Theo nhật báo Anh ngữ China Times, xuất bản tại Đài Loan, hôm thứ năm 30/06/2011 vừa qua, tờ Hồng Kông Thương mại Nhật báo đã xác định là chuyến đi thử nghiệm của chiếc tàu sân bay Trung Quốc đầu tiên sẽ chỉ có thể được thực hiện sớm nhất là vào tháng Tám tới đây. Nguyên nhân là do trục trặc về mặt kỹ thuật cơ khí.
Cũng theo tờ báo Hồng Kông, một số yếu tố bên ngoài, chẳng hạn như tình hình căng thẳng hiện nay trong tranh chấp Biển Đông, cũng có thể là lý do khiến Trung Quốc phải đình hoãn việc cho hạ thủy chiếc tàu này.
Theo tờ China Times, nhật báo Hồng Kông đã trích dẫn một quan chức quân sự Trung Quốc cho biết là chiếc Varyag - tên gọi tiếng Nga của chiếc hàng không mẫu hạm cũ mà Trung Quốc mua lại của Ukraina - sẽ không thể được hạ thủy vào ngày 30/06 như dự kiến, vì một số bộ phận của con tàu cần được sửa chữa và bảo trì thêm.
Viên chức Trung Quốc này thừa nhận : "Vì đây là tàu sân bay đầu tiên của chúng tôi, do đó các trục trặc không phải là bất thường. Đó là lý do tại sao chúng tôi chưa bao giờ chính thức công bố lịch trình thử nghiệm con tàu."
Cũng theo nguồn tin trên, chính quyền Trung Quốc đang cố gắng để chiếc Varyag (được cho là sẽ mang tên Thi Lang) thực hiện chuyến đi thử nghiệm đầu tiên vào tháng Tám, nhưng chưa thể xác định ngày giờ cụ thể, vì còn tùy thuộc nhiều yếu tố, bao gồm cả vấn đề thời tiết lẫn bối cảnh quốc tế.
Theo tờ báo Đài Loan, một số nguồn tin từ Trung Quốc còn cho rằng việc truyền thông quốc tế đang chú mục vào chiếc tàu này, cũng như căng thẳng gần đây tại Biển Đông có thể khiến giới lãnh đạo Trung Quốc trì hoãn việc hạ thủy con tàu.
Nhân chuyến ghé thăm Đài Loan, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ William Perry hôm 30/06 đã xác định rằng hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc trước mắt sẽ không đặt ra một mối đe dọa quân sự nào cho Đài Loan hoặc khu vực Biển Đông. Bắc Kinh còn phải mất thêm nhiều năm nữa mới phát huy được đầy đủ năng lực của con tàu.
Theo ông Perry, kể cả khi đã có một chiếc tàu sân bay, con tàu đó chỉ có thể hoạt động hữu hiệu trong khuôn khổ một hải đội hàng không mẫu hạm. Cựu bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhắc lại rằng trong cuộc khủng hoảng Eo biển Đài Loan năm 1996, Hoa Kỳ huy động không phải là hai chiếc tàu sân bay riêng lẻ, mà hai hải đội hàng không mẫu hạm. Theo ông, điều đó đòi hỏi nhiều loại chiến hạm khác nhau, nhiều chiếc tàu ngầm, các loại phi cơ, và quan trọng nhất là hàng năm trời rèn luyện.
Cũng theo tờ báo Hồng Kông, một số yếu tố bên ngoài, chẳng hạn như tình hình căng thẳng hiện nay trong tranh chấp Biển Đông, cũng có thể là lý do khiến Trung Quốc phải đình hoãn việc cho hạ thủy chiếc tàu này.
Theo tờ China Times, nhật báo Hồng Kông đã trích dẫn một quan chức quân sự Trung Quốc cho biết là chiếc Varyag - tên gọi tiếng Nga của chiếc hàng không mẫu hạm cũ mà Trung Quốc mua lại của Ukraina - sẽ không thể được hạ thủy vào ngày 30/06 như dự kiến, vì một số bộ phận của con tàu cần được sửa chữa và bảo trì thêm.
Viên chức Trung Quốc này thừa nhận : "Vì đây là tàu sân bay đầu tiên của chúng tôi, do đó các trục trặc không phải là bất thường. Đó là lý do tại sao chúng tôi chưa bao giờ chính thức công bố lịch trình thử nghiệm con tàu."
Cũng theo nguồn tin trên, chính quyền Trung Quốc đang cố gắng để chiếc Varyag (được cho là sẽ mang tên Thi Lang) thực hiện chuyến đi thử nghiệm đầu tiên vào tháng Tám, nhưng chưa thể xác định ngày giờ cụ thể, vì còn tùy thuộc nhiều yếu tố, bao gồm cả vấn đề thời tiết lẫn bối cảnh quốc tế.
Theo tờ báo Đài Loan, một số nguồn tin từ Trung Quốc còn cho rằng việc truyền thông quốc tế đang chú mục vào chiếc tàu này, cũng như căng thẳng gần đây tại Biển Đông có thể khiến giới lãnh đạo Trung Quốc trì hoãn việc hạ thủy con tàu.
Nhân chuyến ghé thăm Đài Loan, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ William Perry hôm 30/06 đã xác định rằng hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc trước mắt sẽ không đặt ra một mối đe dọa quân sự nào cho Đài Loan hoặc khu vực Biển Đông. Bắc Kinh còn phải mất thêm nhiều năm nữa mới phát huy được đầy đủ năng lực của con tàu.
Theo ông Perry, kể cả khi đã có một chiếc tàu sân bay, con tàu đó chỉ có thể hoạt động hữu hiệu trong khuôn khổ một hải đội hàng không mẫu hạm. Cựu bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhắc lại rằng trong cuộc khủng hoảng Eo biển Đài Loan năm 1996, Hoa Kỳ huy động không phải là hai chiếc tàu sân bay riêng lẻ, mà hai hải đội hàng không mẫu hạm. Theo ông, điều đó đòi hỏi nhiều loại chiến hạm khác nhau, nhiều chiếc tàu ngầm, các loại phi cơ, và quan trọng nhất là hàng năm trời rèn luyện.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét