Biểu tình chống TQ lại tiếp diễn ở Sài Gòn, Hà Nội
Posted on 12/06/2011 by nambach
SÀI GÒN & HÀ NỘI (TH) - Trong tuần thứ nhì biểu tình tại Sài Gòn và Hà Nội sáng Chủ Nhật để bảo vệ chủ quyền chống Trung Quốc, tình hình có dấu hiệu căng thẳng hơn tuần trước đó nhiều.
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội ngày 12 tháng 6. (Hình: Blog TS Nguyễn Xuân Diện)
Tại cả hai thành phố, công an có mặt đông đúc hơn, nhiều phương tiện hơn, và số người bị dặn dò lưu ý cũng nhiều lơn lần biểu tình bảy ngày trước.
Riêng tại Sài Gòn, ngay gần tòa lãnh sự Trung Quốc, công an bắt giữ một thanh niên.
Cuộc biểu tình tuần này giống như tuần trước, qua các trang mạng xã hội thanh niên sinh viên hẹn nhau biểu tình lúc 8 giờ sáng Chủ nhật.
Ở Hà Nội, hình ảnh trên trang blog Ba Sàm cho thấy công an hiện diện vừa đông hơn vừa lộ liễu và căng thẳng hơn, không chỉ ở ngay trước tòa đại sứ Trung Quốc trên đường Hoàng Diệu, mà ở cả khu vực gần đó, quanh Vườn hoa Lenin.
Giáo sư Phạm Duy Hiển, phó giám đốc bệnh viện ung thư Hà Nội, tham gia biểu tình trước tòa đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội hôm 12 tháng 6. (Hình: Blog TS Nguyễn Xuân Diện)
Công an dày đặc
Ngay từ lúc 6:30, đã có “Cảnh sát Cơ động đầy nhóc quanh vườn hoa, xe tải mui bạt kín cũng rất nhiều,” theo miêu tả của Ba Sàm.
Ngay từ lúc 6:30, đã có “Cảnh sát Cơ động đầy nhóc quanh vườn hoa, xe tải mui bạt kín cũng rất nhiều,” theo miêu tả của Ba Sàm.
Đến 7 giờ sáng, “từ trụ sở Công an Quận Ba Đình chạy dọc Điện biên phủ, công an nổi, chìm kín đặc,” Ba Sàm viết.
Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc nói qua điện thoại với Ba Sam, cho biết tình hình “rất căng,” và “cơ quan chức năng” tung hết lực lượng và cá nhân ông Đinh Kim Phúc được “chăm sóc” từng bước.
Phóng viên hãng Reuters đang tác nghiệp trên đường phố Hà Nội. (Hình: Blog TS Nguyễn Xuân Diện)
Vào tuần trước, ở Hà Nội, không có công an đông đúc vào sáng sớm, mà chỉ tới gần sát giờ biểu tình mới có sức mạnh công lực.
Khi đó, theo lời một người có mặt tại chỗ, “Phía bên hông Hoàng Diệu có một đoàn cảnh sát cơ động cả mấy mươi, gần trăm người, vũ trang đến tận răng, y như trong phim khủng bố.”
Số cảnh sát cơ động này chỉ được dùng sau khi đoàn biểu tình đã đông người, và cảnh sát được dùng để đẩy đoàn biểu tình ra khỏi khu vực đối diện tòa đại sứ.
Ở Sài Gòn, tình hình còn căng thẳng hơn. Mọi ngã tư dẫn đến trung tâm đều có những hàng rào barrie sẵn sàng, trang Dân Làm Báo cho biết.
Vào lúc 8:05, công an xông vào quán cà phê Highland Coffee đối diện Diamond Plaza, bắt một thanh niên tên Thịnh, theo trang blog Ba Sàm.
Biểu tình ở Sài Gòn. Rất lâu rồi mới thấy người dân Sài Gòn gọi Trung Quốc là Tàu Cộng. (Hình: Dân Làm Báo)
Nhưng vẫn biểu tình
Tới 8:25, các nhóm biểu tình đã tập hợp được với nhau, kéo đến đối diện tòa đại sứ. Ước tính có khoảng hơn 500 công an, cảnh sát được huy động, “Công an còn đông hơn người biểu tình,” trang Dân Làm Báo cho biết.
Tới 8:25, các nhóm biểu tình đã tập hợp được với nhau, kéo đến đối diện tòa đại sứ. Ước tính có khoảng hơn 500 công an, cảnh sát được huy động, “Công an còn đông hơn người biểu tình,” trang Dân Làm Báo cho biết.
Tuy nhiên, lần này “Lực lượng an ninh không dùng dây để đẩy đoàn biểu tình ra khỏi công viên như lần trước,” TS Nguyễn Xuân Diện viết trên blog.
TS Diện cho biết ông thấy có Giáo sư Huệ Chi, Giáo sư Phạm Duy Hiển, Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên… và rất nhiều văn nghệ sĩ trí thức tham gia đoàn biểu tình.
Ở Sài Gòn, vào lúc 9:45, một tin nhắn từ Việt Nam cho báo Người Việt biết đoàn biểu tình bắt đầu diễn hành từ khu vực Nhà thờ Đức Bà, Dinh Độc Lập.
Tại đây, đoàn biểu tình, được ước lượng “khoảng bằng tuần trước” hô khẩu hiệu Hoàng Sa – Trường Sa, và đi tuần hành.
Tuy nhiên, khu vực quanh tòa tổng lãnh sự bị vây kín, không tới gần được.
Tin tức từ trong đoàn biểu tình cũng không thể lọt được ra ngoài, vì nhiều xe phá sóng được trưng dụng ngay bên trên đường Phạm Ngọc Thạch gần tòa tổng lãnh sự.
Ngoài thanh niên bị bắt tại Sài Gòn, chưa có tin đụng độ giữa an ninh và người biểu tình.
Những người biểu tình lần này có qui củ hơn lần trước, và chính quyền cũng chuẩn bị một ‘hệ thống’ để đối phó bài bản hơn lần trước.
Những người biểu tình lần này có qui củ hơn lần trước, và chính quyền cũng chuẩn bị một ‘hệ thống’ để đối phó bài bản hơn lần trước.
Một người biểu tình ở Sài Gòn bị công an chìm bắt. (Hình: Bạn đọc Dân Làm Báo)
* Theo nguồn tin của Người Việt:
Ở Sài Gòn có ông Hạ Đình Nguyên (chủ tịch hội sinh viên tranh đấu những năm 1960) tham gia.
Tất cả những gương mặt trí thức tham gia biểu tình ở chủ nhật trước (5/6) đều bị theo dõi và đe dọa không được bước ra khỏi nhà.
Nhạc sĩ Tuấn Khanh cũng đang bị bao vây tứ phía.
Số lượng công an chìm và nổi đến hơn 1 ngàn người. Ngay cả nhiều người biểu tình lần trước, cho đến thời điểm này vẫn chưa biết cuộc biểu tình đang diễn ra như thế nào. Thậm chí có người cả tuần nay không dám bước ra đường vì bị đe dọa, mạng internet thì bị cắt, khi gọi điện hỏi thăm, họ rất ngạc nhiên vì tin có biểu tình ngày hôm nay.
Trường hợp như nhà văn Đào Hiếu. Ông không hề hay biết có biểu tình. Mọi hoạt động của đoàn biểu tình đều nằm trong “tầm ngắm” của nhà cầm quyền. Nhất cử nhất động của người biểu tình đều bị quản lý. Tỉ lệ “chăm sóc” của công an với đoàn biểu tình là 3 công an/1 người biểu tình. Nếu kể cả công an chìm thì tỉ lệ này có khác: 4 công an / 1 người biểu tình.
Lần biểu tình trước (5/6) cho cảm giác đối thoại và đồng thuận, lần này cho cảm giác đang bị bóp nghẹt bởi công lực.
Cuộc biểu tình lần trước tại Sài Gòn với qui mô lớn, đội ngũ hùng hậu, ở Hà Nội thì yếu hơn. Lần này ngược lại, lực lượng ở Hà Nội mạnh mẽ, hùng hậu, ở phía nam có vẻ như mang không khí ‘tự phát” hơn là có qui mô, phương pháp tổ chức và lực lượng trí thức cùng tham gia.
Phần lớn tham gia đoàn biểu tình ở Sài Gòn lần này vẫn là sinh viên các trường đại học.
Cho đến thời điểm này, những ‘cầu nối thông tin’ ở Sài Gòn đều không liên lạc được.
Biểu tình ở Sài Gòn
* Cập nhật từ Dân Làm Báo
12:25 phút, một nhóm khoảng vài trăm người vẫn kiên trì bám trụ tại gócđường Lê Duẩn, Phạm Ngọc Thạch – đối diện nhà thờ Đức Bà.
Dù đã quá trưa, nhưng đoàn người vẫn hô vang những khẩu hiệu bảo vệchủ quyền Tổ quốc. Nhiều người dù đã khan tiếng, nhưng vẫn hô theo ủng hộ.
Ngay lúc này, bài thơNam Quốc Sơn Hà đang vang lên giữa Sài Gòn
Lúc 1 giờ 45 phút:
Vẫn còn khoảng hơn 100 người tiếp tục kiên trì đứng lại.
Bất ngờ, công an đưa 2 xe chuyên dụng ập đến, lao vào bắt bớ hai thanh niên nổi bật nhất trong nhóm, đồng thời vu cáo hai thanh niên này phạm tội… móc túi. Nhiều người bất bình & phản ứng với trò vu khống lố lăng, nhưng đành bất lực trước nhóm công an đang rất thô bạo, côn đồ.
Hai thanh niên này bị lôi lên xe buýt bùng đưa đi đâu không lõ. Lúc này, phía công an tiếp tục lệnh cho một chiếc xe xịt nước ập đến, xịt nước tung tóe nhằm giải tán đoàn biểu tình còn sót lại.
Hình ảnh biểu tình
Sài Gòn
Bé gái trong hình luôn dẫn đầu đoàn biểu tình. Bạn đọc cho biết, vì bà nội bé không đi được, nên đã gửi người hàng xóm dẫn bé đi biểu tình (Hình: Blog danlambao)
Đoàn biểu tình trước nhà thờ Đức Bà. (Hình: Dân Làm Báo)
Người biểu tình cầm cả biểu ngữ đòi tự do cho Blogger Điếu Cày và Anh ba Sài Gòn. (Hình: Dân Làm Báo)
Hà Nội
Hình chụp lúc 8 giờ 30 phút trong trước công viên Lê Nin, Hà Nội, gần Đại sứ quán Trung Quốc. (Hình: Blog TS Nguyễn Xuân Diện)
Hình chụp lúc 8 giờ 30 phút trong trước công viên Lê Nin, Hà Nội, gần Đại sứ quán Trung Quốc. (Hình: Blog TS Nguyễn Xuân Diện)
Hình chụp lúc 8 giờ 30 phút trong trước công viên Lê Nin, Hà Nội, gần Đại sứ quán Trung Quốc. (Hình: Blog TS Nguyễn Xuân Diện)
Trước đó, lúc 7 giờ sáng, từ trụ sở Công an Quận Ba Đình chạy dọc Điện biên phủ, công an nổi, chìm kín đặc …(Hình: Blog TS Nguyễn Xuân Diện)
(Hình: Nguyễn Trọng Tạo)
Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo (thứ 2 từ phải) và Blogger Người Buôn Gió (giữa) (Hình: Anh Ba sàm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét