Làm sao nói chuyện với thế giới
Từ khi tầu Trung Quốc tấn công các tầu thăm dò đáy biển của Việt Nam, báo chí quốc tế hầu như không để ý đến những xung đột này. Mọi người coi như đó là những chuyện nhỏ, mặc dù đối với người Việt Nam thì đây là một tin nhức đầu hạng nhất. Cuối tuần qua, tạp chí quốc tế
The Economist có ba bài liên tiếp về Trung Quốc bành trướng thế lực ở vùng Đông Nam Á. Họ bàn về trường hợp Miến Điện, Campuchia, và tên nước Việt Nam chỉ được nêu lên vì có thể cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc tại xứ Chùa Tháp. The Economist chỉ nhắc đến các cuộc biểu tình ở Hà Nội và Sài Gòn qua bốn dòng chữ khi bàn về hội nghị Shangri-La ở Singapore – mặc dù báo này có đăng một bức hình người Việt Nam biểu tình chống Trung Quốc vừa qua để minh họa bản tin về Campuchia!Báo chí Pháp, như tờ Le Monde, là một cơ sở truyền thông quốc tế đầu tiên nhắc đến các biên cố đó, khi mô tả những dấu hiệu đáng lo ngại về một cuộc xung đột hải quân (confrontation navale) ở vùng Đông Nam Á. Đi chậm hơn, ngày hôm qua Hệ thống các đài NPR ở Mỹ mới loan tin tương tự, với tựa đề: “Trung Quốc, Việt Nam căng thẳng hơn vì tranh chấp lãnh hải.” Đặc biệt là bản tin này có kèm hình ảnh những thanh niên Việt Nam đi biểu tình trước tòa đại sứ Trung Cộng ở Hà Nội.
Tại sao báo chí thế giới lơ là với tin tức về các vụ Bình Minh 2, Viking 2, cùng những cuộc biểu tình ở Hà Nội và Sài Gòn trong hai tuần liên tiếp như vậy? Trong khi họ đã sẵn sàng loan báo tin về những cuộc biểu tình ít người hơn ở Tây Tạng, ở Nội Mông khi vừa mới xẩy ra? Chắc chắn các nhà báo đều biết rằng chính Tây Tạng và Nội Mông Cổ đang thuộc vào Trung Quốc, còn Việt Nam thì vẫn độc lập; chứ không phải ngược lại! Người ta dễ chú ý đến dân Tây Tạng vì họ đã có một quá khứ quật cường chống Cộng sản Trung Hoa! Lý do chính khiến tin tức Việt Nam bị thế giới bỏ qua là vì chính các báo, đài ở Việt Nam cũng lơ là! Người làm báo quốc tế chỉ loan báo những tin khi thấy chúng có thể gây ra các ảnh hưởng lớn và lâu dài. Trước những tin tức mà chính các nhà báo ở Việt Nam cũng không loan tải, thì thế giới bên ngoài sẽ cảm thấy những vụ cắt cáp hay các cuộc biểu tình ở Việt Nam chỉ là các biến cố hoặc sự kiện nhỏ, không có gì quan trọng!
Như Tiến sĩ Hà Sĩ Phu mới trình bầy trên mạng Bô Xít Việt Nam, sau những cuộc biểu tình liên tiếp hai ngày Chủ Nhật của dân chúng Hà Nội và Sài Gòn, “… báo chí ‘lề phải’ (do đảng Cộng sản kiểm soát) không dám đưa tin biểu tình một cách xứng đáng mà còn bôi nhọ rằng đây là sự ‘tụ tập’ chỉ đi ngang qua cơ quan của Trung Quốc và khi được giải thích thì đã tự giải tán?” Hà Sĩ Phu phê phán: “(Những) người đưa tin như thế thật không xứng đáng là công dân nước Việt chứ nói gì danh hiệu cao quý của một nhà báo!”
Như Tiến sĩ Hà Sĩ Phu mới trình bầy trên mạng Bô Xít Việt Nam, sau những cuộc biểu tình liên tiếp hai ngày Chủ Nhật của dân chúng Hà Nội và Sài Gòn, “… báo chí ‘lề phải’ (do đảng Cộng sản kiểm soát) không dám đưa tin biểu tình một cách xứng đáng mà còn bôi nhọ rằng đây là sự ‘tụ tập’ chỉ đi ngang qua cơ quan của Trung Quốc và khi được giải thích thì đã tự giải tán?” Hà Sĩ Phu phê phán: “(Những) người đưa tin như thế thật không xứng đáng là công dân nước Việt chứ nói gì danh hiệu cao quý của một nhà báo!”
Chúng ta có thể thông cảm với các nhà báo trong nước; đang nằm trong giọ thì rất khó cao quý! Vì không những họ bị một ông Tô Huy Rứa kiểm soát, mà có lúc còn nhận được huấn thị từ Bắc Kinh gửi qua nữa. Cuối tháng Tám năm 2007 bộ Ngoại giao Bắc Kinh đã gọi Đại sứ Việt Nam Trần Văn Luật đến, ông ta yêu cầu báo chí Việt Nam phải ngưng không được đăng những tin tức về hàng hóa, sản phẩm Trung Quốc làm giả mạo hoặc phẩm chất xấu. Chưa một quốc gia nào trên thế giới lại can thiệp đòi ngăn cấm quyền tự do ngôn luận của dân chúng một nước khác như vậy! Trong cùng thời gian báo chí ở Việt Nam viết về hàng Trung Quốc như thế thì báo chí ở Tây phương và các nước khác cũng đang bàn cãi ồn ào về hàng giả, hàng xấu của Trung Quốc; nhưng Bắc Kinh không dám mời đại sứ của bất cứ quốc gia nào khác, từ Pháp, Mỹ đến Mã Lai, Thái Lan tới để hạch hỏi cả! Đến chuyện hàng hóa mà còn được chỉ thị rõ ràng tỉ mỉ, nữa là những chuyện tranh chấp hải đảo? Chưa có một quốc gia nào lại để cho người nước khác chỉ huy, ra lệnh cho cả báo chí, thông tin trong nước mình như vậy! Hành động đó không những khiến cho chính bọn người ra lệnh chúng khinh cho, mà còn làm mất thể diện của cả dân tộc nữa!
Đến đầu tuần này, dân ta thở phào nhẹ nhõm, vì các báo đài thế giới đã bắt đầu để ý đến vụ Trung Quốc bắt nạt Việt Nam. Điều này cho thấy họ đang nhìn cuộc xung đột ngày càng trầm trọng, càng đáng chú ý, người Việt Nam sẽ không bị thế giới bỏ rơi để cho bất cứ ai bắt nạt cũng được!
Nhưng còn các chính khách quốc tế? Điều đáng buồn là trong mấy tuần lễ, chỉ có người Việt Nam quan tâm còn người ngoại quốc không ai biết tới nỗi uất hận của dân mình. Người Việt đã đi biểu tình phản đối trước tòa đại sứ Trung Quốc ở nhiều thủ đô Âu, Mỹ để đánh thức chính khách các nước này. Hôm đầu tuần, tại Mỹ tạp chí National Journal mới báo tin Nghị sĩ Jim Webb đã lên tiếng về những hành động gây hấn của Trung Quốc trong vùng biển Đông Việt Nam. Vị nghị sĩ đảng Dân Chủ ở tiểu bang Virginia nói trong một cuộc họp của Hội đồng Ngoại giao (Council on Foreign Relations), một tổ chức không thuộc chính phủ Mỹ. Ông cho biết sẽ đưa ra Thượng viện Mỹ một nghị quyết về việc này. Ngày hôm sau, Nhật báo Financial Times loan tin Việt Nam đã yêu cầu chính phủ Mỹ và các quốc gia khác giúp giải quyết các tranh chấp với Trung Quốc trong vùng biển Đông.
Nhưng chính quyền cộng sản Việt Nam sẽ lấy lý do nào để yêu cầu các nước khác can thiệp?
Trong vụ xung đột quyền lợi về các quần đảo từ bao lâu nay, chính quyền Bắc Kinh vẫn lấy lá thư năm 1958 do Phạm Văn Đồng ký gửi Chu Ân Lai làm căn bản để khẳng định chủ quyền của họ trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong thư đó, ông Phạm Văn Đồng đã ủng hộ bản tuyên bố của chính phủ Trung Quốc về lãnh hải; mà bản tuyên bố này kèm theo cả bản đồ vẽ các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Trung Quốc. Sau này, các người cầm đầu đảng Cộng sản Việt Nam biện hộ rằng ông Đồng chỉ ủng hộ ý kiến về lãnh hải nhưng không ủng hô cái chi tiết về các quần đảo đó. Nói như vậy trong việc ngoại giao rất khó nghe, cũng giống như một người ký cái giấy bán nhà rồi lại nói tôi không chịu bán cái cái mái nhà!
Nhưng không phải chỉ có ông Phạm Văn Đồng nhu nhược và chịu nhục nhã. Nhóm lãnh tụ cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục truyền thống nhịn nhục đó, sau khi xin Trung Quốc tái lập bang giao!
Cảnh ngoại giao nhịn nhục đã bắt đầu từ năm 1950 và chỉ bị đứt đoạn một thời gian sau năm 1975, khi Lê Duẩn tuyệt giao với Tầu để hoàn toàn theo Nga. Ngay hành động chống đối này cũng thiếu suy nghĩ, rất dại dột. Sau khi đã nhận viện trợ của Cộng sản Tầu từ cây kim sợi chỉ đến sung đạn, bom mìn suốt bao nhiêu năm chiến tranh, Lê Duẩn quay mặt chống Tầu đến mức ghi vào hiến pháp tên Trung Quốc như một kẻ thù truyền thống. Hồi Ký Khrutchew kể lại trong hai lần ông sang Bắc Kinh đều ngỏ ý xin Trung Cộng cho Nga sử dụng một hải cảng vùng nước ấm không bị đóng băng vào mùa Đông, cả hai lần đều bị từ chối. Lê Duẩn đã cho hải quân Nga sử dụng cảng Cam Ranh trong lúc Tầu và Nga đang coi nhau là tử thù. Những hành động thiếu khôn ngoan này khiến Bắc Kinh khinh bỉ, coi Việt Nam là một giống dân bội bạc; tâm lý này đã ăn sâu, từ trong giới lãnh tụ cho đến người dân Trung Hoa bình thường. Nhưng đến năm 1990 chế độ cộng sản ở Nga và Đông Âu sụp đổ, các món viện trợ chấm dứt, thì chính những người cầm đầu đảng Cộng sản Việt Nam bắt buộc phải quay trở lại xin tái lập bang giao với Bắc Kinh. Trong lúc chế độ cộng sản khắp nơi tàn lụi, Lê Khả Phiêu lại sang Trung Quốc xin tái lập một “Quốc tế Cộng sản” mới để Bắc Kinh đóng vai lãnh đạo các nước còn lại như Việt Nam, Cuba, Bắc Hàn. Bắc Kinh đã từ chối thẳng. Bởi vì lúc đó cả thế giới biết rằng Cộng sản Trung Hoa đã coi việc cải tổ kinh tế là quan trọng nhất để chế độ tồn tại, họ chỉ mong được bán hàng sang các nước tư bản, từ Mỹ đến Âu châu. Làm sao Bắc Kinh có thể đóng vai đối nghịch với các khách hàng, khiêu khích các người mua hàng của họ để mua lấy một cái danh hão! Chỉ có Bộ Chính trị Cộng sản Việt Nam không nhìn thấy điều đó, cho nên mới đưa ra một đề nghị, tưởng là để lấy lòng Trung Quốc nhưng lại hoàn toàn đi ngược với quyền lợi của chính họ! Từ đó lòng khinh rẻ của Cộng sản Trung Hoa càng tăng thêm. Từ khinh rẻ chuyển thành thái độ chèn ép, ngày càng kiêu căng, đưa tới những hành động “lấn chân” của họ, trên trường ngoại giao, trên mặt đất và trên biển.
Trước thái độ khinh rẻ của Cộng sản Trung Hoa, những người lãnh đạo Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục nhịn nhục. Tháng Hai năm 1992 Trung Quốc ban hành “Luật về lãnh hải và vùng nước tiếp giáp của nước CHND Trung Hoa” gồm 17 điều. Điều 2 khẳng định phạm vi chủ quyền của Trung Quốc trên “tất cả các đảo ven biển, Đài Loan và các đảo phụ thuộc bao gồm đảo Điếu Ngư (Senkaku-theo cách gọi của Nhật Bản), quần đảo Bành Hồ, các quần đảo Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa, Nam Sa và kể cả các đảo nhỏ khác.” Trong đó Tây Sa và Nam Sa chính là các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của nước ta. Trước sự kiện đạo luật này xâm phạm chủ quyền đất nước ta, chính quyền cộng sản Việt Nam không hề lên tiếng phản đối! Chính vì, cũng giống như Phạm Văn Đồng thời trước, họ coi việc ngoại giao của quốc gia không quan trọng bằng tình “đồng chí anh em” giữa hai đảng cùng theo một chủ nghĩa cộng sản!
Chính sách nhịn nhục của đảng Cộng sản đối với Trung Quốc từ 60 năm nay khiến cho bây giờ muốn nhờ các nước khác, trong đó có nước Mỹ can thiệp cũng rất khó nói năng. Muốn đứng ra nói chuyện với các nước khác để nhờ họ giúp, trước hết Cộng sản Việt Nam phải công khai phủ nhận lá thư năm 1958 của ông Phạm Văn Đồng. Một công hàm ngoại giao có thể bị xóa bỏ chính thức bất cứ lúc nào, không có gì đáng lo cả. Dân tộc Việt Nam không thể ngậm đắng nuốt cay mối nhục đó mãi được.
Tiến sĩ Hà Sĩ Phu mới nhận xét: “Sự khiếp nhược trường kỳ gây đau thương vĩnh viễn cho Dân tộc.” Nhưng tại sao Đảng Cộng sản Việt Nam lại phạm những sai lầm lớn liên tục như vậy? Tất cả đều do một nguyên nhân. Đảng Cộng sản làm ngược lại một quy tắc ngoại giao cổ điển ai cũng thuộc lòng, là “Các quốc gia không có bạn hay kẻ thù, mà chỉ có quyền lợi thôi.” Đảng Cộng sản Việt Nam, ngay từ những năm 1950 đã làm ngược lại quy tắc này. Họ phân chia các nước thành bạn với thù; bạn thì cái gì cũng tốt, thù thì cái gì cũng xấu! Chính sách ngoại giao của đảng Cộng sản chỉ dựa trên bảng sắp hạng đó chứ không đặt quyền lợi quốc gia và tương quan quốc tế làm căn bản.
Nhà báo Huy Đức gần đây mới ghi lại: Từ tháng 2/1999 đến 12/2000, Trung Quốc ký với tất cả 10 quốc gia Đông Nam Á các thỏa ước cộng tác song phương, qua hình thức tuyên bố chung giữa các Bộ trưởng Ngoại giao hay Phó Thủ tướng, chỉ trừ đối với Việt Nam là phải có thêm thỏa ước ký bởi hai Tổng bí thư. Trong việc thực hiện sự cộng tác giữa Trung Quốc và các quốc gia khác, Trung Quốc chỉ đòi hỏi tổng quát là trao đổi cấp cao. Riêng Việt Nam, thỏa ước năm 1999 đòi hỏi toàn diện cộng tác từ đảng, chính quyền, cho tới các tổ chức quần chúng, các địa phương! Chưa nước nào lại theo đường lối ngoại giao như vậy, trừ các nước chư hầu!
Trong thập niên 1960 đến 80, tại các nước chịu ảnh hưởng mạnh nhất của Mỹ như Nam Hàn, Đài Loan, Thái Lan, trong khi chính quyền bao giờ cũng thân thiết với Mỹ, nhận viện trợ Mỹ, thì các sinh viên, học sinh vẫn liên tiếp biểu tình chống Mỹ. Nhưng đó là một hiện tượng bình thường ở các nước tự do dân chủ, với những dân tộc biết tự trọng. Trong việc ngoại giao, đảng Cộng sản đã bỏ mất cả lòng tự trọng. Họ dựa trên ý thức hệ, trên những chủ thuyết trừu tượng, trên một thứ tình “đồng chí anh em” hoàn toàn trống rỗng. Không những thế, đảng Cộng sản còn bắt tất cả mọi người dân phải suy nghĩ về bạn, hay thù theo chính sách từng giai đoạn của đảng. Cho nên họ không bao giờ được nghe lời nói phải, không bao giờ biết sự thật. Một chế độ như thế không thể tồn tại được.
Be the first to like this post.
2 Responses to Làm sao nói chuyện với thế giới
- Viet cong va Tau cong cung la ca me mot lua, luu manh nhu nhau. Viet cong thi hoc thoi luu manh dan ap nhan dan cua Tau cong de tran ap viec dau tranh giu nuoc cua nhan dan Viet nam. Cac nuoc van minh tren the gioi tu hao ve quoc gia cua minh co nhung thanh tu khoa hoc vi dai. Con bon Viet gian cong san tu hao nao la van minh, nao la dinh cao cua tri tue phat minh toan la nhung cong cu dan ap, tham nhung, cuop doat dat dai cua nhan dan bang nhung chinh sach, nghi quyet , nghi dinh nay no. v..v, dat nuoc Vietnam thi khong co nguoi bao ve nhung nhung ten Viet gian cong san tham nhung, dan ap, boc lot, cuop boc tai san cua nhan dan, bon rut tai san cua quoc gia thi khap moi mien dat nuoc. Nhan dan Viet nam can phai kien tri dau tranh de xoa bo che doc tai, tham nhung cua bon Viet gian cong san thi moi hy vong dat nuoc Viet nam moi co co hoi de phat trien duoc. Trai lai nhan dan se bi cai Dang Viet gian cong san luu manh, ma giao nay dan ap mai va khong bao gio ngoc dau len noi. VUNG LEN HOI CAC NO LE O THE GIAN. QUYET PHEN NAY SONG CHET MA THOI! NHAN DAN VIET NAM HAY VUNG LEN DAU TRANH CHO MOT NUOC VIET NAM TU DO DAN CHU!
- Người CS chưa từng bao giờ mặc áo với cái túi may ngược để thể hiên phô trương chủ thuyết vô sản…CSVN cũng thế thôi tệ hơn loài súc vật sống không bằng một con chó, gần một thể kỷ qua CSVN đã làm tổn thương mất mát biết bao nhiêu sự tinh hoa cuả đất nước Việt Nam. CSVN thống trị điều hành guồng máy nhà nước không bằng các em bán vé số ngoài vỉa hè. (Nghèo nhưng tự trọng và nhân cách). Còn bè lũ CSVN như đám chó không chủ với hai bộ hàm răng CAND và CA mật vụ chỉ biết dùng để ăn hiếp vùi dập dân lành yêu nước, đối với ngoại bang cướp nước đứng trước mặt quân thù mà như con chó già không răng khúm lúm run sợ thì lấy gì có tư cách “Làm sao nói chuyện với thế giới” Nếu đất nước Việt Nam vẫn còn trong tay bọn CSVN và 14 BCT ngu si thì còn tiếp mãi đời sau đất nước ta vẫn luẩn quẩn nằm trong phạm vi bị lệ thuộc nhược tiểu với các nước chung quanh. Nhất là thằng TQ