RFI Điểm Báo 20.05.2011
Posted on 20/05/2011 by Doi Thoai
- Năng lượng hạt nhân sẽ không còn được ưu tiên ở Nhật Bản
- Tại Trung Quốc hoa nhài trở thành hàng quốc cấm
- Vẫn là DSK chiếm trang nhất
- Cuộc đua vào chiếc ghế tổng giám đốc FMI cũng bắt đầu
Thứ sáu 20 Tháng Năm 2011
Năng lượng hạt nhân sẽ không còn được ưu tiên ở Nhật Bản
Sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima sau thảm họa động đất sóng thần hôm 11/03/2011 vẫn chưa thể khắc phục được một sớm một chiều và khó lường trước được hết những bất trắc rủi ro. Ngay trong lúc này, tại Nhật Bản lại dấy lên cuộc tranh luận rộng rãi về năng lượng hạt nhân, nhân tố từng góp phần làm nên « phép mầu kinh tế Nhật Bản » trong những năm 1970.
Biểu tình tại Tokyo chống đối năng lượng hạt nhân, ngày 10/04/2011. Reuters |
Báo Le Monde nhận thấy « vị trí của năng lượng hạt nhân đang ngày càng gây nhiều tranh cãi tại Nhật ».
Theo tờ báo, sau sự cố hạt nhân với quy mô chưa từng có ở Nhật, Thủ tướng Naoto Kan đã khẳng định sẽ tiếp tục sử dụng năng lượng hạt nhân nhưng có điều kiện và không còn đặt là ưu tiên vào nguồn năng lượng này. Lựa chọn này đang chịu sức ép lớn của dư luận trong nước, trong lúc các nhà khoa học vẫn chưa hết lo ngại về độ xác thực của các con số đo mức phóng xạ xung quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima.
Le Monde nhận thấy « hồ sơ tai họa hạt nhân tại Fukushima chưa thể khép lại », bởi vì Nhật Bản giờ đây đang phải đắn đo với chính sách về năng lượng hạt nhân vào lúc các chỉ trích chính phủ về việc quản lý cuộc khủng hoảng hạt nhân hiện nay vẫn không dịu xuống mà trái lại ngày càng mạnh hơn.
Trước sức ép đó hôm 18/05 vừa qua, ông Naoto Kan kêu gọi phải xem xét lại chính sách phát triển năng lượng hạt nhân của Nhật, trong đó ông khẳng định Nhật vẫn tiếp tục sử dụng năng lượng hạt nhân (Mục tiêu trước đây của Nhật là tăng thị phần năng lượng hạt nhân từ 28 % lên 50%).
Thủ tướng Nhật yêu cầu phải đặt các điều kiện an toàn nghiêm ngặt hơn cho phát triển năng lượng hạt nhân trong đó có việc thành lập một cơ quan quản lý an toàn hạt nhân độc lập thực sự. Trước khi có sự cố nhà máy điện Fukushima thì vấn đề an toàn hạt nhân do Cơ quan an toàn Hạt nhân Công nghiệp Nhật Bản (NISA) đảm trách. Đây là một cơ quan nằm dưới sự chủ quản của bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp mà nhiệm vụ chủ yếu là xúc tiến phát triển nguyên tử nhiều hơn là kiểm soát các cơ sở hạt nhân.
Theo Le Monde, với tuyên bố duy trì năng lượng hạt nhân, Thủ tướng Nhật muốn xoa dịu nỗi bất bình của những người ủng hộ điện hạt nhân, sau khi ông cho đóng cửa nhà máy điện hạt nhân Hamaoka ở miền trung nước Nhật. Giới chủ Nhật Bản đánh giá quyết định đóng cửa nhà máy Hamaoka của chính phủ là vô trách nhiệm, gây ra đình trệ sản xuất của hàng loạt các máy chế tạo xe hơi đóng trong vùng.
Việc đóng cửa nhà máy Hamaoka còn gây bất bình trong các đối tác của Nhật ở nước ngoài như Hoa Kỳ, Anh và đặc biệt là Pháp. Giới quan sát tại Nhật cho rằng quyết định này đi ngược lại với kế hoạch thúc đẩy năng lượng hạt nhân của Pháp tại hội nghị thượng đỉnh G8.
Ngược lại, phần đông dư luận Nhật Bản lại ủng hộ quyết định đóng cửa nhà máy Hamaoka (62% người dân Nhật ủng hộ quyết định của chính phủ).
Trong bối cảnh tranh cãi về vai trò của điện hạt nhân, nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học còn đưa ra những giải pháp như thay thế năng lượng hạt nhân bằng năng lượng tái tạo. Các nhà khoa học Nhật cho rằng từ nay đến 2040, năng lượng tái tạo, hiện mới chỉ chiếm 1% sản lượng điện của Nhật, có thể thay thế cho 54 lò phản ứng hạt nhân ở Nhật. Năm 2012, Nhật sẽ đưa ra một đạo luật mới buộc các nhà sản xuất phải mua điện từ nguồn năng lượng tái tạo.
Báo Le Monde kết luận rằng có thể đây sẽ là một công cụ pháp ly hỗ trợ phát triển nguồn năng lượng này nhưng cũng cho thấy là dù có duy trì năng lượng hạt nhân nhưng Nhật không còn có thể coi đây là một ưu tiên.
Tại Trung Quốc hoa nhài trở thành hàng quốc cấm
Trên phụ trang của báo Le Figaro dịch lại các bài viết hay trên báo Mỹ The New York Times, có bài viết về Trung Quốc với tựa đề chắc hẳn phải thu hút độc giả « Bắc Kinh cấm buôn bán hoa nhài ».
Từ sau khi cuộc cách mạng mang tên « hoa nhài » nổ ra ở Bắc Phi thì tại Trung Quốc, loài hoa trắng ngần có hương thơm thanh khiết này bỗng dưng bị vạ lây. Chính quyền Trung Quốc không những không muốn mọi người nhắc đến tên hoa nhài mà những người trồng và bán còn nhận được chỉ thị cấm buôn bán loài hoa này. Giờ đây hoa nhài bị xếp vào danh sách hàng lậu.
Theo bài báo thì ngay từ đầu tháng hai, khi mà trên các trang mạng ở Trung Quốc xuất hiện những lời kêu gọi làm một cuộc « cách mạng hoa nhài » theo kiểu Trung Quốc, thì ngay lập tức ký tự viết tên loài hoa này đã bị chặn ngay trên mạng nhắn tin SMS. Mới đây chính quyền địa phương còn hủy cả một hội chợ triển lãm quốc tế về hoa nhài, dự tính mở ra trong mùa hè năm nay, chỉ vì sợ gây mất ổn định xã hội.
Rất nhiều nhà trồng vườn và người bán hoa từ đầu tháng ba vừa qua hoặc được công an tới tận nơi, hoặc nhận được chỉ thị thông báo rằng từ giờ trở đi hoa nhài bị coi là một mặt hàng lậu. Theo các nhà chuyên môn kinh doanh hoa nhài tại Đại Hưng một huyện phụ cận Bắc Kinh, công an còn gọi các chủ quầy hoa ở các chợ lên để yêu cầu viết cam kết không buôn bán hoa nhài, nếu cố tình làm trái lệnh sẽ bị rút giấy phép kinh doanh.
Tại một số chợ khác ở phía nam thủ đô Bắc Kinh, không biết từ đâu còn tung ra tin đồn việc cấm bán hoa nhài vì bị nhiễm phóng xạ đến từ Nhật Bản. Bao nhiêu tiếng xấu nhất nay người ta đổ cho bông hoa vô tội còn những người trồng hay buôn bán hoa nhài thì điêu đứng về kinh tế.
Vậy mà ở Trung Quốc bài hát dân gian có từ thời nhà Thanh « Mo li hua » ca ngợi hoa nhài đã từng được cất lên mỗi khi trao huy chương trong kỳ Olympic 2008.
Vẫn là DSK chiếm trang nhất
Các báo Pháp ra hôm nay chưa thể ngừng nói về vụ Dominique Strauss-Kahn bị bắt vì những cáo buộc phạm tội tình dục tại Mỹ. Hai từ được hầu hết các báo Pháp ra hôm nay sử dụng để chạy tựa lớn trên trang nhất là : « Bị truy tố và được trả tự do có điều kiện ».
Tương tự với các bức ảnh, các báo đều chọn tấm ảnh ông Dominique Strauss-Kahn trước tòa ngồi bên cạnh luật sư của mình nghe tranh luận với vẻ mặt nghiêm trọng suy tư, ánh mắt đầy lo âu. Tuy nhiên so với hình ảnh chụp ông ra khỏi trụ sở cảnh sát Harlem hôm đầu tuần, hai tay bị khóa đi giữa các cảnh sát, lần này thần sắc của Dominique Strauss-Kahn được cải thiện hơn.
« Bị buộc tội và được trả tự do », chính là nội dung cơ bản của hai quyết định liên quan đến số phận của cựu Tổng giám đốc FMI được tư pháp Mỹ đưa ra tối qua. Một của bồi thẩm đoàn nhân dân New York, thống nhất với các tội danh cáo buộc ông Trauss-Kahn hiếp dâm và xâm phạm tình dục. Một của Tòa án New York cho phép bị cáo được tại ngoại có điều kiện.
Như vậy là kể từ giờ ông Dominique Strauss-Kahn bị chính thức truy tố và đưa ra xét xử về 7 tội danh xâm hại tình dục. Bên cạnh đó ông được tòa án New York cho phép được tại ngoại chờ xét xử với điều kiện đóng 1 triệu đô la tiền bảo lãnh và bị quản thúc tại nơi cư trú bằng nhiều biện pháp cực kỳ nghiêm ngặt như lính gác 24 giờ trên 24, đeo vòng định vị điện tử, bị giữ tòan bộ giấy tờ đi lại.
Đến đây mới chỉ là màn khởi động mà theo như nhận định của Le Figaro thì «Trận chiến tư pháp bắt đầu ». Một vụ án thực sự với viễn cảnh sẽ kéo dài và phức tạp đang chờ đợi DSK trong những ngày tới.
Ngay từ bây giờ đã không ít những thông tin đồn đóan về các chi tiết sự việc được lan truyền theo đủ mọi hướng. Nhưng Theo Le Figaro thì trong thủ tục xét xử ở Hoa Kỳ, kết quả cuối cùng phụ thuộc nhiều vào các lập luận của hai bên trước tòa.
Libération đặt ra 5 câu hỏi mà tờ báo cho là « mấu chốt » của vụ án : như : Điều gì đã diễn ra trong phòng VIP số 2806 của khách sạn ? DSK có khóa cửa phòng không? Hành động được cho là tấn công xảy ra lúc mấy giờ ? DSK có ý định chạy trốn ? Người ta biết gì về những phân tích pháp y ? Câu trả lời thuộc về các nhà điều tra nhưng đó cũng là chủ đề để báo chí thả sức khai thác.
Cuộc đua vào chiếc ghế tổng giám đốc FMI cũng bắt đầu
Nếu cuộc chiến tư pháp đã bắt đầu thì một mặt trận khác cũng đang được triển khai ở Quỹ Tiền tệ Quốc tế (FMI).
Tờ báo kinh tế la Tribune chạy tựa chính « Trận chiến của FMI bắt đầu ». Đây là chủ đề lớn thứ hai trong ngày liên quan đến vô số các thông tin xung quanh vụ Dominique Strauss-Kahn. Cuộc chạy đua tranh giành chiếc ghế lãnh đạo FMI giờ được chia theo ba hướng : Mỹ, châu  và các nướcc đang trỗi dậy.
Báo Le Monde đưa ra nhận định « Sau khi DSK từ chức, châu Âu muốn giữ FMI ». Trong khi đó thì Brazil, đại diện của các nước mới trỗi dậy, thì lại yêu cầu chấm dứt cái gọi là « ưu đãi khu vực » dành cho « Cựu lục địa » quyền lãnh đạo định chế tài chính của thế giới.
Theo Le Monde, ngay từ trước khi công bố lá thư từ chức của Domonique Strauss-Kahn hôm 19/5 thì châu Âu và các nước mới trỗi dậy đã dàn trận chuẩn bị cho việc thay thế vị trí tổng giám đốc FMI.
Hàng tựa trang nhất của Les Echos : FMI : Chistine Lagarde (Bộ trưởng Kinh tế Tài chính Pháp) ứng cử viên khả dĩ của châu Âu. Tờ báo khẳng định châu Âu sẵn sàng ủng hộ bà Lagarde trong việc ra ứng cử vào chiếc ghế tổng giám đốc của FMI. Vấn đề đặt ra là không biết là FMI sẽ bầu một người lãnh đạo với nhiệm kỳ 5 năm hay chỉ là người làm nốt nhiệm kỳ của ông Strauss-Kahn, hết hạn vào ngày 31 tháng 10 năm 2012.
Cuộc chạy đua hứa hẹn chắc không đơn giản, nhưng trong bối cảnh hệ thống tài chính thế giới chưa thoát khỏi nguy cơ khủng hoảng, châu Âu thì bị gặp phải chuyện nợ nần thì nhất thiết định chế tài chính hàng đầu thế giới này phải nhanh chóng có người lãnh đạo.
Bàn chuyện thay chân, kế vị nhưng các báo cũng không quên nhìn lại chặng đường đã đi qua của ông Dominique Strauss-Kahn trong gần 4 năm đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Libération thì trở lại tổng kết những gì mà cựu Tổng giám đốc FMI đã làm được trong nhiệm kỳ dở dang. Tờ báo nhận định đó là một kết quả ở mức độ nửa vời. Dominque Strauss-Kahn đã biết tận dụng cơ hội khủng hoảng để phục hưng định chế tài chính quốc tế nhưng ông lại không có được những điều chỉnh đáng kể nào trong chính sách. Còn đối với tờ báo kinh tế Les Echos, Dominique Strauss- Kahn vẫn sẽ là một kiến trúc sư của công cuộc đổi mới FMI. Chính ông đã củng cố thêm vai trò của các nước đang trỗi dậy trong hoạt động tài chính thế giới.
Theo tờ báo, sau sự cố hạt nhân với quy mô chưa từng có ở Nhật, Thủ tướng Naoto Kan đã khẳng định sẽ tiếp tục sử dụng năng lượng hạt nhân nhưng có điều kiện và không còn đặt là ưu tiên vào nguồn năng lượng này. Lựa chọn này đang chịu sức ép lớn của dư luận trong nước, trong lúc các nhà khoa học vẫn chưa hết lo ngại về độ xác thực của các con số đo mức phóng xạ xung quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima.
Le Monde nhận thấy « hồ sơ tai họa hạt nhân tại Fukushima chưa thể khép lại », bởi vì Nhật Bản giờ đây đang phải đắn đo với chính sách về năng lượng hạt nhân vào lúc các chỉ trích chính phủ về việc quản lý cuộc khủng hoảng hạt nhân hiện nay vẫn không dịu xuống mà trái lại ngày càng mạnh hơn.
Trước sức ép đó hôm 18/05 vừa qua, ông Naoto Kan kêu gọi phải xem xét lại chính sách phát triển năng lượng hạt nhân của Nhật, trong đó ông khẳng định Nhật vẫn tiếp tục sử dụng năng lượng hạt nhân (Mục tiêu trước đây của Nhật là tăng thị phần năng lượng hạt nhân từ 28 % lên 50%).
Thủ tướng Nhật yêu cầu phải đặt các điều kiện an toàn nghiêm ngặt hơn cho phát triển năng lượng hạt nhân trong đó có việc thành lập một cơ quan quản lý an toàn hạt nhân độc lập thực sự. Trước khi có sự cố nhà máy điện Fukushima thì vấn đề an toàn hạt nhân do Cơ quan an toàn Hạt nhân Công nghiệp Nhật Bản (NISA) đảm trách. Đây là một cơ quan nằm dưới sự chủ quản của bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp mà nhiệm vụ chủ yếu là xúc tiến phát triển nguyên tử nhiều hơn là kiểm soát các cơ sở hạt nhân.
Theo Le Monde, với tuyên bố duy trì năng lượng hạt nhân, Thủ tướng Nhật muốn xoa dịu nỗi bất bình của những người ủng hộ điện hạt nhân, sau khi ông cho đóng cửa nhà máy điện hạt nhân Hamaoka ở miền trung nước Nhật. Giới chủ Nhật Bản đánh giá quyết định đóng cửa nhà máy Hamaoka của chính phủ là vô trách nhiệm, gây ra đình trệ sản xuất của hàng loạt các máy chế tạo xe hơi đóng trong vùng.
Việc đóng cửa nhà máy Hamaoka còn gây bất bình trong các đối tác của Nhật ở nước ngoài như Hoa Kỳ, Anh và đặc biệt là Pháp. Giới quan sát tại Nhật cho rằng quyết định này đi ngược lại với kế hoạch thúc đẩy năng lượng hạt nhân của Pháp tại hội nghị thượng đỉnh G8.
Ngược lại, phần đông dư luận Nhật Bản lại ủng hộ quyết định đóng cửa nhà máy Hamaoka (62% người dân Nhật ủng hộ quyết định của chính phủ).
Trong bối cảnh tranh cãi về vai trò của điện hạt nhân, nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học còn đưa ra những giải pháp như thay thế năng lượng hạt nhân bằng năng lượng tái tạo. Các nhà khoa học Nhật cho rằng từ nay đến 2040, năng lượng tái tạo, hiện mới chỉ chiếm 1% sản lượng điện của Nhật, có thể thay thế cho 54 lò phản ứng hạt nhân ở Nhật. Năm 2012, Nhật sẽ đưa ra một đạo luật mới buộc các nhà sản xuất phải mua điện từ nguồn năng lượng tái tạo.
Báo Le Monde kết luận rằng có thể đây sẽ là một công cụ pháp ly hỗ trợ phát triển nguồn năng lượng này nhưng cũng cho thấy là dù có duy trì năng lượng hạt nhân nhưng Nhật không còn có thể coi đây là một ưu tiên.
Tại Trung Quốc hoa nhài trở thành hàng quốc cấm
Trên phụ trang của báo Le Figaro dịch lại các bài viết hay trên báo Mỹ The New York Times, có bài viết về Trung Quốc với tựa đề chắc hẳn phải thu hút độc giả « Bắc Kinh cấm buôn bán hoa nhài ».
Từ sau khi cuộc cách mạng mang tên « hoa nhài » nổ ra ở Bắc Phi thì tại Trung Quốc, loài hoa trắng ngần có hương thơm thanh khiết này bỗng dưng bị vạ lây. Chính quyền Trung Quốc không những không muốn mọi người nhắc đến tên hoa nhài mà những người trồng và bán còn nhận được chỉ thị cấm buôn bán loài hoa này. Giờ đây hoa nhài bị xếp vào danh sách hàng lậu.
Theo bài báo thì ngay từ đầu tháng hai, khi mà trên các trang mạng ở Trung Quốc xuất hiện những lời kêu gọi làm một cuộc « cách mạng hoa nhài » theo kiểu Trung Quốc, thì ngay lập tức ký tự viết tên loài hoa này đã bị chặn ngay trên mạng nhắn tin SMS. Mới đây chính quyền địa phương còn hủy cả một hội chợ triển lãm quốc tế về hoa nhài, dự tính mở ra trong mùa hè năm nay, chỉ vì sợ gây mất ổn định xã hội.
Rất nhiều nhà trồng vườn và người bán hoa từ đầu tháng ba vừa qua hoặc được công an tới tận nơi, hoặc nhận được chỉ thị thông báo rằng từ giờ trở đi hoa nhài bị coi là một mặt hàng lậu. Theo các nhà chuyên môn kinh doanh hoa nhài tại Đại Hưng một huyện phụ cận Bắc Kinh, công an còn gọi các chủ quầy hoa ở các chợ lên để yêu cầu viết cam kết không buôn bán hoa nhài, nếu cố tình làm trái lệnh sẽ bị rút giấy phép kinh doanh.
Tại một số chợ khác ở phía nam thủ đô Bắc Kinh, không biết từ đâu còn tung ra tin đồn việc cấm bán hoa nhài vì bị nhiễm phóng xạ đến từ Nhật Bản. Bao nhiêu tiếng xấu nhất nay người ta đổ cho bông hoa vô tội còn những người trồng hay buôn bán hoa nhài thì điêu đứng về kinh tế.
Vậy mà ở Trung Quốc bài hát dân gian có từ thời nhà Thanh « Mo li hua » ca ngợi hoa nhài đã từng được cất lên mỗi khi trao huy chương trong kỳ Olympic 2008.
Vẫn là DSK chiếm trang nhất
Các báo Pháp ra hôm nay chưa thể ngừng nói về vụ Dominique Strauss-Kahn bị bắt vì những cáo buộc phạm tội tình dục tại Mỹ. Hai từ được hầu hết các báo Pháp ra hôm nay sử dụng để chạy tựa lớn trên trang nhất là : « Bị truy tố và được trả tự do có điều kiện ».
Tương tự với các bức ảnh, các báo đều chọn tấm ảnh ông Dominique Strauss-Kahn trước tòa ngồi bên cạnh luật sư của mình nghe tranh luận với vẻ mặt nghiêm trọng suy tư, ánh mắt đầy lo âu. Tuy nhiên so với hình ảnh chụp ông ra khỏi trụ sở cảnh sát Harlem hôm đầu tuần, hai tay bị khóa đi giữa các cảnh sát, lần này thần sắc của Dominique Strauss-Kahn được cải thiện hơn.
« Bị buộc tội và được trả tự do », chính là nội dung cơ bản của hai quyết định liên quan đến số phận của cựu Tổng giám đốc FMI được tư pháp Mỹ đưa ra tối qua. Một của bồi thẩm đoàn nhân dân New York, thống nhất với các tội danh cáo buộc ông Trauss-Kahn hiếp dâm và xâm phạm tình dục. Một của Tòa án New York cho phép bị cáo được tại ngoại có điều kiện.
Như vậy là kể từ giờ ông Dominique Strauss-Kahn bị chính thức truy tố và đưa ra xét xử về 7 tội danh xâm hại tình dục. Bên cạnh đó ông được tòa án New York cho phép được tại ngoại chờ xét xử với điều kiện đóng 1 triệu đô la tiền bảo lãnh và bị quản thúc tại nơi cư trú bằng nhiều biện pháp cực kỳ nghiêm ngặt như lính gác 24 giờ trên 24, đeo vòng định vị điện tử, bị giữ tòan bộ giấy tờ đi lại.
Đến đây mới chỉ là màn khởi động mà theo như nhận định của Le Figaro thì «Trận chiến tư pháp bắt đầu ». Một vụ án thực sự với viễn cảnh sẽ kéo dài và phức tạp đang chờ đợi DSK trong những ngày tới.
Ngay từ bây giờ đã không ít những thông tin đồn đóan về các chi tiết sự việc được lan truyền theo đủ mọi hướng. Nhưng Theo Le Figaro thì trong thủ tục xét xử ở Hoa Kỳ, kết quả cuối cùng phụ thuộc nhiều vào các lập luận của hai bên trước tòa.
Libération đặt ra 5 câu hỏi mà tờ báo cho là « mấu chốt » của vụ án : như : Điều gì đã diễn ra trong phòng VIP số 2806 của khách sạn ? DSK có khóa cửa phòng không? Hành động được cho là tấn công xảy ra lúc mấy giờ ? DSK có ý định chạy trốn ? Người ta biết gì về những phân tích pháp y ? Câu trả lời thuộc về các nhà điều tra nhưng đó cũng là chủ đề để báo chí thả sức khai thác.
Cuộc đua vào chiếc ghế tổng giám đốc FMI cũng bắt đầu
Nếu cuộc chiến tư pháp đã bắt đầu thì một mặt trận khác cũng đang được triển khai ở Quỹ Tiền tệ Quốc tế (FMI).
Tờ báo kinh tế la Tribune chạy tựa chính « Trận chiến của FMI bắt đầu ». Đây là chủ đề lớn thứ hai trong ngày liên quan đến vô số các thông tin xung quanh vụ Dominique Strauss-Kahn. Cuộc chạy đua tranh giành chiếc ghế lãnh đạo FMI giờ được chia theo ba hướng : Mỹ, châu  và các nướcc đang trỗi dậy.
Báo Le Monde đưa ra nhận định « Sau khi DSK từ chức, châu Âu muốn giữ FMI ». Trong khi đó thì Brazil, đại diện của các nước mới trỗi dậy, thì lại yêu cầu chấm dứt cái gọi là « ưu đãi khu vực » dành cho « Cựu lục địa » quyền lãnh đạo định chế tài chính của thế giới.
Theo Le Monde, ngay từ trước khi công bố lá thư từ chức của Domonique Strauss-Kahn hôm 19/5 thì châu Âu và các nước mới trỗi dậy đã dàn trận chuẩn bị cho việc thay thế vị trí tổng giám đốc FMI.
Hàng tựa trang nhất của Les Echos : FMI : Chistine Lagarde (Bộ trưởng Kinh tế Tài chính Pháp) ứng cử viên khả dĩ của châu Âu. Tờ báo khẳng định châu Âu sẵn sàng ủng hộ bà Lagarde trong việc ra ứng cử vào chiếc ghế tổng giám đốc của FMI. Vấn đề đặt ra là không biết là FMI sẽ bầu một người lãnh đạo với nhiệm kỳ 5 năm hay chỉ là người làm nốt nhiệm kỳ của ông Strauss-Kahn, hết hạn vào ngày 31 tháng 10 năm 2012.
Cuộc chạy đua hứa hẹn chắc không đơn giản, nhưng trong bối cảnh hệ thống tài chính thế giới chưa thoát khỏi nguy cơ khủng hoảng, châu Âu thì bị gặp phải chuyện nợ nần thì nhất thiết định chế tài chính hàng đầu thế giới này phải nhanh chóng có người lãnh đạo.
Bàn chuyện thay chân, kế vị nhưng các báo cũng không quên nhìn lại chặng đường đã đi qua của ông Dominique Strauss-Kahn trong gần 4 năm đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Libération thì trở lại tổng kết những gì mà cựu Tổng giám đốc FMI đã làm được trong nhiệm kỳ dở dang. Tờ báo nhận định đó là một kết quả ở mức độ nửa vời. Dominque Strauss-Kahn đã biết tận dụng cơ hội khủng hoảng để phục hưng định chế tài chính quốc tế nhưng ông lại không có được những điều chỉnh đáng kể nào trong chính sách. Còn đối với tờ báo kinh tế Les Echos, Dominique Strauss- Kahn vẫn sẽ là một kiến trúc sư của công cuộc đổi mới FMI. Chính ông đã củng cố thêm vai trò của các nước đang trỗi dậy trong hoạt động tài chính thế giới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét