Làm gì khi "được mời" ?
Mẹ Nấm - Tôi viết bài này tặng những người "được mời" và bị mời, mong các bạn luôn vững vàng và sáng suốt.
Có rất nhiều lý do để "được" (bị) mời, và điều mấu chốt là người mời sẽ phải gởi cho chúng ta ít nhất là 3 lần giấy mời. Phải nói rõ điều này để biết rằng, chúng ta có quyền từ chối lời mời khi không được giải thích rõ ràng về nguyên nhân, lý do mời làm việc, hoặc không rõ người mời mình làm việc là ai.
Có rất nhiều lý do để "được" (bị) mời, và điều mấu chốt là người mời sẽ phải gởi cho chúng ta ít nhất là 3 lần giấy mời. Phải nói rõ điều này để biết rằng, chúng ta có quyền từ chối lời mời khi không được giải thích rõ ràng về nguyên nhân, lý do mời làm việc, hoặc không rõ người mời mình làm việc là ai.
Phải nói rõ ràng rằng, dù "được" hay bị mời, thì cả hai bên - người mời và người được mời - đều phải có thái độ tôn trọng nhau trong tinh thần đối thoại. Cần nhắc nhớ chính bản thân chúng ta điều này, bởi chúng ta không phải là tội phạm. Nếu cảm thấy bị đe dọa, nạt nộ hay không được tôn trọng, chúng ta có quyền giữ im lặng.
Có những điều cần lưu ý sau:
1. Khi đi làm việc, cần mang theo giấy tờ tùy thân, ở đây có lẽ chứng minh nhân dân là tốt nhất (đề phòng trường hợp các anh công an bảo rằng giấy phép lái xe là một thứ giấy tờ không thể chứng minh được bản thân bạn như tôi đã gặp ở công an phường Tân Thới Nhất - quận 12 - Sài Gòn).
2. Đối thoại trong tinh thần sòng phẳng và tôn trọng nhau, quan điểm của nhà nước và của người mời ta làm việc không thể áp đặt được quan điểm cá nhân của ta. Ở đây tôi muốn nói đến thái độ thẳng thắn khi nhận lời mời, nếu bạn ý thức được hành động và việc làm của mình bạn cứ thẳng thắn trao đổi và đề nghị cơ quan làm việc với bạn nên thể hiện thái độ lịch sự. Phải xác định rằng, ta không thể né tránh một lời mời có chủ đích và chủ nhân rõ ràng, vì vậy hãy chọn thái độ đúng đắn.
3. Chú ý đến biên bản làm việc, tiêu đề phải là biên bản làm việc hoặc biên bản đối thoại, chứ không phải biên bản ghi lời khai. Bởi chúng ta không phải là tội phạm, nên đây là một đòi hỏi chính đáng. Nếu cảm thấy lời ghi trong biên bản không được khách quan, bạn có thể từ chối ký vào biên bản.
4. Bạn có quyền từ chối việc kê khai lý lịch trên giấy do cơ quan mời bạn làm việc yêu cầu, bởi khi gửi giấy mời bạn, ít nhiều họ cũng đã xác định được nhân thân của bạn. Vì vậy, điều tra lý lịch (nếu có) là nhiệm vụ của họ chứ không phải của bạn.
5. Có thái độ rõ ràng dứt khoát khi làm việc, mời làm việc vì nội dung nào thì chỉ xoay quanh vấn đề đó, bạn có quyền từ chối không cung cấp thông tin cá nhân của mình như số điện thoại, địa chỉ email, tài khoản tham gia mạng xã hội... hoặc cung cấp thông tin về các mối quan hệ xung quanh mình.
6. Bạn có quyền yêu cầu chấm dứt buổi làm việc, nếu cảm thấy tinh thần và trạng thái sức khỏe không được đảm bảo. Nên xác định rõ thời gian làm việc với họ, và đề nghị phải được thông báo cho gia đình về thời gian làm việc. Bạn có quyền được đảm bảo nhu cầu thông tin liên lạc như nghe điện thoại, tuyệt đối cơ quan an ninh không có quyền yêu cầu bạn tắt máy điện thoại khi làm việc, chỉ có thể yêu cầu bạn để chế độ chuông nhỏ, hoặc tạm ngưng liên lạc những công việc không thực sự cần thiết. Phải nhớ kỹ điều này, nếu không được đảm bảo, bạn nên tỏ thái độ phản kháng bằng việc giữ im lặng.
7. Bạn có quyền đề nghị cung cấp biên bản làm việc cho mình, nếu yêu cầu này không được đáp ứng bạn có thể không ký vào biên bản.
8. Nếu bị buộc phải ký xác nhận vào các tài liệu được in ra từ email hay blog cá nhân của bạn thì bạn có quyền đề nghị cơ quan làm việc với mình xác nhận trước là chính họ đã in ra từ blog bạn, sau đó bạn hãy xác nhận.
9. Chỉ làm việc với người có tên trong giấy mời, còn những người khác (nếu có tham gia làm việc cùng) thì bạn có quyền từ chối trả lời các câu hỏi của họ.
10. Vui vẻ và thư giãn như một buổi đối thoại thực sự. Điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn lạc quan hơn và đỡ mệt mỏi.
Chúc mọi người bình an!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét