gần đây chỉ mới có Thụy sĩ vì muốn trang điểm lại bộ mặt, tạo vẻ trong sáng với thế giới nên hoàn trả lại cho quốc gia sở hữu số tài sản cất giử trong ngân hàng thụy sĩ . Hôm 14/01, Ben Ali bỏ trốn, thì ngày 19/01, tiền bạc của phe cánh Ben Ali liền bị phong tỏa . Ngày 11/02, Thụy sĩ phong tỏa tiền bạc của Moubarak liền khi Moubarak thoái vị . Tiếp theo, ngày 24/02, tài sản của Kadhafi và phe cánh cũng bị phong tỏa .
Pháp và Liên Hiệp Âu châu vẫn là những người theo chậm việc làm của Thụy sĩ .
Phong tỏa tài sản của những nhà độc tài ở ngân hàng là việc làm hay . Nhưng tài sản này sẽ được hoàn trả trọn vẹn cho quốc gia sở hữu chủ hay không ? Cho tới nay vẫn chưa có gì chắc chắn cho lắm . Theo bản báo cáo của ông Jean Merckaert gởi cho Tổ chức CCFD thì chỉ có 1% tới 4 % của tổng số tài sản cất dấu ở ngân hàng thụy sĩ được trả lại cho dân bị những nhà độc tài cướp giựt mà thôi.
Ngoài sự thiếu tinh thần muốn hoàn trả, thủ tục rất nhiêu khê . T.T. Mobutu đã ăn cướp của dân Zaire trong những cầm quyền từ năm 56 – 97 một số tiền bạc khổng lồ. Sau 12 năm thủ tục, tháng mười năm rồi, Thụy sĩ trả lại cho những người thừa hưởng tài sản của T.T.Mobutu 7, 7 tỉ quan thụy sĩ . Không biết số tiền của Mobutu gởi là bao nhiêu .
Cũng trong chìu hướng muốn không còn mang tiếng là quốc gia đón nhận và cất giử tài sản của những hun thần, Thụy sĩ vừa hoàn trả 1, 6 tỉ đô-la tiền của Marcos cho Phi-luật-tân, hoàn trả tiền của Salines cho Mễ-tây-cơ hay hoàn trả tiền của Dos Santos cho Angola.
Trong vụ Abacha, một ông Tướng của quân đội Niger biển thủ từ 2 tới 6 tỉ đô-la đem gởi ngân hàng thụy sĩ . Nhờ sự tranh tụng bền bĩ của luật sư mà Thụy sĩ đã trả lại Chánh quyền Nigeria 1, 3 tỉ đô-la .
Nhưng ở các nước khác như Lục-xăm-bảo, Anh hoặc Jersey, tiền của các nhà độc tài cướp được đem gởi vẫn chưa được hoàn trả cho sơ hữu chủ hợp pháp sau khi nhà độc tài bị hạ bệ .
Pháp là nước trên giấy tờ nói nhiều và nói lớn chống những nhà độc tài tham nhũng, tham gia sớm hơn hết những Công ước quốc tế chống tham nhũng. Nhưng trên thực tế, Pháp vẫn là quốc gia bất động trong vấn đề này . Trong 20 năm qua, Pháp chưa giao trả cho ai một khoản tiền nào cất giử ở Pháp, ngoại trừ chiếc du thuyền của Sadam Hussein. Pháp còn gây bế tắc những thủ tục đòi tiền nữa .
Có lẽ đây là tin mừng cho đảng cộng sản hà nội . Họ sẽ đua nhau đem tiền qua gởi ngân hàng của Pháp . Nhưng hảy coi chừng liệu có lấy lại được không ?
Xưa nay của cướp giựt mà có, thường không ở với chủ bất lương .
Nguyễn thị Cỏ May
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét