Trích dẫn các nguồn tin từ chính phủ New Delhi, tờ Deccan Chronicle cho biết hải quân Ấn Độ có lẽ là hải quân nước ngoài duy nhất trong thời gian gần đây được đậu lại tại một cảng khác của Việt Nam ngoài Vịnh Hạ Long. Nguồn tin này nhận định : « Hành động nói trên của Việt Nam sẽ giúp Ấn Độ xác lập một sự hiện diện lâu dài trên Biển Đông, để New Delhi có thể đóng một vai trò lớn hơn ở Đông Nam Á, một khu vực có tính chất chiến lược với những đường giao thương hàng hải quan trọng ».
Về phần mình, Ấn Độ sẽ giúp Việt Nam về huấn luyện và đóng tàu. Tư lệnh quân chủng hải quân Việt Nam, phó đô đốc Nguyễn Văn Hiến, kể từ ngày mai, sẽ lần lượt viếng thăm New Delhi, Mumbai và Visakhapatnam, để tìm hiểu về tiềm lực của hải quân của Ấn Độ.
Trong bối cảnh căng thẳng trên Biển Đông hiện nay, dĩ nhiên là Trung Quốc lại càng theo dõi sát sao việc tăng cường hợp tác về hải quân giữa Việt Nam và Ấn Độ. Ngược lại, cả Hà Nội và New Delhi cũng đều lo ngại trước tiềm lực quân sự ngày càng mạnh của Bắc Kinh. Tuy nhiên, nguồn tin chính phủ New Delhi thận trọng nhấn mạnh rằng việc tăng cường quan hệ quốc phòng Việt - Ấn không nhắm vào Trung Quốc.
Tờ Deccan Chronicle trích lời một nhà phân tích quốc phòng, ông Commodore C. Uday Bhaskar nhận định: « Ấn Độ muốn giữ vấn đề hiện diện trên Biển Đông như là một phương án dự trù. Bất cứ cường quốc nào trên thế giới đều muốn mình có khả năng duy trì một sự hiện diện vững chắc trong 2 trên 3 đại dương có đường giao thương hàng hải. Trong toàn châu Á, Việt Nam có vị trí chiến lược nổi bất nhất ».
Tuy cho rằng hợp tác quốc phòng Việt - Ấn không nên được xem như là một chiến lược trả đủa phản ứng lại quan hệ Trung Quốc – Pakistan, ông Bhaskar nhìn nhận rằng hợp tác về hải quân của hai nước tạo ra một thế cân bằng ở Đông Nam Á. Mặt khác, cũng cần phải thấy là chính Bắc Kinh cũng đang thi hành một chiến lược bao vây Ấn Độ với việc tăng cường hợp tác trên biển với các nước như Miến Điện, Srilanka và Pakistan. Theo nhận định của tờ Deaccan Chronicle, đáp lại chiến lược này của Trung Quốc, Ấn Độ phải tăng cường khả năng phòng thủ tại các quần đảo Andaman và Nicobar nằm sát cạnh vùng Đông Nam Á.
Hiện giờ, hải quân Ấn Độ đang cố gắng bắt kịp Trung Quốc, với mục tiêu là trong một thập niên nữa, nâng tổng số chiến hạm lên từ 140 đến 145 chiếc, với 2 hàng không mẫu hạm, để có thể tung lực lượng hải quân đến những vùng biển xa như Biển Đông và Vịnh Ba Tư.
Về phần mình, Ấn Độ sẽ giúp Việt Nam về huấn luyện và đóng tàu. Tư lệnh quân chủng hải quân Việt Nam, phó đô đốc Nguyễn Văn Hiến, kể từ ngày mai, sẽ lần lượt viếng thăm New Delhi, Mumbai và Visakhapatnam, để tìm hiểu về tiềm lực của hải quân của Ấn Độ.
Trong bối cảnh căng thẳng trên Biển Đông hiện nay, dĩ nhiên là Trung Quốc lại càng theo dõi sát sao việc tăng cường hợp tác về hải quân giữa Việt Nam và Ấn Độ. Ngược lại, cả Hà Nội và New Delhi cũng đều lo ngại trước tiềm lực quân sự ngày càng mạnh của Bắc Kinh. Tuy nhiên, nguồn tin chính phủ New Delhi thận trọng nhấn mạnh rằng việc tăng cường quan hệ quốc phòng Việt - Ấn không nhắm vào Trung Quốc.
Tờ Deccan Chronicle trích lời một nhà phân tích quốc phòng, ông Commodore C. Uday Bhaskar nhận định: « Ấn Độ muốn giữ vấn đề hiện diện trên Biển Đông như là một phương án dự trù. Bất cứ cường quốc nào trên thế giới đều muốn mình có khả năng duy trì một sự hiện diện vững chắc trong 2 trên 3 đại dương có đường giao thương hàng hải. Trong toàn châu Á, Việt Nam có vị trí chiến lược nổi bất nhất ».
Tuy cho rằng hợp tác quốc phòng Việt - Ấn không nên được xem như là một chiến lược trả đủa phản ứng lại quan hệ Trung Quốc – Pakistan, ông Bhaskar nhìn nhận rằng hợp tác về hải quân của hai nước tạo ra một thế cân bằng ở Đông Nam Á. Mặt khác, cũng cần phải thấy là chính Bắc Kinh cũng đang thi hành một chiến lược bao vây Ấn Độ với việc tăng cường hợp tác trên biển với các nước như Miến Điện, Srilanka và Pakistan. Theo nhận định của tờ Deaccan Chronicle, đáp lại chiến lược này của Trung Quốc, Ấn Độ phải tăng cường khả năng phòng thủ tại các quần đảo Andaman và Nicobar nằm sát cạnh vùng Đông Nam Á.
Hiện giờ, hải quân Ấn Độ đang cố gắng bắt kịp Trung Quốc, với mục tiêu là trong một thập niên nữa, nâng tổng số chiến hạm lên từ 140 đến 145 chiếc, với 2 hàng không mẫu hạm, để có thể tung lực lượng hải quân đến những vùng biển xa như Biển Đông và Vịnh Ba Tư.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét