Các câu hỏi về trát bắt Gaddafi
Posted on 21/05/2011 by Doi Thoai
Andrew North
BBC News, Tripoli
Cập nhật: 15:05 GMT – thứ ba, 17 tháng 5, 2011
Tuyên bố của Công tố viên trưởng Tòa Hình sự Quốc tế (ICC), Luis Moreno-Ocampo, là ông đang tìm cách bắt giữ đại tá Gaddafi về các tội ác chiến tranh, được đưa ra vào thời điểm quan trọng.
Gần hai tháng sau khi Nato có chiến dịch đánh bom, cuộc xung đột đang bị nhiều nước coi là rơi vào thế bế tắc.
Một số bên hi vọng sự can thiệp pháp lý có thể giúp phá vỡ bế tắc này.
Tuy nhiên, chuyện này cũng kéo theo những cáo buộc rằng cộng đồng quốc tế đang theo đuổi công lý một cách có lựa chọn. Các nhà chỉ trích hỏi tại sao tòa Hình sự quốc tế không đưa ra các điều tra tương tự tại Syria, Bahrain hay Yemen, nơi các lực lượng chính phủ bị cáo buộc đã thực hiện tội ác rộng khắp.
Công tố viên người Argentina nói ông có bằng chứng từ các nhân chứng và tài liệu cho thấy đại tá Gaddafi “cá nhân đã ra lệnh các vụ tấn công nhắm vào các thường dân Libya”.
Ông này cũng tìm cách bắt giữ con trai của lãnh đạo Libya là Saif, và anh rể của anh ta, là lãnh đạo tình báo Abdullah Sanussi, về các cáo buộc tương tự.
Cô lập Gaddafi
Tuy nhiên, tác động chính trị của trường hợp này có thể có tầm quan trọng lớn hơn.
Các chính phủ phương Tây và lãnh đạo phe nổi dậy Libya mong rằng triển vọng bắt giữ sẽ càng làm cô lập thêm Gaddafi, thuyết phục thêm các ủng hộ viên của ông ta đào ngũ trước khi họ có thể cũng có tên trong danh sách của Tòa Hình sự Quốc tế.
Nếu ba thẩm phán từ tòa án có trụ sở tại La Haye chuẩn thuận trát bắt cho đại tá Gaddafi thì đây sẽ là lần thứ hai họ tham gia truy đuổi một nhân vật đứng đầu nhà nước.
Cách đây ba năm, họ phê chuẩn lệnh bắt Tổng thống Sudan, là Omar al-Bashir, về các cáo buộc diệt chủng liên quan đến Darfur.
Một số bên hi vọng sự can thiệp pháp lý có thể giúp phá vỡ bế tắc này.
Tuy nhiên, chuyện này cũng kéo theo những cáo buộc rằng cộng đồng quốc tế đang theo đuổi công lý một cách có lựa chọn. Các nhà chỉ trích hỏi tại sao tòa Hình sự quốc tế không đưa ra các điều tra tương tự tại Syria, Bahrain hay Yemen, nơi các lực lượng chính phủ bị cáo buộc đã thực hiện tội ác rộng khắp.
Công tố viên người Argentina nói ông có bằng chứng từ các nhân chứng và tài liệu cho thấy đại tá Gaddafi “cá nhân đã ra lệnh các vụ tấn công nhắm vào các thường dân Libya”.
Ông này cũng tìm cách bắt giữ con trai của lãnh đạo Libya là Saif, và anh rể của anh ta, là lãnh đạo tình báo Abdullah Sanussi, về các cáo buộc tương tự.
Cô lập Gaddafi
Tuy nhiên, tác động chính trị của trường hợp này có thể có tầm quan trọng lớn hơn.
Các chính phủ phương Tây và lãnh đạo phe nổi dậy Libya mong rằng triển vọng bắt giữ sẽ càng làm cô lập thêm Gaddafi, thuyết phục thêm các ủng hộ viên của ông ta đào ngũ trước khi họ có thể cũng có tên trong danh sách của Tòa Hình sự Quốc tế.
Nếu ba thẩm phán từ tòa án có trụ sở tại La Haye chuẩn thuận trát bắt cho đại tá Gaddafi thì đây sẽ là lần thứ hai họ tham gia truy đuổi một nhân vật đứng đầu nhà nước.
Cách đây ba năm, họ phê chuẩn lệnh bắt Tổng thống Sudan, là Omar al-Bashir, về các cáo buộc diệt chủng liên quan đến Darfur.
Tuy nhiên, do không có lực lượng cảnh sát của chính mình, tòa án đã không thể bắt giữ ông ta, và Tổng thống Bashir đã tìm cách đi tới một số quốc gia châu Phi vốn không công nhận ICC.
Điều tương tự có thể xảy ra đối với ông Gaddafi.
Các quan chức Libya bác bỏ tòa án này thậm chí từ trước khi công tố viên ICC tuyên bố tìm cách bắt giữ ông Gaddafi, nói rằng chuyện này là không thích hợp.
Họ mỉa mai tòa án là công cụ của châu Âu chỉ tìm cách theo đuổi các lãnh đạo và quan chức châu Phi.
Chuẩn mực nước đôi?
Đây là chỉ trích mà Tòa Hình sự Quốc tế trước đây đã từng phải đối mặt. Trang mạng của tòa cho thấy tất cả các trường hợp hiện nay của họ đều liên quan đến các nước châu Phi.
Trong khi hoan nghênh yêu cầu bắt giữ đại tá Gaddafi, nhóm vận động chiến dịch Amnesty International (Ân xá Quốc tế) nêu quan ngại về các chuẩn mực kép, kêu gọi thẳng thừng rằng cộng đồng quốc tế nên theo đuổi công lý ở những nơi khác nữa tại Trung Đông.
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc là nơi ban đầu đưa cuộc điều tra của ICC vào thực hiện. Tuy nhiên, họ không có điều tra tương tự tại Bahrain hay Syria, cho dù các chính phủ này cũng áp dụng chiến lược thô bạo khi đàn áp các cuộc nổi dậy.
Tuy nhiên, với Nato ngày càng đối diện với các câu hỏi về chiến dịch đánh bom, một số quan chức phương Tây hi vọng sự tham gia của Tòa Hình sự Quốc tế có thể giúp phá vỡ thế bế tắc trên thực địa hiện nay, cho dù ông Gaddafi có bị bắt hay bị đưa ra tòa án hay không.
Các quan chức Libya có thể lo ngại về tòa án này hơn so với bề ngoài mà họ thường ra vẻ.
Văn phòng công tố nói họ đã nhận được những lời kêu gọi từ các quan chức không nêu danh, đề nghị cung cấp bằng chứng cho cuộc điều tra – có thể là với hi vọng nhằm tránh cho chính bản thân bị điều tra hay chuẩn bị để chuyển sang phe đối lập.
Tuy nhiên, cũng có nhiều quan ngại là tòa án có thể làm phức tạp thêm vấn đề.
Nếu thế bế tắc hiện nay tiếp tục, cách giải quyết bằng thương thảo có lẽ là giải pháp duy nhất.
Chuyện này đòi hỏi các quan chức cao cấp trong chính quyền Gaddafi phải thương lượng và sau đó từ chức. Nhưng có lẽ họ sẽ không sẵn lòng làm điều này nếu biết phải đối diện với tương lai bị truy tố.
Điều tương tự có thể xảy ra đối với ông Gaddafi.
Các quan chức Libya bác bỏ tòa án này thậm chí từ trước khi công tố viên ICC tuyên bố tìm cách bắt giữ ông Gaddafi, nói rằng chuyện này là không thích hợp.
Họ mỉa mai tòa án là công cụ của châu Âu chỉ tìm cách theo đuổi các lãnh đạo và quan chức châu Phi.
Chuẩn mực nước đôi?
Đây là chỉ trích mà Tòa Hình sự Quốc tế trước đây đã từng phải đối mặt. Trang mạng của tòa cho thấy tất cả các trường hợp hiện nay của họ đều liên quan đến các nước châu Phi.
Trong khi hoan nghênh yêu cầu bắt giữ đại tá Gaddafi, nhóm vận động chiến dịch Amnesty International (Ân xá Quốc tế) nêu quan ngại về các chuẩn mực kép, kêu gọi thẳng thừng rằng cộng đồng quốc tế nên theo đuổi công lý ở những nơi khác nữa tại Trung Đông.
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc là nơi ban đầu đưa cuộc điều tra của ICC vào thực hiện. Tuy nhiên, họ không có điều tra tương tự tại Bahrain hay Syria, cho dù các chính phủ này cũng áp dụng chiến lược thô bạo khi đàn áp các cuộc nổi dậy.
Tuy nhiên, với Nato ngày càng đối diện với các câu hỏi về chiến dịch đánh bom, một số quan chức phương Tây hi vọng sự tham gia của Tòa Hình sự Quốc tế có thể giúp phá vỡ thế bế tắc trên thực địa hiện nay, cho dù ông Gaddafi có bị bắt hay bị đưa ra tòa án hay không.
Các quan chức Libya có thể lo ngại về tòa án này hơn so với bề ngoài mà họ thường ra vẻ.
Văn phòng công tố nói họ đã nhận được những lời kêu gọi từ các quan chức không nêu danh, đề nghị cung cấp bằng chứng cho cuộc điều tra – có thể là với hi vọng nhằm tránh cho chính bản thân bị điều tra hay chuẩn bị để chuyển sang phe đối lập.
Tuy nhiên, cũng có nhiều quan ngại là tòa án có thể làm phức tạp thêm vấn đề.
Nếu thế bế tắc hiện nay tiếp tục, cách giải quyết bằng thương thảo có lẽ là giải pháp duy nhất.
Chuyện này đòi hỏi các quan chức cao cấp trong chính quyền Gaddafi phải thương lượng và sau đó từ chức. Nhưng có lẽ họ sẽ không sẵn lòng làm điều này nếu biết phải đối diện với tương lai bị truy tố.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét