Mặc dù Phó tổng tham mưu trưởng Trung Quốc không nói đến tranh chấp tại Biển Đông, nhưng rõ ràng lời kêu gọi liên quan đến tình hình căng thẳng tại khu vực này trong thời gian qua.
Lãnh đạo quân đội Trung Quốc nói ông hy vọng là « Việt Nam sẽ xử lý một cách thích hợp những vấn đề tế nhị, hướng dẫn công luận và tình cảm của dân chúng một cách đúng đắn ». Tướng Mã Hiểu Thiên còn đề nghị Việt Nam không để cho các diễn tiến leo thang và phát triển nhanh, cần tránh làm phức tạp các vấn đề, không để cho các vấn đề này lan rộng, bị đa phương hóa và quốc tế hóa.
Cuối tháng Năm và đầu tháng Sáu, Việt Nam đã hai lần tố cáo tàu hải giám và ngư chính của Trung Quốc xâm nhập lãnh hải của Việt Nam và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cắt cáp thăm dò dầu khí của các tàu Việt Nam. Trong khi đó, chính quyền Bắc Kinh lại đơn phương quyết đoán những vùng biển này thuộc chủ quyền của mình.
Sự kiện hiếm thấy là chính quyền Việt Nam đã bật đèn xanh cho vài cuộc biểu tình ở Hà Nội và Sài Gòn phản đối hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông.
Bên cạnh đó, Hải quân Trung Quốc và Việt Nam đều tiến hành tập trận ở Biển Đông. Tuy nhiên, theo giới phân tích, cả hai nước không có lợi ích gì tiến tới xung đột vũ trang với nhau, do vậy, Hà Nội và Bắc Kinh đã tìm cách làm dịu tình hình.
Thứ bẩy vừa qua, đặc phái viên của lãnh đạo Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã tới Bắc Kinh và đàm phán với nhiều quan chức cao cấp của Trung Quốc, trong đó có Ủy viên Quốc vụ Đới Bỉnh Quốc. Nhân dịp này, hai nước ra thông cáo báo chí khẳng định mong muốn giải quyết các tranh chấp thông qua đàm phán.
Mặt khác, Trung Quốc cũng lo ngại khả năng Hoa Kỳ can thiệp vào hồ sơ Biển Đông. Căng thẳng trong quan hệ Bắc Kinh – Washington gia tăng sau khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, tại Diễn đàn an ninh khu vực ARF diễn ra ở Hà Nội hồi tháng Bảy 2010, tuyên bố rằng tự do lưu thông hàng hải ở Biển Đông gắn liền với lợi ích quốc gia Hoa Kỳ.
Lãnh đạo quân đội Trung Quốc nói ông hy vọng là « Việt Nam sẽ xử lý một cách thích hợp những vấn đề tế nhị, hướng dẫn công luận và tình cảm của dân chúng một cách đúng đắn ». Tướng Mã Hiểu Thiên còn đề nghị Việt Nam không để cho các diễn tiến leo thang và phát triển nhanh, cần tránh làm phức tạp các vấn đề, không để cho các vấn đề này lan rộng, bị đa phương hóa và quốc tế hóa.
Cuối tháng Năm và đầu tháng Sáu, Việt Nam đã hai lần tố cáo tàu hải giám và ngư chính của Trung Quốc xâm nhập lãnh hải của Việt Nam và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cắt cáp thăm dò dầu khí của các tàu Việt Nam. Trong khi đó, chính quyền Bắc Kinh lại đơn phương quyết đoán những vùng biển này thuộc chủ quyền của mình.
Sự kiện hiếm thấy là chính quyền Việt Nam đã bật đèn xanh cho vài cuộc biểu tình ở Hà Nội và Sài Gòn phản đối hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông.
Bên cạnh đó, Hải quân Trung Quốc và Việt Nam đều tiến hành tập trận ở Biển Đông. Tuy nhiên, theo giới phân tích, cả hai nước không có lợi ích gì tiến tới xung đột vũ trang với nhau, do vậy, Hà Nội và Bắc Kinh đã tìm cách làm dịu tình hình.
Thứ bẩy vừa qua, đặc phái viên của lãnh đạo Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã tới Bắc Kinh và đàm phán với nhiều quan chức cao cấp của Trung Quốc, trong đó có Ủy viên Quốc vụ Đới Bỉnh Quốc. Nhân dịp này, hai nước ra thông cáo báo chí khẳng định mong muốn giải quyết các tranh chấp thông qua đàm phán.
Mặt khác, Trung Quốc cũng lo ngại khả năng Hoa Kỳ can thiệp vào hồ sơ Biển Đông. Căng thẳng trong quan hệ Bắc Kinh – Washington gia tăng sau khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, tại Diễn đàn an ninh khu vực ARF diễn ra ở Hà Nội hồi tháng Bảy 2010, tuyên bố rằng tự do lưu thông hàng hải ở Biển Đông gắn liền với lợi ích quốc gia Hoa Kỳ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét