Tiền VN có thể bị phá giá thêm nữa
Chia sẻ
Tin liên hệ
Ðường dẫn liên hệ
Thâm hụt mậu dịch của Việt Nam trong tháng 5 tăng tới mức cao nhất trong vòng 17 tháng, làm cho tiền đồng có thể bị phá giá thêm nữa.
Bản tin hôm thứ 6 của hãng thông tấn Đức trích lời kinh tế gia Lê Đăng Doanh nói rằng để huy động ngân khoản cho hoạt động nhập khẩu, Việt Nam sẽ phải phá giá tiền đồng để khuyến khích xuất khẩu.
Các số liệu do Tổng cục Thống kê ở Hà Nội công bố mới đây cho thấy nhập siêu trong tháng 5 lên tới 1,7 tỉ đô la, tăng đáng kể so với con số 1,5 tỉ của tháng tư, và tính chung, nhập siêu trong 5 tháng đầu năm đã lên tới 6,6 tỉ đô la.
Hãng thông tấn Đức trích lời ông Võ Trí Thanh, Phó Giám đốc Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, nói rằng “nhập siêu là một trong các yếu tố chính của việc giảm tỉ giá tiền đồng.” Ông Thanh nói thêm rằng áp lực trên tiền đồng cũng gia tăng vì những yếu tố khác như lượng kiều hối và dự trữ ngoại hối có xu hướng giảm sút.
Tháng 2 vừa qua, tiền đồng bị phá giá lần thứ tư kể từ năm 2009 và đã giảm giá tổng cộng gần 20% kể từ tháng 6 năm 2008.
Báo chí Việt Nam cho biết từ đầu năm tới nay giới hữu trách đã thực hiện nhiều biện pháp để hạn chế nhập siêu, nhưng tỉ lệ nhập siêu trên xuất khẩu vẫn cao hơn mục tiêu mà chính phủ đề ra.
Các chuyên gia cho rằng lý do chính của tình trạng này là các biện pháp hạn chế phần lớn nhắm vào nhóm hàng hóa cần hạn chế và kiểm soát nhập khẩu, trong khi tỉ trọng của hai nhóm này rất thấp trong trong tổng kim ngạch nhập khẩu.
Bản tin hôm thứ 6 của hãng thông tấn Đức trích lời kinh tế gia Lê Đăng Doanh nói rằng để huy động ngân khoản cho hoạt động nhập khẩu, Việt Nam sẽ phải phá giá tiền đồng để khuyến khích xuất khẩu.
Các số liệu do Tổng cục Thống kê ở Hà Nội công bố mới đây cho thấy nhập siêu trong tháng 5 lên tới 1,7 tỉ đô la, tăng đáng kể so với con số 1,5 tỉ của tháng tư, và tính chung, nhập siêu trong 5 tháng đầu năm đã lên tới 6,6 tỉ đô la.
Hãng thông tấn Đức trích lời ông Võ Trí Thanh, Phó Giám đốc Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, nói rằng “nhập siêu là một trong các yếu tố chính của việc giảm tỉ giá tiền đồng.” Ông Thanh nói thêm rằng áp lực trên tiền đồng cũng gia tăng vì những yếu tố khác như lượng kiều hối và dự trữ ngoại hối có xu hướng giảm sút.
Tháng 2 vừa qua, tiền đồng bị phá giá lần thứ tư kể từ năm 2009 và đã giảm giá tổng cộng gần 20% kể từ tháng 6 năm 2008.
Báo chí Việt Nam cho biết từ đầu năm tới nay giới hữu trách đã thực hiện nhiều biện pháp để hạn chế nhập siêu, nhưng tỉ lệ nhập siêu trên xuất khẩu vẫn cao hơn mục tiêu mà chính phủ đề ra.
Các chuyên gia cho rằng lý do chính của tình trạng này là các biện pháp hạn chế phần lớn nhắm vào nhóm hàng hóa cần hạn chế và kiểm soát nhập khẩu, trong khi tỉ trọng của hai nhóm này rất thấp trong trong tổng kim ngạch nhập khẩu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét