Phia dưới một con đường mòn bẩn thỉu màu đỏ máu nằm sâu trong rừng rậm miền Tây Nam Cam Bốt, tiếng gầm rú bắt đầu. Quẹo qua một khúc quanh, ta thấy ngay căn nguyên – hàng chục chiếc xe đổ đất, xe máy xúc và xe đào đất đang phát quang khu rừng. Bên trên một cái hố lớn, một lá cờ bay phấp phới trong cơn gió nhẹ mang bụi và nóng. Đó là cờ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Tại khu vực nằm sâu trong dãy núi Cardamom, nơi mà lực lượng Cộng Sản Khmer đỏ do Trung Quốc ủng hộ đã thiết lập căn cứ cuối cùng của họ vào cuối thập niên 1970, Trung Quốc đang khẳng định quyền của họ như một đế chế đang hồi sinh ở Châu Á. Thay vì xuất khẩu cách mạng và nạn máu đổ qua các láng giềng, Trung Quốc giờ đây gởi tiền và người của họ đến nơi.
Tại khu vực đập thủy điện náo nhiệt này dọc theo biên giới Cam Bốt – Thái Lan, tại Miến Điện, Lào và ngay cả tại Việt Nam, Trung Quốc đang ồ ạt đẩy mạnh việc mở rộng ảnh hưởng kinh tế và chính trị của họ trong vùng Đông Nam Á. Bằng cách tung vốn đầu tư và viện trợ kèm theo sức ép chính trị, Trung Quốc đang thay đổi diện mạo mảng lãnh thổ mênh mông dọc theo biên giới phía Nam của họ. Hãy gọi điều này là Học thuyết Monroe theo kiểu Trung Quốc.
Bị nhiều chính quyền Mỹ liên tiếp lơ là, sự trỗi dậy của Trung Quốc trong vùng đang gióng lên tiếng chuông báo động tại Washington, vốn đang tích cực chiêu dụ nhiều quốc gia Đông Nam Á. Chính quyền của Tổng Thống Obama đã nuôi dưỡng các mối quan hệ chặt chẽ hơn với kẻ cựu thù là Việt Nam. Họ cũng nỗ lực mở cửa với Miến Điện, mà theo các quan chức Mỹ nó đang có nguy cơ trở thành nước chư hầu của Trung Quốc. Mỹ cũng đang cải thiện quan hệ với Lào, quốc gia mà phân nửa phía Bắc đã bị doanh nghiệp Trung Quốc thống trị. Trong bài diễn văn về chính sách Châu Á của Mỹ đọc ngày 28/10/2010 trước khi lên đường công du các nước Châu Á lần thứ 6 trong vòng hai năm, Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton đã dùng thuật ngữ quân sự “Ngoại giao triển khai – tiến công” để chỉ đến các cố gắng của Mỹ.
Trong chuyến viếng thăm Phnom Penh gần đây, lần đầu tiên của một Ngoại trưởng Mỹ kể từ năm 2002, khi nói chuyện với sinh viên Cam Bốt và được hỏi về quan hệ của Cam Bốt với Bắc Kinh, bà Clinton đã nói rằng: « Các bạn không muốn đất nước mình bị lệ thuộc quá nhiều vào bất kỳ một nước duy nhất nào ».
Thế nhưng Trung Quốc vẫn gia tăng uy lực
Trung Quốc đã hoàn tất một thỏa thuận thương mại với toàn thể 10 quốc gia Đông Nam Á, trong khi một hiệp định tương tự của Mỹ chỉ mới trong giai đoạn sơ khai. Mỹ đang củng cố quan hệ với đồng minh Thái Lan của mình, bất chấp các bất ổn chính trị mới đây tại đấy.
Tại Cam Bốt, các công ty Trung Quốc đã biến các khu vực họ được nhượng quyền khai thác mỏ và nông nghiệp tại tỉnh Mondulkiri ở vùng Đông Bắc Cam Bốt thành những nơi mà cảnh sát Cam Bốt không còn quyền lai vãng. Nhân viên canh gác tại cổng ra vào của hai trong số các khu vực khai thác này - một mỏ vàng và đồn điền trồng đay – đã xua đuổi mọi khách vãng lai trừ phi họ có thể trả tiền mãi lộ. Theo lời kể của một số người đã tham dự hội nghị về thực thi luật pháp vào đầu năm nay thì Bộ trưởng Nội vụ Cam Bốt, ông Sar Kheng, đã phải nhận xét chua cay : « Đó không khác gì một quốc gia trong một quốc gia. »
Các hãng phát triển bất động sản của Trung Quốc đã đổ xô đến Cam Bốt với tất cả tham vọng, sự xấc xược và ồn ào y như thái độ của các công ty trái cây và chế tạo vỏ xe của Mỹ tại Châu Mỹ La tinh hay Châu Phi trong các thập niên trước đây. Một công ty, Liên hiệp Phát triển thuộc thành phố Thiên Tân ở mạn Bắc Trung Quốc, đã chiếm được quyền khai thác trong vòng 99 năm một khu bất động sản rộng 120 dặm vuông - gấp hai lần kích thước thủ đô Washington – ngay mặt tiền bãi biển bên vịnh Thái Lan. Tại đó, các toán công nhân Trung Quốc đang làm đường và chuẩn bị các dự án xây khách sạn, biệt thự và sân golf. Tiền đầu tư ước lượng là 3,8 tỷ đô la. Đối tượng khách hàng là ai ? Là những kẻ mới giàu lên đến từ Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu.
Tháng 10 vừa rồi, Trung Quốc cam kết ủng hộ công trình xây dựng tuyến đường sắt trị giá 600 triệu đô la giữa Phnom Penh và Việt Nam. Tuyến đường này sẽ giúp cho Trung Quốc tiến được một bước quan trọng trong việc hòa nhập toàn bộ Đông Nam Á, kể cả Singapore ở xa tận phía Nam, vào mạng lưới xe lửa của họ.
Trên khắp Cam Bốt, hàng chục công ty quốc doanh Trung Quốc đang xây dựng 8 đập thủy điện, bao gồm đập thủy điện khổng lồ với công suất 246 megawatt trên sông Tatay ở Koh Kong. Tổng số chi phí cho các con đập này sẽ vượt mức 1 tỷ đô la. Theo ông Cheam Yeap, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân Dân Cam Bốt đang cầm quyền, tổng cộng Cam Bốt đang nợ Trung Quốc 4 tỷ đô la.
« Khả năng (Trung Quốc) chiếm quyền kiểm soát là điều không thể tránh khỏi ». Lak Chee Meng, thông tín viên kỳ cựu của báo Sin Chew Daily tại Phnom Penh đã nhận định như vậy. Sin Chew Daily là một trong 4 nhật báo Hoa Ngữ tại Cam Bốt, phục vụ cho 300.000 độc giả người Khmer gốc Hoa và thêm khoảng 250.000 người nhập cư đến từ Trung Quốc bao gồm di dân và các nhà kinh doanh. « Cam Bốt ngả vào Trung Quốc với vòng tay mở rộng. Đó là cách thức trước đây Mỹ dùng để giành quyền kiểm soát các láng giềng. Địa lý chính trị là như vậy ».
Tiền Trung Quốc đổ vào Cam Bốt đã biến thành uy lực chính trị
Câu hỏi muôn thuở về sự trổi dậy của Trung Quốc là khi nào Bắc Kinh sẽ có thể biến tiền bạc của họ thành quyền lực. Tại Cam Bốt, điều đó đã thành hiện thực.
Chính quyền Cam Bốt đã tránh né chỉ trích Bắc Kinh trên vấn đề đập thủy điện mà họ xây dựng trên sông Mekong khúc chảy qua Trung Quốc, những công trình mà giới chuyên gia tiên đoán sẽ tác hại đến đời sống của hàng triệu người dân Cam Bốt sinh sống với nghề đánh bắt cá trên Biển Hồ.
Cam Bốt cũng tuân thủ chính sách “Một Trung Hoa” một cách nghiêm ngặt đến mức từ chối cả yêu cầu của Đài Loan xin mở một văn phòng kinh tế, bất kể hàng triệu đô la đầu tư Đài Loan tại Cam Bốt.
Uy lực của Trung Quốc được phô bày vào tháng 12/2009 khi các nhà ngoại giao Mỹ và Trung Quốc đối đầu trực tiếp với nhau về số phận của 20 người Duy Ngô Nhĩ đã bỏ chạy khỏi Trung Quốc đến Cam Bốt xin tỵ nạn chính trị. Trung Quốc nói một số trong nhóm 20 người này đang bị truy nã vì đã tham gia cuộc bạo động chống lại người Hán tại Tân Cương vào tháng 7/2009. Phía Mỹ thì nói không được gởi trả họ về Trung Quốc.
Trung Quốc đe dọa hủy bỏ chuyến đi thăm Cam Bốt của Phó chủ Tịch Tập Cận Bình, nhân vật sẽ tới Phnom Penh với các hợp đồng và tín dụng trị giá 1,2 tỷ đô la. Thế là Cam Bốt liền giao trả người Duy Ngô Nhĩ về Trung Quốc. Hai hôm sau, Tập Cận Bình, nhân vật sẽ lãnh đạo Trung Quốc sắp tới đây, đã đến Phnom Penh.
Vào tháng 4 năm nay (2010), Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo trừng phạt Cam Bốt, bằng cách hủy bỏ chuyến tàu chở 200 xe vận tải quân sự và loại xe rờ moọc trong số thiết bị quân sự thặng dư dự trù viện trợ cho Phnom Penh. Chưa đầy 3 tuần sau, Bắc Kinh tặng cho Cam Bốt 257 xe vận tải quân sự.
Cam Bốt về hùa với Trung Quốc trên hồ sơ Biển Đông
Cam Bốt cũng đi theo sự chỉ đạo của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, một vùng biển rộng 1 triệu dặm vuông mà Bắc Kinh khẳng định thuộc chủ quyền Trung Quốc.
Vào tháng 7, Ngoại trưởng Clinton phát biểu tại Hà Nội, đã bác bỏ đòi hỏi của Trung Quốc trên vùng biển khơi thuộc Biển Đông và bênh vực cho một sự tiếp cận đa phương, nhằm chia sẻ quyền đánh cá cũng như các tài nguyên dầu khí được cho là hiện nằm dưới đáy biển. Trung Quốc phản đối các cuộc thảo luận đa phương, họ chủ trương chia để trị thông qua các cuộc đàm phán song phương. Qua tháng 10, Thủ tướng Hun Sen ủng hộ đề nghị của Trung Quốc.
Cuộc đọ sức tay đôi Mỹ - Trung đã tiếp diễn tục vào đầu tháng 11. Một ngày sau khi bà Clinton rời khỏi Cam Bốt, Ngô Bang Quốc, một trong những quan chức cao cấp của Đảng Cộng Sản Trung Quốc đến Phnom Penh. Trong chuyến viếng thăm, bà Clinton cho biết có thể xóa bỏ một phần trong món nợ 445 triệu đô la mà Cam Bốt còn thiếu Mỹ. Ông Ngô Bang Quốc thẳng thắn hơn, xóa bỏ ngay 4,5 triệu đô la tiền nợ của Cam Bốt. Các viên chức Trung Quốc còn xem xét việc xóa thêm nợ 200 triệu đô la khác mà Cam Bốt đã vay mượn.
Việt Nam vẫn còn là cản lực của Trung Quốc tại Cam Bốt
Con đường đưa Trung Quốc lên thống trị Cam Bốt không phải không gặp chướng ngại. Việt Nam, nước từng lật đổ chế độ Khmer Đỏ vào năm 1979 và đưa ông Hun Sen lên nắm quyền, đã tỉnh giấc trước mối đe dọa của ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc và đã chỉ đạo cho các công ty quốc doanh Việt Nam đổ tiền vào Xứ Chùa Tháp. Từ 28 triệu đô la năm 2008, mức đầu tư của Việt nam vọt lên 268 triệu năm 2009 và đến 1,2 tỷ đô la trong năm nay, theo số liệu thống kê của chính quyền Cam Bốt.
Quân đội Việt Nam đang điều hành công ty viễn thông số 2 – sắp tới đây sẽ trở thành số 1- của Cam Bốt. Đa số giới chức chính quyền Cam Bốt sử dụng dịch vụ của công ty Việt Nam vì được tặng thẻ sim với thời lượng gọi miễn phí.
Nhưng Trung Quốc đã nhanh chóng phản công chống Việt Nam. Vào tháng 11, Trung Quốc và Cam Bốt ký kết một thỏa thuận tín dụng 591 triệu đô la, trị giá lớn chưa từng thấy tại Cam Bốt – mà ngân hàng Trung Quốc Bank of China dành cho các công ty viễn thông chủ yếu khác của Cam Bốt. Trong thỏa thuận này có 500 triệu đô la dùng để mua trang bị từ tập đoàn viễn thông khổng lồ Huawei của Trung Quốc.
Ngay cả lãnh đạo Cam Bốt Hun Sen, thỉnh thoảng cũng bị bực mình vì Bắc Kinh. Tháng 12/2009, công nhân Trung Quốc hoàn thành một trụ sở chính quyền đồ sộ trị giá 30 triệu đô la, nơi dự trù làm Phủ thủ tướng cho ông Hun Sen. Nhưng ông Hun Sen không thích nơi này, ông than phiền về những cái cầu tiêu kiểu ngồi xổm và « ngay cả những chùm đèn treo thích hợp cũng không có », theo lời kể của một nhà ngoại giao Phương Tây. Cũng có mối lo ngại Trung Quốc khi xây đã gắn thiết bị nghe trộm trong dinh thự này, vì thế ông Hun Sen cho xây một trụ sở khác bên cạnh và cả hai đã được khánh thành vào tháng 10.
Ảnh hưởng bắt nguồn từ lịch sử
Trung Quốc đã áp đặt quyền lực của Thiên triều trên Cam Bốt trong nhiều thế kỷ. Cách đây 800 năm, quân đội Trung Hoa đã từng cứu giúp các vua chúa Khmer, hình các chiến binh Trung Hoa thân thiện được chạm khắc trên các bức tường đền Bayon nổi tiếng gần Angkor Wat. Trong thập niên 1950-1960, Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã bảo bọc Quốc vương Sihanouk, rồi giúp đỡ cho Khmer Đỏ về kinh tế, an ninh và tư tưởng trong suốt thời gian cai trị đẫm máu từ 1975 đến 1979. Ông Sihanouk, năm nay đã 88 tuổi và là Vua Cha, đang cư ngụ tại Bắc Kinh.
Hoắc Triệu Quốc (Huo Zhaoguo), một người Trung Quốc quản trị dự án đồ sộ dọc duyên hải Cam Bốt của công ty Liên hiệp Phát triển, là điển hình của người Trung Quốc mới đến Cam Bốt. Trong thập niên 1980, tại Lan Châu miền Tây Bắc Trung Quốc, ông đã giàu lên nhờ bán đậu, nhưng sau đó đã bị lỡ vận. Ông đến Cam Bốt trong thập niên 1990 khi truy đuổi một nhà phân phối người Việt đã thiếu tiền ông. Sau đó ông trở về Lan Châu không một đồng xu dính túi và không thể ở lại đấy. Ông nói: « Tôi từng là người giàu có ở đây, do đó mà mọi người đều chế nhạo tôi. Một con người luôn cần đến sự tự trọng ».
Ông Hoắc Triệu Quốc trở lại Cam Bốt và mở một quầy bán mì. Sau đó ông tiến tới lập một tiệm mì và gặp được ông chủ của công ty Liên hiệp Phát triển khi ông này ghé tiệm mì tìm kiếm món ăn miền Bắc Trung Quốc. Ông chủ này đã cho ông Hoắc Triệu Quốc cơ hội làm việc tại Liên hiệp Phát triển, và bây giờ ông có trách nhiệm giám sát việc xây dựng đường sá. Theo ông, sở dĩ công ty Liên hiệp Phát triển giành được khoảng đất này, đó là nhờ tiền bạc và quan hệ.
Đối với ông : « Cam Bốt còn quá nghèo và nạn tham nhũng cũng giống như ở Trung Quốc. Nếu anh có quyền thế ở đây, anh sẽ có một tương lai vĩ đại ".
Với một vẻ tự cao mang tính chất thực dân thường thấy nơi nhiều người Hoa tại Cam Bốt, ông nói : « Người Cam Bốt chẳng hề thấy là họ bị buộc phải thành đạt. Thậm chí họ còn lấy ngày nghỉ cuối tuần nữa. Chúng tôi thì không như vậy. Chúng tôi làm việc. »
Tại khu vực nằm sâu trong dãy núi Cardamom, nơi mà lực lượng Cộng Sản Khmer đỏ do Trung Quốc ủng hộ đã thiết lập căn cứ cuối cùng của họ vào cuối thập niên 1970, Trung Quốc đang khẳng định quyền của họ như một đế chế đang hồi sinh ở Châu Á. Thay vì xuất khẩu cách mạng và nạn máu đổ qua các láng giềng, Trung Quốc giờ đây gởi tiền và người của họ đến nơi.
Tại khu vực đập thủy điện náo nhiệt này dọc theo biên giới Cam Bốt – Thái Lan, tại Miến Điện, Lào và ngay cả tại Việt Nam, Trung Quốc đang ồ ạt đẩy mạnh việc mở rộng ảnh hưởng kinh tế và chính trị của họ trong vùng Đông Nam Á. Bằng cách tung vốn đầu tư và viện trợ kèm theo sức ép chính trị, Trung Quốc đang thay đổi diện mạo mảng lãnh thổ mênh mông dọc theo biên giới phía Nam của họ. Hãy gọi điều này là Học thuyết Monroe theo kiểu Trung Quốc.
Bị nhiều chính quyền Mỹ liên tiếp lơ là, sự trỗi dậy của Trung Quốc trong vùng đang gióng lên tiếng chuông báo động tại Washington, vốn đang tích cực chiêu dụ nhiều quốc gia Đông Nam Á. Chính quyền của Tổng Thống Obama đã nuôi dưỡng các mối quan hệ chặt chẽ hơn với kẻ cựu thù là Việt Nam. Họ cũng nỗ lực mở cửa với Miến Điện, mà theo các quan chức Mỹ nó đang có nguy cơ trở thành nước chư hầu của Trung Quốc. Mỹ cũng đang cải thiện quan hệ với Lào, quốc gia mà phân nửa phía Bắc đã bị doanh nghiệp Trung Quốc thống trị. Trong bài diễn văn về chính sách Châu Á của Mỹ đọc ngày 28/10/2010 trước khi lên đường công du các nước Châu Á lần thứ 6 trong vòng hai năm, Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton đã dùng thuật ngữ quân sự “Ngoại giao triển khai – tiến công” để chỉ đến các cố gắng của Mỹ.
Trong chuyến viếng thăm Phnom Penh gần đây, lần đầu tiên của một Ngoại trưởng Mỹ kể từ năm 2002, khi nói chuyện với sinh viên Cam Bốt và được hỏi về quan hệ của Cam Bốt với Bắc Kinh, bà Clinton đã nói rằng: « Các bạn không muốn đất nước mình bị lệ thuộc quá nhiều vào bất kỳ một nước duy nhất nào ».
Thế nhưng Trung Quốc vẫn gia tăng uy lực
Trung Quốc đã hoàn tất một thỏa thuận thương mại với toàn thể 10 quốc gia Đông Nam Á, trong khi một hiệp định tương tự của Mỹ chỉ mới trong giai đoạn sơ khai. Mỹ đang củng cố quan hệ với đồng minh Thái Lan của mình, bất chấp các bất ổn chính trị mới đây tại đấy.
Tại Cam Bốt, các công ty Trung Quốc đã biến các khu vực họ được nhượng quyền khai thác mỏ và nông nghiệp tại tỉnh Mondulkiri ở vùng Đông Bắc Cam Bốt thành những nơi mà cảnh sát Cam Bốt không còn quyền lai vãng. Nhân viên canh gác tại cổng ra vào của hai trong số các khu vực khai thác này - một mỏ vàng và đồn điền trồng đay – đã xua đuổi mọi khách vãng lai trừ phi họ có thể trả tiền mãi lộ. Theo lời kể của một số người đã tham dự hội nghị về thực thi luật pháp vào đầu năm nay thì Bộ trưởng Nội vụ Cam Bốt, ông Sar Kheng, đã phải nhận xét chua cay : « Đó không khác gì một quốc gia trong một quốc gia. »
Các hãng phát triển bất động sản của Trung Quốc đã đổ xô đến Cam Bốt với tất cả tham vọng, sự xấc xược và ồn ào y như thái độ của các công ty trái cây và chế tạo vỏ xe của Mỹ tại Châu Mỹ La tinh hay Châu Phi trong các thập niên trước đây. Một công ty, Liên hiệp Phát triển thuộc thành phố Thiên Tân ở mạn Bắc Trung Quốc, đã chiếm được quyền khai thác trong vòng 99 năm một khu bất động sản rộng 120 dặm vuông - gấp hai lần kích thước thủ đô Washington – ngay mặt tiền bãi biển bên vịnh Thái Lan. Tại đó, các toán công nhân Trung Quốc đang làm đường và chuẩn bị các dự án xây khách sạn, biệt thự và sân golf. Tiền đầu tư ước lượng là 3,8 tỷ đô la. Đối tượng khách hàng là ai ? Là những kẻ mới giàu lên đến từ Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu.
Tháng 10 vừa rồi, Trung Quốc cam kết ủng hộ công trình xây dựng tuyến đường sắt trị giá 600 triệu đô la giữa Phnom Penh và Việt Nam. Tuyến đường này sẽ giúp cho Trung Quốc tiến được một bước quan trọng trong việc hòa nhập toàn bộ Đông Nam Á, kể cả Singapore ở xa tận phía Nam, vào mạng lưới xe lửa của họ.
Trên khắp Cam Bốt, hàng chục công ty quốc doanh Trung Quốc đang xây dựng 8 đập thủy điện, bao gồm đập thủy điện khổng lồ với công suất 246 megawatt trên sông Tatay ở Koh Kong. Tổng số chi phí cho các con đập này sẽ vượt mức 1 tỷ đô la. Theo ông Cheam Yeap, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân Dân Cam Bốt đang cầm quyền, tổng cộng Cam Bốt đang nợ Trung Quốc 4 tỷ đô la.
« Khả năng (Trung Quốc) chiếm quyền kiểm soát là điều không thể tránh khỏi ». Lak Chee Meng, thông tín viên kỳ cựu của báo Sin Chew Daily tại Phnom Penh đã nhận định như vậy. Sin Chew Daily là một trong 4 nhật báo Hoa Ngữ tại Cam Bốt, phục vụ cho 300.000 độc giả người Khmer gốc Hoa và thêm khoảng 250.000 người nhập cư đến từ Trung Quốc bao gồm di dân và các nhà kinh doanh. « Cam Bốt ngả vào Trung Quốc với vòng tay mở rộng. Đó là cách thức trước đây Mỹ dùng để giành quyền kiểm soát các láng giềng. Địa lý chính trị là như vậy ».
Tiền Trung Quốc đổ vào Cam Bốt đã biến thành uy lực chính trị
Câu hỏi muôn thuở về sự trổi dậy của Trung Quốc là khi nào Bắc Kinh sẽ có thể biến tiền bạc của họ thành quyền lực. Tại Cam Bốt, điều đó đã thành hiện thực.
Chính quyền Cam Bốt đã tránh né chỉ trích Bắc Kinh trên vấn đề đập thủy điện mà họ xây dựng trên sông Mekong khúc chảy qua Trung Quốc, những công trình mà giới chuyên gia tiên đoán sẽ tác hại đến đời sống của hàng triệu người dân Cam Bốt sinh sống với nghề đánh bắt cá trên Biển Hồ.
Cam Bốt cũng tuân thủ chính sách “Một Trung Hoa” một cách nghiêm ngặt đến mức từ chối cả yêu cầu của Đài Loan xin mở một văn phòng kinh tế, bất kể hàng triệu đô la đầu tư Đài Loan tại Cam Bốt.
Uy lực của Trung Quốc được phô bày vào tháng 12/2009 khi các nhà ngoại giao Mỹ và Trung Quốc đối đầu trực tiếp với nhau về số phận của 20 người Duy Ngô Nhĩ đã bỏ chạy khỏi Trung Quốc đến Cam Bốt xin tỵ nạn chính trị. Trung Quốc nói một số trong nhóm 20 người này đang bị truy nã vì đã tham gia cuộc bạo động chống lại người Hán tại Tân Cương vào tháng 7/2009. Phía Mỹ thì nói không được gởi trả họ về Trung Quốc.
Trung Quốc đe dọa hủy bỏ chuyến đi thăm Cam Bốt của Phó chủ Tịch Tập Cận Bình, nhân vật sẽ tới Phnom Penh với các hợp đồng và tín dụng trị giá 1,2 tỷ đô la. Thế là Cam Bốt liền giao trả người Duy Ngô Nhĩ về Trung Quốc. Hai hôm sau, Tập Cận Bình, nhân vật sẽ lãnh đạo Trung Quốc sắp tới đây, đã đến Phnom Penh.
Vào tháng 4 năm nay (2010), Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo trừng phạt Cam Bốt, bằng cách hủy bỏ chuyến tàu chở 200 xe vận tải quân sự và loại xe rờ moọc trong số thiết bị quân sự thặng dư dự trù viện trợ cho Phnom Penh. Chưa đầy 3 tuần sau, Bắc Kinh tặng cho Cam Bốt 257 xe vận tải quân sự.
Cam Bốt về hùa với Trung Quốc trên hồ sơ Biển Đông
Cam Bốt cũng đi theo sự chỉ đạo của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, một vùng biển rộng 1 triệu dặm vuông mà Bắc Kinh khẳng định thuộc chủ quyền Trung Quốc.
Vào tháng 7, Ngoại trưởng Clinton phát biểu tại Hà Nội, đã bác bỏ đòi hỏi của Trung Quốc trên vùng biển khơi thuộc Biển Đông và bênh vực cho một sự tiếp cận đa phương, nhằm chia sẻ quyền đánh cá cũng như các tài nguyên dầu khí được cho là hiện nằm dưới đáy biển. Trung Quốc phản đối các cuộc thảo luận đa phương, họ chủ trương chia để trị thông qua các cuộc đàm phán song phương. Qua tháng 10, Thủ tướng Hun Sen ủng hộ đề nghị của Trung Quốc.
Cuộc đọ sức tay đôi Mỹ - Trung đã tiếp diễn tục vào đầu tháng 11. Một ngày sau khi bà Clinton rời khỏi Cam Bốt, Ngô Bang Quốc, một trong những quan chức cao cấp của Đảng Cộng Sản Trung Quốc đến Phnom Penh. Trong chuyến viếng thăm, bà Clinton cho biết có thể xóa bỏ một phần trong món nợ 445 triệu đô la mà Cam Bốt còn thiếu Mỹ. Ông Ngô Bang Quốc thẳng thắn hơn, xóa bỏ ngay 4,5 triệu đô la tiền nợ của Cam Bốt. Các viên chức Trung Quốc còn xem xét việc xóa thêm nợ 200 triệu đô la khác mà Cam Bốt đã vay mượn.
Việt Nam vẫn còn là cản lực của Trung Quốc tại Cam Bốt
Con đường đưa Trung Quốc lên thống trị Cam Bốt không phải không gặp chướng ngại. Việt Nam, nước từng lật đổ chế độ Khmer Đỏ vào năm 1979 và đưa ông Hun Sen lên nắm quyền, đã tỉnh giấc trước mối đe dọa của ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc và đã chỉ đạo cho các công ty quốc doanh Việt Nam đổ tiền vào Xứ Chùa Tháp. Từ 28 triệu đô la năm 2008, mức đầu tư của Việt nam vọt lên 268 triệu năm 2009 và đến 1,2 tỷ đô la trong năm nay, theo số liệu thống kê của chính quyền Cam Bốt.
Quân đội Việt Nam đang điều hành công ty viễn thông số 2 – sắp tới đây sẽ trở thành số 1- của Cam Bốt. Đa số giới chức chính quyền Cam Bốt sử dụng dịch vụ của công ty Việt Nam vì được tặng thẻ sim với thời lượng gọi miễn phí.
Nhưng Trung Quốc đã nhanh chóng phản công chống Việt Nam. Vào tháng 11, Trung Quốc và Cam Bốt ký kết một thỏa thuận tín dụng 591 triệu đô la, trị giá lớn chưa từng thấy tại Cam Bốt – mà ngân hàng Trung Quốc Bank of China dành cho các công ty viễn thông chủ yếu khác của Cam Bốt. Trong thỏa thuận này có 500 triệu đô la dùng để mua trang bị từ tập đoàn viễn thông khổng lồ Huawei của Trung Quốc.
Ngay cả lãnh đạo Cam Bốt Hun Sen, thỉnh thoảng cũng bị bực mình vì Bắc Kinh. Tháng 12/2009, công nhân Trung Quốc hoàn thành một trụ sở chính quyền đồ sộ trị giá 30 triệu đô la, nơi dự trù làm Phủ thủ tướng cho ông Hun Sen. Nhưng ông Hun Sen không thích nơi này, ông than phiền về những cái cầu tiêu kiểu ngồi xổm và « ngay cả những chùm đèn treo thích hợp cũng không có », theo lời kể của một nhà ngoại giao Phương Tây. Cũng có mối lo ngại Trung Quốc khi xây đã gắn thiết bị nghe trộm trong dinh thự này, vì thế ông Hun Sen cho xây một trụ sở khác bên cạnh và cả hai đã được khánh thành vào tháng 10.
Ảnh hưởng bắt nguồn từ lịch sử
Trung Quốc đã áp đặt quyền lực của Thiên triều trên Cam Bốt trong nhiều thế kỷ. Cách đây 800 năm, quân đội Trung Hoa đã từng cứu giúp các vua chúa Khmer, hình các chiến binh Trung Hoa thân thiện được chạm khắc trên các bức tường đền Bayon nổi tiếng gần Angkor Wat. Trong thập niên 1950-1960, Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã bảo bọc Quốc vương Sihanouk, rồi giúp đỡ cho Khmer Đỏ về kinh tế, an ninh và tư tưởng trong suốt thời gian cai trị đẫm máu từ 1975 đến 1979. Ông Sihanouk, năm nay đã 88 tuổi và là Vua Cha, đang cư ngụ tại Bắc Kinh.
Hoắc Triệu Quốc (Huo Zhaoguo), một người Trung Quốc quản trị dự án đồ sộ dọc duyên hải Cam Bốt của công ty Liên hiệp Phát triển, là điển hình của người Trung Quốc mới đến Cam Bốt. Trong thập niên 1980, tại Lan Châu miền Tây Bắc Trung Quốc, ông đã giàu lên nhờ bán đậu, nhưng sau đó đã bị lỡ vận. Ông đến Cam Bốt trong thập niên 1990 khi truy đuổi một nhà phân phối người Việt đã thiếu tiền ông. Sau đó ông trở về Lan Châu không một đồng xu dính túi và không thể ở lại đấy. Ông nói: « Tôi từng là người giàu có ở đây, do đó mà mọi người đều chế nhạo tôi. Một con người luôn cần đến sự tự trọng ».
Ông Hoắc Triệu Quốc trở lại Cam Bốt và mở một quầy bán mì. Sau đó ông tiến tới lập một tiệm mì và gặp được ông chủ của công ty Liên hiệp Phát triển khi ông này ghé tiệm mì tìm kiếm món ăn miền Bắc Trung Quốc. Ông chủ này đã cho ông Hoắc Triệu Quốc cơ hội làm việc tại Liên hiệp Phát triển, và bây giờ ông có trách nhiệm giám sát việc xây dựng đường sá. Theo ông, sở dĩ công ty Liên hiệp Phát triển giành được khoảng đất này, đó là nhờ tiền bạc và quan hệ.
Đối với ông : « Cam Bốt còn quá nghèo và nạn tham nhũng cũng giống như ở Trung Quốc. Nếu anh có quyền thế ở đây, anh sẽ có một tương lai vĩ đại ".
Với một vẻ tự cao mang tính chất thực dân thường thấy nơi nhiều người Hoa tại Cam Bốt, ông nói : « Người Cam Bốt chẳng hề thấy là họ bị buộc phải thành đạt. Thậm chí họ còn lấy ngày nghỉ cuối tuần nữa. Chúng tôi thì không như vậy. Chúng tôi làm việc. »
CÁC BÌNH LUẬN (57)
Các bạn trong và ngoài nước
Mệt quá
Đảng của VN thí điểm vài nơi xem thời vận mà các bạn lo ngại ngoại xâm hoài. Yên tâm đi, họ xâm lăng VN làm chi cho bận rộn trong khi họ còn phải lo cho một tỉ mấy dân TQ chưa xuễ kìa. Cứ yên tâm, chúng ta đã độc lập rồi.
Ở đó mà đưa mây đuổi gió biết chừng nào mới tân tiến. Nhúng tay vào việc vào bây giờ. Yes, I mean now.
Lại đổ thừa TQ nữa.
Hy vọng RFI Việt ngữ trước khi tung tin phải dùng "cái đầu" trước khi loan ti Vịt nhé. Các bạn ăn cơm Pháp sao không học được gì "hay" của người Pháp vậy. Không được vô lý buột tội anh Ba nữa nhen.
Mà nè, nói cho lắm về hổ trợ nạn nhân Fukoshima, các bạn trong ban tiếng Việt RFI có "ứng" ra tí tình thương cho Japan chưa. Vào trang chủ của Red Cross và donate vào quỉ earth quake Fukoshima đi nhé. Ít nhất mỗi bạn trong đài phải ra 50 euro nhé. Bên TQ người giàu nghèo già trẽ bé lớn gì cũng ráo riết làm nghĩa vụ của họ rồi đó. Công nhân các cty thực phẩm ngày đêm làm việc để mang thực phẩm đến Nhật đấy.
đáng khinh
DUNG CHOI VOI TAU
Bài học đã quên
Chính phủ hậu Hun sen sẽ thân Tàu Khựa và đó là hiểm họa cho cả ASEAN.
nói cũng đúng. Tq chẳng tốt
No
1000 nam do ho giac tau?
Có gì đâu mà theo kiểu thực dân
Theo tôi thì ông TQ này chỉ có ý rằng người Kmer lè phè và nhàn hạ. Không châm chỉ làm ăn hết sức như người kinh doanh TQ này. Không thấy có cái ý gì là thực dân như Trọng Nghĩa đã phóng đại. Đáng lẽ Phạm Phan phải giải nghĩa cho T.Nghiã biết điều này. Người Tây thì cũng vậy thôi nhàn hạ không như người Mỹ người Trung Quốc phải chạy theo thời gian. Bạn có tin rằng computer còn chậm chạp hơn người sử dụng nó nữa kìa. Ở bên Mỹ họ làm việt rất hăng say không như Pháp. Ở Mỹ không có siesta.
Bên VN thì tôi cũng tôi đã từng nghe, "Họ đang hốt bạc được thì họ ráng ra sức ngày đêm mà hốt. Còn mình thì làm được ngần đấy, có ráng sức thì cũng chẳng lượm thêm được bao nhiêu. Thôi nghĩ khoẽ đã". Vậy hỏi sao mà làm giàu với thiên hạ. Lười biếng thì làm sao chạy khỏi chữ "nghèo". Rồi một ngày nào đó túng thiếu đi đâu vây mượn, mà ai cho những kẽ lười biếng vây mượn.
Trung Quốc - thảm họa
Dung!!!
phải có dấu
Definition of DUNG. 1: the feces of an animal : manure. 2: something repulsive — dungy \ ˈ dəŋ-ē\ adjective. See dung defined for English-language learners »
TrungQuoc - tham hoa
Phải có dẫn chứng những gì bạn nói càng
Nếu TQ có ý đồ diệt vong thì người Mèo, người Tây Tạng, người thổ dân Quảng Tây đã bị tiêu diệt rồi. Nhưng thật tế thì không như bạn tưởng tượng, TQ đang trên đà chấn hưng Quảng Tây, Lasha Tây Tạng, Tân Cương sau khi hoàn thành những mặc bằng quan trọng của họ (Bắc kinh, Thượg Hải, Hạ Môn, Thẩm Quyến, Quảng Đông, Hải Nam). Nay họ chấn hưng miền tây TQ. Dẫn chứng là tàu hỏa đã nối liền Bắc Kinh với Uruqi và mãi đến Lasha, một đoạn đường sắt bất khả thi nhưng cũng đã hoàn tất. Bạn cũng đã nghe kế hoạch tàu cao tốc nối liền Quảng Tây và ĐNÁ xuyên qua VN, Lao, Miên, Thai Lan, Mã lai và Singapo.
Nếu và nếu TQ thôn tính VN, thì hẳn nhiên họ sẽ bỏ tù và có thể thủ tiêu những thành phần phản động như cá nhân của bạn trước tiên. Họ sẽ tha người VgH vì VgH không tham gia vào chính trị VN. Bạn đã thấy VgH lúc nào cũng ngoan ngoãn tuân lời Đảng và Nhà nước. Sau năm 78-80, bạn có thấy khi nào nhà nước VN truy lùng đuổi bắt VgH phản động nào đâu.
Chứng Liệu Trong Kinh Thi
từ bỏ lối suy nghĩ Trung Hoa
Mong các bạn Trung Quốc hãy từ bỏ giấc mộng xâm lăng, từ bỏ lối sống thờ phụng độc tài, từ bỏ đầu óc kiêu ngạo, tàn ác mê muội . Mong các bạn Trung Quốc hãy học lối làm người khiêm tốn, nhân bản . Có như vậy thì Trung Quốc mới tránh được sự khinh bỉ, thù ghét của thế giới, dân TQ hưởng được thái bình lâu dài .
Con ông cháu cha
Tôi cũng đã nghe bè bạn nói là ở VN có Cường Đô La hô hào tiền nhà nó chỉ thua ngân khố nhà nước mà thôi. Bạn thấy dân Việt của bạn nếu đem ra so sánh với thiên hạ thì chưa là gì cả nhưng vẫn hốnh hách có thua gì "người lạ" đâu?
Can Trong va suy nghi
viet nam ta ngan nam bi no de
mot ngan nam do ho giac tau?
Hơn chúng thì bị chúng ganh ghét
Giỏi quá chúng ghét.
Giàu quá chúng ghét.
Sáng quá chúng ghét.
Táo bạo quá chúng ghét.
Bảnh bao quá chúng ghét.
Hảnh diện quá chúng ghét.
Thành đạt quá chúng ghét.
Kinh tế khá quá chúng ghét.
Hình như hơn chúng thì chúng ta ghét.
Sao kì vậy?
Trung Quốc người anh em vĩ đại của Việt Nam
Thằng Mỹ cũng không tốt lành gì! TQ đã cùng nhau sát cánh với VN mình thì ngay nay họ tiến lên vững mạnh thì chúng ta vẫn có được nhờ mà . Hoan hô cá đồng chí TQ thân yêu!!
ui ngu thế ! thế 2 quần dảo
Đẹp kiểu lộ hàng và phung phí
Giỏi gian dối, lừa đảo, mua bằng chúng mới ghét.
Giàu bằng tham nhũng, bóc lột dân nghèo chúng mới ghét.
Sáng giả tạo đua đòi chúng mới ghét.
Táo bạo kiểu đánh người giết người vô tội chúng mới ghét.
Bảnh trên đau thương của dân nghèo chúng mới ghét.
Hảnh diện rởm, vì công sức của kẻ khác chúng mới ghét.
Thành đạt ảo, thành đạt phù phiếm chúng mới ghét.
Kinh tế khá bằng gian tham hối lộ chúng mới ghét.
Cái hơn trong tội ác thì chúng càng ghét.
Đã hiểu chưa?
Theo "chân chính" kià không phải "xấu xa"
Theo ý tôi là cái đẹp bề ngoài thôi, không cần biết họ là ai.
Đẹp là mình phải thụ hưởng và cảm ơn đời đã cho chúng ta thấy cái
đẹp trước mắt.
-Giỏi gian dối, lừa đảo, mua bằng chúng mới ghét.
Giỏi là giỏi dắn chứ ở đây không phải gian dối, trật rồi.
-Giàu bằng tham nhũng, bóc lột dân nghèo chúng mới ghét.
Giàu là do lam lũ làm ăn mà, cái đầu của bạn thối nát quá,
nghĩ chuyện xấu không được.
-Sáng giả tạo đua đòi chúng mới ghét.
Sáng sủa, đẹp thật sự chứ không giả tạo đua đòi như những kẽ đua đòi.
-Táo bạo kiểu đánh người giết người vô tội chúng mới ghét.
Táo bạo là những sự chấn hưng kinh tế, kế hoạch kinh tế sây dựng
táo bạo chứ không phải về chém giết. Đầu óc của bạn đen tối xấu xa.
Hãy nghĩ về chuyện tốt đi.
-Bảnh trên đau thương của dân nghèo chúng mới ghét.
No, sao cái đầu của bạn lại đen tối thế.
-Hảnh diện rởm, vì công sức của kẻ khác chúng mới ghét.
Hảnh diện ở đây là con người thành công, hảnh diện những thành đạt của họ. Không phải hảnh diện rỏm gì đó của bạn.
-Thành đạt ảo, thành đạt phù phiếm chúng mới ghét.
Ý mình nói là những thành đạt thật sự kìa. Chết rồi, bạn ra đời vào
lúc nào mà đầu óc của bạn buồn bã vậy. Bạn thuộc thế hệ nào?
-Kinh tế khá bằng gian tham hối lộ chúng mới ghét.
Chết rồi, hết nói được rồi.
-Cái hơn trong tội ác thì chúng càng ghét.
Chết, chết, và chết. Bạn cần gập psychologist để được giúp đỡ
Khong chinh xac
theo minh thi chuyen gi ban cung noi duoc. Duong luoi cua ban deo~ qua. Vay giai nghia dum minh di?
Chua hieu!
My dep, giau, sang, thong minh... thi tai sao cung bi nguoi ta ghet?
Co le vi ganh ti, dau da.
Đính chính
Sao kì vậy?
Tu quy vi hoi tu qui vi tra
Có ý gì sao không có 'danh
Các bạn Âu Mỹ thiếu tự tin,
Tuyến đường có thể ĐỔI HƯỚNG
Hãy đọc The New Asian Hemisphere của giáo sư Kishore Mahbubani
Nhưng Tây phương vẫn chưa chịu nhận thấy điều này. Hãy đọc rất thực tế và hấp dẫn.
Thành công nào?
TQ làm được nhiều lắm chứ
Kho bạc nhân dân ngoại tệ TQ thặng dư 2600 tỉ đôla. Kho bạc Mỹ, Euro, Nhật thiếu 13.000+/- tỉ đôla mỗi nước. Các nước tư bản này dùng tiền tín dụng không à. Hàng năm Mỹ tha hồ ra cổ phiếu và in đôla giấy cho thế giới dùng.
Thăng Long 1000 thì ra trò trống gì? Quá bình thường các bạn đã thấy (Xin lỗi nhà nước VN, tôi muốn nêu ra cho lũ trẻ nó biết TQ đã làm được gì, không có ý chê vn đâu)
Các bạn toàn là nghe tin nhãm. Phải truy cập những tài liệu của Wikipedia mà xem, Wiki nót thật mọi chuyện tương tự như LEAKS vậy và rất tin cậy.
Wikipedia nói thật như WikiLeaks!
TQ tranh dành giải Nhất nhì thiên hạ, VN sẽ chứng minh.
Mong một ngày nào đó VN sẽ đạt được một thành tích đáng kính này để chứng minh cho thế giới Tư Bản Tự Do biết Tư Bản Cộng Sản cũng làm được và sẽ làm như họ và có thể hơn họ.
Vietnam, go go go!
Mọi tài liệu, mọi lời nói đều
Việt ngữ, ai viết?
Phải đọc Wiki bằng nhiều loại ngữ khác nhau.
Wikipedia
Đừng đống khoang cửa của tâm hồn: Mở to mắt đi.
Nếu cần biết thêm về Đại Quốc Trung Hoa hãy phiêu lưu qua bên đó hoặc lên mạng tìm hiểu. Chỉ cần đánh những từ "chính" từ khóa Trung Quốc, China, Shanghai, Beijing, Guangzhou và Shenzhen thì sẽ thấy sự phát triển của Trung Quốc. Trung Quốc bây giờ thật sứng danh Trung Hoa, trung tâm của vũ trụ. Hy vọng Trung Quốc có thừa lực để đưa đàn em Việt Nam cùng đi lên cho Châu Á sáng mặt nỡ mày với thế giới.
Trung Quốc đưa đàn em Việt Nam đi lên à???????????
Nếu
Nhiều kẻ giàu có thường hay
Mạng xã hội bây giờ có rất nhiều vụ bệnh hoạn nổi tiếng xuất phát từ Trung Quốc (giới gay chụp ảnh gây shock, đám cưới tục tĩu phi văn hóa, blah blah). Rồi thì đại nạn hàng giả đầu độc các nước láng giềng, ngay cả dân Trung Hoa nội địa: rượu giả, trứng gà giả, bánh bao giả, không biết sắp tới còn có cái gì giả nữa?
Công nhận, muốn làm giàu phải có nhiều mánh, phải độc địa và đôi khi phi nhân tính.
Người Việt dám quịt nợ TQ
...Ông đến Cam Bốt trong thập niên 1990 khi truy đuổi một nhà phân phối người Việt đã thiếu tiền ông. Sau đó ông trở về Lan Châu không một đồng xu dính túi và không thể ở lại đấy. Ông nói: « Tôi từng là người giàu có ở đây, do đó mà mọi người đều chế nhạo tôi. Một con người luôn cần đến sự tự trọng ».
RFI đã có dẫn chứng nè. Người Việt của bạn có thua gì ai đâu. Cái hay không học mà học cái xấu.
Đồ giả?
Eyes không tròng
Người giàu chảnh chẹ ai giám chê bai, còn nghèo mà chảnh xem ra chẳng giống cái trò trống gì. Kinh tế cả thế giới đang bị tuột giốc trong khi ở Bắc Kinh họ rủ nhau đi sắm xe hơi đời mới. Họ tổ chức hàng đoàn số lượng lớn du lịch Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Ma Cau, Hongkong, và qua tân Pháp Ý Mỹ và Canada. Họ mua xe nhiều đến nổi mà nhà nước TQ không tráng nhựa kịp cho xe hơi của họ chạy nên phải hạn chế tung xe hơi ra thị trường. Họ giành dụm tiền bao nhiêu lâu, nay tung ra tiêu cho thỏa chí. Đường sắt cao tốc thì ôi chằng chịt một mạng lưới giao thông vĩ mô. Tôi lước nhẹ cho bạn nhìn qua xã hội ngày nay của TQ. Bạn phải chịu thua là họ đã giàu có, kinh tế vững bền và dự trử được kho bạc khổng lồ. Bạn tự kiểm điểm mình thiếu xót những gì để vương lên với thế giới. VN của bạn là 1/10 của TQ. TQ dư 2600 tỉ đô, thì VN phải dư 260 tỉ đô thì mới đúng là giỏi. Bạn phải hiểu tôi cũng là người Việt nhưng tôi lại thấy TQ qua siêu việt. Đáng khâm phục TQ. Ai giỏi tôi khen, ai hèn tôi quở.
Còn về mánh mung, tôi cho bạn biết luôn. Người ta có mánh làm giàu còn VN cũng có rất nhiều mánh. Những mánh chôm chỉa thì rất hay. Vinashin làm gì thiếu hụt 4-5 tỉ đô. Hẳn nhiên là có bàn tay mờ ám với kỉ xảo biến đôla vào túi của ai đó. Trên thế giới này không có quan chức nào mà không tham lam. Người ta bỏ túi chừng 1 phần nhỏ thôi, còn tham nhũng VN nuốt trọng tất cả. Thế là hết chì lẫn chài và đi đến vực thẩm của sự PHÁ SẢN. Nếu Eyes có tròng thì hảy bổ xung cho ý kiến của tớ đi vậy?
Có lãi