Thay đổi, Hoàn toàn thay đổi
Có một điều, không một người Việt nam nào không biết, không một người Việt Nam nào không nói đến. Người biết chuyện thì không phân biệt nam nữ. Tuổi dù mới lên 5, 7 cho đến sắp xuống lỗ đều biết. Người nói thì chẳng trừ ai. Họ nói ở mọi nơi, mọi lúc. Nói ở đầu đường, góc chợ. Nói ở trong nhà thờ, nhà Chùa, hội trường, phòng làm việc, trường học.
Lúc nói ở trong nhà, khi ở giữa đường phố. Lại khi ở trong ghe, trên bến. Thậm chí noí đến khi nằm ở trên giường, bàn ăn, cuộc trà, chén rượu. Lúc to như lệnh vỡ, lúc nhỏ như nước rì rào. Lúc mặt đỏ gay, lúc trắng bệch. Qủa là không có một nơi chốn nào mà người ta không nói đến câu chuyện này. Chuyện gì mà ghê gớm thế chứ?Chuyện Đoàn Kết!
Rồi từ câu chuyện Đoàn Kết, người ta nói nhiều đến các đoàn thể, đảng phái tổ chức chính trị, xã hội, cộng đồng, đất nước, tôn giáo. Xem ra trong các câu chuyện ấy, các cá nhân, từ lãnh đạo đất nước đến các tỗ chức, đoàn thể, đảng phái, tôn giáo đều hăng hái hô hào đoàn kết, thúc dục mọi ngưoì đoàn kết để tạo nên một sức mạnh tổng lực cho đất nước.
Kết qủa, Đoàn kết không thấy, nhưng có khi nhiều cá nhân, tổ chức đứng ra hô hào Đoàn Kết lại lãnh búa rìu của mọi giới. Và bi thảm hơn, nhiều ngưòi trong số này bị coi là “ tai họa” cho tập thể hơn là một “điều phúc” cho đất nưóc và dân tộc Việt Nam.
Tại sao lại có quá nhiều nghịch lý như thế? Câu trả lời có thể gần đúng là. Tại vì tất cả mọi ngưòi đều nóng lòng muốn nhìn thấy có sự đổi thay cho tương lai của đất nước. Nói trắng ra là mọi ngưòi đều muốn tiêu diệt, giải trừ chế độ cộng sản vô đạo ra khỏi vận mệnh của Việt Nam . Nhưng chỉ thấy “ông nói gà, bà bảo vịt”, nghi ngờ nhau, nên hiện tượng đổ lỗi và lên án nhau là kết qủa tất yếu.
- Chuyện “lên án”, hay “đổ lỗi” cho họ có oan lắm hay không?
Thật là khó quyết đoán. Bởi lẽ, đôi khi người ra lời ta thán, hay ngoảnh mặt trước việc chung, lại có thể thông cảm được. Lý do, họ thường là nhũng cấp thừa hành nhỏ hay chỉ là ngưòì dân. Một thành phần gánh chịu nhiều thiệt thòi nhất trong tất cả mọi chương trình, hay vận hạn của đất nước. Hưởng lộc ân thì ít, trần lưng ra gánh vác việc chung thì nhiều, nhưng sau công tác thì như chanh bị vắt vỏ. Theo đó, không nên vội kết luận tất cả những người “ta thán” kia là những người phá hoại tình Đoàn Kết quốc gia. Trừ ra những chuyên viên tập kích, những đại nhân bất mãn, những kẻ mang ảo giác chính trị, từ tổ chức này nhắm tổ chức kia thì không kể! Riêng về phía những người nhận lời “kết án”, bị dư luận coi là phá hoại, hủy hoại tinh thần nhân bản, đoàn kết dân tộc Việt Nam thì lẽ dĩ nhiên, cũng có trường hợp bị oan. Nhưng có những kẻ chẳng oan một tý nào! Thí dụ như:
Gần đây có vài luận cứ cho rằng thời Đệ Nhất Cộng Hòa, TT Diệm đã dùng Dụ số 10 như là một cứ điểm để dành ưu đãi cho người công giáo và nó trở thành một trong những nguyên nhân làm bùng nổ cuộc tranh đấu của Phật Giáo, chống lại cuộc đàn áp Phật giáo của thời Đệ Nhất Cộng Hòa thì xem ra có thể là không ngay thẳng cho lắm, và có thể oan cho TT Diệm. Lý do, những sự kiện của lịch sử vẫn chưa hoàn toàn sáng tỏ. Đặc biệt nếu nhìn vào những tài liệu được đưa ra trước công luận, nhìn hậu qủa tang thương mà người Việt Nam phải gánh chịu từ sau ngày đó. Nhất là sau 30-4-1975, càng lúc càng có nhiều người tin rằng TT Diệm bị chết oan ức và lịch sử rồi ra sẽ trả lại công bằng cho ông?
Tuy nhiên, ngay khi lịch sử chưa trả lại công bằng cho ông, những dư luận búa rìu nhắm vào những kẻ chủ mưu, nhận 3 triệu đồng bạc Việt Nam lúc bấy giờ từ tay Lucien để làm cuộc đảo chánh, giết chết nền đệ nhất cộng hòa, cùng với TT Diệm và bào đệ của ông là Ngô đình Nhu thì khéo mà khó minh oan cho cái hành động “ nhận tiền giết chủ”, và cũng khó mà gột rửa được cái thành tích lẫy lừng của “những tên ác ôn côn đồ” (lời TT Jonhson, phía bỏ ra 3 triệu) đã dành tặng cho các cá nhân trong vụ sát nhân này.
Kế đến là bọn bôn sê vich Hồ chí Minh, Phạm văn Đồng, Đặng xuân Khu…. Hay những tay cai thầu trong hàng ngũ lãnh đạo của tập đoàn cộng sản hôm nay. Hoặc gỉa, xa xưa thì có Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức thì xem ra không còn cách nào chạy tội trước lịch sử như là những kẻ hung tàn vì đã giết hại hàng trăm ngàn, hàng triệu, đồng bào Việt Nam chỉ vì cái mộng quyền lực của cá nhân, gia đình hay đảng phái của mình. Ấy là chưa kể đến cái tội bán nước với những văn bản còn được lưu ký. (tôi sẽ trở lại từng trường hợp sau)
Chỉ nhìn qua vài sự việc này, ai cũng biết, những vụ “lời qua tiếng lại” kia là một trong những nguyên nhân chính yếu đưa đến việc khó tạo Đoàn Kết, khó ngồi lại với nhau. Tệ hơn thế, nó vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại, nếu như không muốn nói là đôi khi vẫn còn có những cơn cuồng nộ, làm rách toác cả tinh thần Quốc Gia Dân Tộc ra làm nhiều mảnh vụn do những cá nhân mang ảo giác chính trị gây ra. ( kể cả trước 30-4-75), đã là một thảm họa cho dân tộc. Nếu như câu chuyện ấy không ngừng lại, làm sao chúng ta có thể nói đến chữ Đoàn Kết? Làm sao có thể nói đến việc tiêu diệt hoặc giải trừ cộng sản, thần phù hại dân hại nước? Làm sao có thể xây dựng lại một đất nước, vốn dĩ đã có qua nhiều tang thương, để tiến lên cuộc ổn định lâu dài?
Như thế, không phải cứ nói, cứ hô hào đoàn kết là có đoàn kết. Trái lại, càng nói nhiều càng thêm mất đoàn kết! Bởi lẽ, chúng ta không tìm ra cái nguyên do chung. Mỗi ngưòi nhìn theo cái nhìn của mình, nói theo cái nhìn của mình thì quả, mỗi ngươi sẽ là một viên sỏi thật tròn, thật đẹp nằm bên nhau, nhưng không bao giờ có thể thành một bức tường ngăn chặn được sự gian trá càng lúc càng lan tràn. Sỏi, đá, không khả dĩ thành những bức tường bảo vệ non sông thì cũng như không? Ấy là chưa kể đến trường hợp, nói theo cách nhìn của mình, làm theo cách nhìn cục bộ của mình, nhiều khi lại có khả năng trở thành những kẻ phá hoại!
Nói như thế không có nghĩa là bắt mọi ngưòi phải có cái nhìn của mình, nói ra cái mình nhìn. Nhưng đòi buộc chúng ta cần phải có một cái nhìn trong tinh thần trách nhệm, ngõ hầu, tạo ra sự cân bằng về người, về lịch sử. Từ đó khả dĩ thay đổi cách suy nghĩ. Có thay đổi được cách suy nghĩ mới khả dĩ thay đổi được hành động. Có thay đổi được hành động, mới khả dĩ thay đổi được tương lai của đất nước. Nói cách khác, muốn có đưọc sự đoàn kết quốc dân. Trước hết chúng ta phải tìm ra được những nguyên nhân sâu sắc tạo ra khác biệt trong ý nghĩ của từng cá nhân, của mỗi tập thế sống trong tập thể của ngưòi Việt Nam . Có làm được điều đó chúng ta mời khả dĩ đi xa hơn.
Có hai kinh nghiệm của lịch sử cho thấy rằng: Thời gian sẽ tẩy đi những ảo giác. Nhưng thời gian lại xây dựng nên một hình ảnh tốt đẹp hơn.
1. Cuộc lưu đày của ngưòi Do Thái trên xa mạc kéo dài khoảng 40 năm. Người được Giavê đích thân gọi tên, đưa dân ra khỏi Ai Cập là Moises, lại không phải là người dẫn dân tộc Do Thái vào đất hứa. Nếu lịch sử là một cuộc tái diễn không ngừng. Câu chuyện ấy cũng sẽ trùng hợp với giống dân Việt bị lưu đày của ngày hôm nay. Theo đó, người có khả năng đưa dân Việt trở về sau 40 năm lưu đày hẳn nhiên không phải là những người mang ảo giác chính trị xưa và nay. Nhưng là những nhân tài trẻ được nuôi dưỡng bằng ý chí và sức mạnh thật sự của dòng giống Việt và được hấp thụ một nền giáo dục nhân bản của xã hội.( nguyên tắc thời gian)
2. Cuộc nội chiến nước Mỹ đã để lại một kinh nghiệm qúy báu cho việc đoàn kết của quốc gia Hoa Kỳ sau khi các nguyên nhân tạo ra cuộc chiến đã được giai quyết một cách hợp tình hợp lý về danh nghĩa, cũng như quyền lợi cho mọi phía. Hoa kỳ đã tạo ra dược sự đoàng kết quốc dân rất đáng nể vì, trân trọng.( nguyên tắc công bằng)
Theo đó, nếu chúng ta không tự khắc kỷ, nhận trách nhiệm, chấp nhận nguyên tắc công bằng, chúng ta không thể thay đổi được bất cứ một điều gì mới lạ. Vẫn chỉ là “ trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Mỗi nơi một vài cành lau phe phẩy. Hoặc gỉa, có chăng chỉ là những sôi nổi nhất thời, khó tạo ra được sự thay đổi trong ổn định lâu dài. Và sau triều sóng, biết đâu ta lại phải nhận một số phận bi thảm hơn.
I. Những nguyên nhân làm tan nát sự đoàn kết của dân tộc,
Theo tôi, it nhất, có bốn nguyên nhân chính đẫn đến sự việc khó tạo đoàn kết trong tập thể người Việt Nam .
1. Cuộc tàn sát, tắm máu người công giáo bởi những bàn tay bạo chúa Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.
2. Cuộc đô hộ của thực dân pháp.
3. Những ảo giác lãnh tụ trong và sau thời Cộng Hòa.
4. Chủ thuyết tam vô và bọn bônsevích Hồ chí Minh.
II. Làm sao để giải quyết triệt để các nguyên nhân này?
Rõ ràng , việc giải quyết triệt để ( phá bỏ đi) các nguyên nhân này trong cùng một khoảng thời gian là không dễ dàng gì, nếu như không muốn nói đó là chuyện không tưởng. Tuy nhiên, người ta cũng có thể tìm cách khắc phục lần hồi từng nguyên nhân một, theo một thứ tự ưu tiên, đảo ngược từ duới lên trên, để dần dần khôi phục lại niềm tin cho toàn dân. Từ đó, khả dĩ tạo nên công cuộc đoàn kết để đem đến những thay đổi cho đất nước bằng phương cách:
· Thay đổi cách nhìn/ cá nhân/ tập thể/ thời kỳ.
Tại sao phải thay đổi cách nhìn?
Tôi xin kể câu chuyện nhỏ thay cho câu trả lời.
Con đường từ nhà tôi đến sở làm. Sáng đi, chiều về. Tôi đi, về như thế cả ngàn lần trong mười năm qua. Tôi không cần nhìn thì cũng biết chỗ nào đến ngã tư lớn, ngã ba nhỏ. Chỗ đường quanh co, chật hẹp, khúc như xa lộ. Nơi này có đèn đỏ. Nơi khác có đặt máy chụp hình tốc độ. Ngã ba nào được phép quẹo trái khi có đèn đỏ (ở Hoa Kỳ và Âu Châu là quẹo phải?). Nơi có bảng chỉ dẫn, 70/km/giờ. Nơi tối đa 50km/giờ. Đơn giản hơn, tôi thuộc lòng cái con đường ấy như thuộc các đường chỉ tay trong lòng bàn tay của tôi.
Con đường tôi đã quen đi, về hơn mười năm, chẳng bao giờ gặp một trở ngại nào. Nhưng chiều nay, vừa mới quẹo trái được chừng 20 mét. Một ông cảnh sát như ở trên trời rớt xuống ngay trước mặt, ra dấu chỉ cho tôi dừng lại bên lề đường. Xe vừa dừng lại, một viên cảnh sát khác tiến đến, ra hiệu cho tôi quay kiếng xe xuống. Tôi lên tiếng trước:
- What’s up man? Có chuyện gì đây ông?
- Chào ngài, xin ngài cho tôi coi bằng lái xe!
Tôi giật mình, chẳng biết là có cuyện gì xảy ra. Trong lúc lấy bằng lái xe đưa cho cảnh sát. Tôi để ý thấy có vài cái xe khác cũng bị chặn lại giống như tôi. Vì chủ quan, tôi bấm bụng. Chắc là có chiến dịch kiểm tra nồng độ rượu bất thường chăng? Tôi bình thản ngồi chờ kiểm tra. Hơn thế, còn cười ruồi vì các quan làm phận sự đã chặn tôi không đúng lúc!
- Tôi báo cho ông biết là ông đã quẹo khi có đèn đỏ. Không dừng lại khi đèn đỏ, ông đã phạm luật.
- Ông nói cái g? ông có nhầm không? Ngã ba này cho phép quẹo trái khi đèn đỏ mà. Cái bảng còn kia, ông có nom thấy không?
- Có ông ạ. Tôi có nom thấy cái bảng ấy chứ. Nó đề chữ, “đi lề trái thì phải quẹo trái”!
Nghe thế, tôi tháo giây an toàn, tính bước ra khỏi xe và yêu cầu vị cảnh sát hãy cùng đi với tôi trở lại cái cột đèn kia. Bảo ông ấy mở mắt cho to ra mà nom cho rõ cái bảng rồi hãy phạt tôi. Tôi quẹo ở cái chỗ này có phải môt vài lần đâu. Hàng ngàn lần rồi ông biết chưa? Như đọc được ý tưởng của tôi. Viên cảnh sát điềm tĩnh bảo.
- Lát nữa ông trở lại mà đọc cũng chưa muộn. Vì nó đã đổi hai tuần trước rồi. Hôm nay là ngày đầu kiểm tra sau khi cái bảng có hiệu lực pháp lý.
Nói xong , viên cảnh sát trả bằng lái xe lại cho tôi. Rồi đưa cho tôi tờ giấy phạt. Trong đó ghi rõ số tiền và cách thức nộp phạt.
- Ông có thời hạn 14 ngày để trả tiền phạt. Hoặc ông có thể gởi trả cái giấy này về cho ty cảnh sát và ra tòa để khiếu nại về trường hợp bị phạt này. Ông có nghe rõ không? Tên của tôi cũng đã để ở đây. Ông có thể đọc trên áo của tôi để kiểm chứng.
Cái tai tôi lùng bùng khi nhìn rõ số tiền bị phạt là 243 đô và 3 điểm trong tờ giấy. Tôi không trả lời, giận giữ cầm tờ giấy phạt vất sang cái ghế ngồi bên cạnh. Viên cảnh sát như thông cảm được tâm trạng của tôi, ông ta tiếp:
- Buổi chiều, giờ tan sở, xe cộ nhiều lắm đấy. Ông chả nên giận mà mất khôn. Chúc ông về bằng an, nhớ lái xe cẩn thận đấy nhá…
Từng lời căn dặn đầy hảo ý của viên cảnh sát mà tôi lại cho rằng nó như những nhát búa đập vào đầu tôi. Tôi lái xe đi. Cơn giận không nguôi. Tôi quyết định tới đường kế, tôi sẽ vòng lại xem cái bảng chỉ dẫn “khốn nạn” nào mà nha lộ vận đã đặt thay thế cái bảng cũ để nó hại tôi. Khoảng 15 phút sau, tôi đứng dưới chân cái cột đèn ấy. Mắt nhìn như muốn rách toác ra khi đọc đi, đọc lại cái hàng chữ. “đi bên lề trái, phải quẹo trái” thay vì cái tấm bảng mà tôi đã thuộc lòng từ mười năm qua: “Được phép quẹo trái khi đèn đỏ”. Hỡi trời ơi, mắt với lại mũi. Cái bảng rõ ràng thế này mà dám quẹo khi đèn đỏ thì còn oan với ức nỗi gì! Đọc lại lần nữa, tôi đâm giận mấy thằng cha trong nha lộ vận. Lý do, cái tấm bảng mới nó có cùng màu, cùng kích thước, lại đặt đúng vào cái vị trí của cái bảng trước kia, chỉ có hàng chữ thay đổi thì bố ai để ý mà đọc hàng ngày cơ chứ! Tôi đạp cho cái cột một cái, rồi lê bàn chân ê ẩm trở lại xe. Về đến nhà, câu đầu tiên là dặn vợ con cẩn thận khi quẹo trái ở cái ngã ba ấy!
Đúng là câu chuyện nhớ đời. Nhớ vì ngày hôm sau, khi tôi vừa chạy tới là đèn đổi màu. Tôi dừng lại. Một bác tài, có lẽ cũng vào hàng ngốc như tôi. Thấy xe tôi dừng lại, đường phía trước lại vắng. Bác nóng mũi bóp còi inh ỏi. Ra cái điều ta đây rành rẽ, đi lại con đường này đã quen rồi. Cái bảng nó treo ở đó không thèm đọc cũng biết là cái bảng gì. Cứ đến nơi là đỏ hay xanh đều queọ trái tất tần tật. Hôm nay cũng không ngoại lệ, Bác bấm kèn xe, tôi vẫn lờ đi như không hay biết. Thấy vậy, bác giận qúa, lấy xe ra phía ngoài, chạy lên nằm song song với xe của tôi. Bác không quên nhấn kèn rồi đưa một ngón tay thối về phía tôi. Như đã hả dạ, bác phóng xe, quẹo trái khi đèn vẫn còn đỏ.
Thật là không may cho bác. Bác mới vượt qua đèn đỏ chưa qúa 20 mét thì có ông cớm chờ sẵn, ra hiệu cho bác tài dừng xe lại bên lề đường. Phần tôi, khi thấy đèn xanh, tôi từ từ quẹo trái. Tôi cố ý chạy chầm chậm để nhìn cho rõ nét mặt của bác tài xế vượt đèn đỏ xem dài ngắn thế nào. Khi thấy bác nhìn lên, tôi không quên mìm cười và vẫy vẫy bàn tay, như có ý chào bác ấy một cái rồi phóng xe đi. Thật khó tránh cho bác tài ấy một câu chửi thề trong bụng…
Thế đấy, không biết nhìn lại, ta mãi đi trong lầm lẫn!
Như thế, có thay đổi được cách nhìn, mới nhận ra những lầm lẫn của chính mình, hoặc là trách nhiệm của mình trong những sự kiện đem đên tang thương cho đất nước. Từ đó, cá nhân, tập thể, đảng phái, thay vì đứng lên hô hào đòan kết. Hãy đứng lên nhìn nhận trách nhiệm của mình ( kể cả đảng cộng sản đương quyền hiện nay nếu muốn quay về với dân tộc) với đất nước, với đồng bào. Rồi thay vào đó là một hành động thực tiễn cho cái nhìn của mình thì may ra mói có cơ hội cứu nguy cho đất nước. Không phải chỉ thoát vòng nô lệ của cộng sản, mà cứu đất nước ra khỏi cuộc đô hộ của Tàu cộng trong tương lai.
Tại sao phải nhận trách nhiệm và thay đổi hành động?
Khi nhắc đến hòa giải, ngưòi ta nói đến điều kiện của hòa giải là sự nhận trách nhiệm. Giống như câu chuyện nhìn ra lầm lỗi và làm hoà giữa vợ chồng. Có thế, cuộc chung sống mới khả dĩ vững bền. Ngoài ra, chuyện đoàn kết khéo mà cứ như mò kim đáy biển. Bởi vì, nó trước hết giết chết niềm hăng say hy vọng của tuổi trẻ, còn làm cho lòng người ly tán và sợ hai chữ đoàn kết. Theo đó:
- Muốn có một tương lai tốt đẹp cho quê hương Việt Nam .
- Muốn cho người dân Việt Nam có một đời sống trong an bình, hạnh phúc, ấm no trong tình ngưòi. Mọi ngưòi Việt Nam đang bước tới, không loại trừ ai, phải thực hiện được những điều kiện sau:
· *Thay đổi cách nhìn.
· *Thay đổi tư duy ( suy nghĩ)
· *Thay đổi hành động.
Đây là những điều kiện căn bản thiết thực. Không phải chỉ khả dĩ giúp vào công việc tạo ra đoàn kết quốc dân. Nhưng còn làm thay đổi tương lai đất nước. Hơn thế, có thể xây dựng lại một đất nước tốt đẹp hơn về mặt luân lý, đạo đức, gia đình và xã hội. Hoàn chỉnh hơn về phưong diện luật pháp, công lý. Đáng sống hơn về mặt kinh tế. Tiến bộ hơn về phương diện văn hóa, khoa học kỹ thuật. Tóm lại, có thể hoàn thành chủ đích mưu cầu chính trị an dân để nước có trình độ, dân có hạnh phúc, tạo cho Việt Nam một chỗ đứng sứng đáng trên trường quốc tế.
Nay Việt Nam đang đứng trước một ngã rẽ quan trọng, những người tuổi trẻ đang bưóc tới. Họ là những người khả dĩ đáp ứng được câu chuyện sau bốn mươi năm lưu đày, sau cuộc nội chiến. Có tài trí, có nhân tâm. Họ là những Dương Nguyệt Ánh, Lương xuân Việt, Lê thị công Nhân, Nguyễn văn Đài, Cù huy Hà Vũ… liệu những người mang ảo giáo chính trị có nhìn ra được những người tuổi trẻ đang vì nước mà thay đổi cái nhìn hay không? Hay lại lao đầu vào công tác ném bùn?
Bảo Giang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét