Theo hãng tin Pháp AFP, có ít nhất ba tờ báo lớn và nhiều trang web đã phải nhanh chóng tìm bài để lấp đầy khoảng trống của các bài vở bị kiểm duyệt : Tờ China Business Journal phải bỏ 8 trang, tờ 21st Century Business Herald mất 12 trang, còn tờ Tin tức Bắc Kinh 9 trang. Sở dĩ số lượng bài vở bị buộc phải kiểm duyệt cao như vậy, đó là vì báo giới Trung Quốc đã lên kế hoạch đánh dấu một tuần lễ sau tai nạn.
Ngay cả hãng tin Nhà nước Trung Quốc là Tân Hoa Xã Newswire, cũng phải lưu ý khách hàng sử dụng tin của hãng này là không được quyền khai thác một phóng sự điều tra mà Tân Hoa Xã đã công bố trước đó ít lâu.
Theo báo Sunday Morning Post, lệnh kiểm duyệt lần này rất nghiêm ngặt, cấm mọi cơ quan truyền thông đưa tin liên quan đến tai nạn ở Ôn Châu, “ngoại trừ các thông tin tích cực hoặc thông tin do các cơ quan có thẩm quyền công bố”.
Quyết định kiểm duyệt đến từ Ban Tuyên huấn đảng Cộng sản Trung Quốc nêu rõ : “Sau tai nạn giao thông đường sắt nghiêm trọng vào ngày 23 tháng 7, dư luận ở trong và ngoài nước đã ngày càng trở nên phức tạp. Tất cả các phương tiện truyền thông trong nước, bao gồm báo, tạp chí và các trang web, phải nhanh chóng làm dịu các bài viết về sự cố này”. Lệnh cấm rất rõ ràng : “Không được phép công bố bất kỳ tin tức hay bình luận nào (về sự kiện này), ngoại trừ thông tin tích cực hoặc các thông tin được các cơ quan có thẩm quyền loan tải”.
Đây không phải là lần đầu tiên mà chính quyền Trung Quốc kiểm duyệt tin tức về tai nạn tàu cao tốc ở Ôn Châu. Vụ này làm ít nhất 40 người chết, gần 200 người bị thương và gây ra phản ứng hoài nghi trong công luận về sự mở rộng nhanh chóng của mạng lưới tàu cao tốc của Trung Quốc.
Theo tờ báo mạng China Digital Times, đặt cơ sở tại Mỹ, thì chỉ một hôm sau tai nạn, chính quyền Bắc Kinh đã cấm báo chí Trung Quốc là không được đặt nghi vấn về đường lối chính thống. Lệnh cấm này tuy nhiên dường như không được ai tuân thủ. Biểu hiện rõ nhất là bài xã luận trên tờ Nhân dân Nhật báo thứ Năm 28/07, theo đó, Trung Quốc “cần phát triển, chứ không cần GDP dính máu”.
Lệnh cấm lần này một lần nữa gây ra các phản ứng. Theo tờ báo Hồng Kông Sunday Morning Post, nhiều người trong giới báo chí đã bày tỏ thái độ bất bình, và đưa các bài bị kiểm duyệt lên mạng Vi Bác (Weibo), một hình thức mạng Twitter của Trung Quốc. Họ còn phẫn nộ cho biết là phải gấp rút viết ra những bài khác vào giờ phút chót để điền vào các chỗ bị đục bỏ.
Một nhà báo trong hoàn cảnh này đã tâm sự : “Tôi được lệnh viết ngay một cái gì đó để điền vào các trang trống vào lúc 10 giờ tối. Đến nửa đêm, tôi không còn tự kềm chế được nữa và phải bật khóc”.
Ngay từ tối hôm qua, Hiệp hội Nhà báo Hồng Kông HKJA đã lên án lệnh cấm, nói rằng quyết định đó không phù hợp với cam kết của thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo về một cuộc điều tra “thông thoáng và minh bạch”, khi ông đến thăm hiện trường, nơi xẩy ra tai nạn vào tuần trước.
Hiệp hội đại diện cho 500 nhà báo tại Hồng Kông, nơi duy nhất thuộc lãnh thổ Trung Quốc còn được hưởng một số quyền tự do hoàn toàn vắng bóng trên lục địa, đã kêu gọi phương tiện truyền thông tiếp tục đưa tin về vụ tai nạn “để cả thế giới được biết những gì đang xảy ra”.
Từ cuối tuần trước, các nhà phân tích đã dự đoán về khả năng chính quyền Bắc Kinh bịt miệng các phương tiện truyền thông Nhà nước Trung Quốc. Mạng Vi Bắc cũng hoàn toàn có thể bị phong tỏa vì đã trở thành diễn đàn cho những tiếng nói bất bình về cách chính quyền xử lý vụ tai nạn Ôn Châu.
Nhìn chung, dư luận Trung Quốc hiện nghi ngờ chính quyền là ưu tiên cho việc cho các con tàu cao tốc lưu hành trở lại, thay vì điều tra cặn kẽ về căn nguyên tai nạn. Bắc Kinh cũng muốn muốn bóp nghẹt mọi tranh luận về chất lượng tàu cao tốc của Trung Quốc vào lúc nước này đang gia tăng tranh giành thị trường ở nước ngoài.
Theo nhật báo Anh Financial Times, gần đây, Bắc Kinh từng tỏ ý tin tưởng rằng họ sắp “xuất khẩu” tàu cao tốc qua Malaysia, đồng thời có được một hợp đồng sản xuất tàu tại Mỹ. Theo giới phân tích, tai nạn tại Ôn Châu sẽ tác hại đến việc xuất khẩu tàu cao tốc Trung Quốc, vì nó đặt lại vấn đề an toàn và chất lượng của sản phẩm Made in China.
Đó là một trong những nguyên nhân khiến cho chính quyền Bắc Kinh muốn bưng bít mọi thông tin trung thực về sự cố này.
Ngay cả hãng tin Nhà nước Trung Quốc là Tân Hoa Xã Newswire, cũng phải lưu ý khách hàng sử dụng tin của hãng này là không được quyền khai thác một phóng sự điều tra mà Tân Hoa Xã đã công bố trước đó ít lâu.
Theo báo Sunday Morning Post, lệnh kiểm duyệt lần này rất nghiêm ngặt, cấm mọi cơ quan truyền thông đưa tin liên quan đến tai nạn ở Ôn Châu, “ngoại trừ các thông tin tích cực hoặc thông tin do các cơ quan có thẩm quyền công bố”.
Quyết định kiểm duyệt đến từ Ban Tuyên huấn đảng Cộng sản Trung Quốc nêu rõ : “Sau tai nạn giao thông đường sắt nghiêm trọng vào ngày 23 tháng 7, dư luận ở trong và ngoài nước đã ngày càng trở nên phức tạp. Tất cả các phương tiện truyền thông trong nước, bao gồm báo, tạp chí và các trang web, phải nhanh chóng làm dịu các bài viết về sự cố này”. Lệnh cấm rất rõ ràng : “Không được phép công bố bất kỳ tin tức hay bình luận nào (về sự kiện này), ngoại trừ thông tin tích cực hoặc các thông tin được các cơ quan có thẩm quyền loan tải”.
Đây không phải là lần đầu tiên mà chính quyền Trung Quốc kiểm duyệt tin tức về tai nạn tàu cao tốc ở Ôn Châu. Vụ này làm ít nhất 40 người chết, gần 200 người bị thương và gây ra phản ứng hoài nghi trong công luận về sự mở rộng nhanh chóng của mạng lưới tàu cao tốc của Trung Quốc.
Theo tờ báo mạng China Digital Times, đặt cơ sở tại Mỹ, thì chỉ một hôm sau tai nạn, chính quyền Bắc Kinh đã cấm báo chí Trung Quốc là không được đặt nghi vấn về đường lối chính thống. Lệnh cấm này tuy nhiên dường như không được ai tuân thủ. Biểu hiện rõ nhất là bài xã luận trên tờ Nhân dân Nhật báo thứ Năm 28/07, theo đó, Trung Quốc “cần phát triển, chứ không cần GDP dính máu”.
Lệnh cấm lần này một lần nữa gây ra các phản ứng. Theo tờ báo Hồng Kông Sunday Morning Post, nhiều người trong giới báo chí đã bày tỏ thái độ bất bình, và đưa các bài bị kiểm duyệt lên mạng Vi Bác (Weibo), một hình thức mạng Twitter của Trung Quốc. Họ còn phẫn nộ cho biết là phải gấp rút viết ra những bài khác vào giờ phút chót để điền vào các chỗ bị đục bỏ.
Một nhà báo trong hoàn cảnh này đã tâm sự : “Tôi được lệnh viết ngay một cái gì đó để điền vào các trang trống vào lúc 10 giờ tối. Đến nửa đêm, tôi không còn tự kềm chế được nữa và phải bật khóc”.
Ngay từ tối hôm qua, Hiệp hội Nhà báo Hồng Kông HKJA đã lên án lệnh cấm, nói rằng quyết định đó không phù hợp với cam kết của thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo về một cuộc điều tra “thông thoáng và minh bạch”, khi ông đến thăm hiện trường, nơi xẩy ra tai nạn vào tuần trước.
Hiệp hội đại diện cho 500 nhà báo tại Hồng Kông, nơi duy nhất thuộc lãnh thổ Trung Quốc còn được hưởng một số quyền tự do hoàn toàn vắng bóng trên lục địa, đã kêu gọi phương tiện truyền thông tiếp tục đưa tin về vụ tai nạn “để cả thế giới được biết những gì đang xảy ra”.
Từ cuối tuần trước, các nhà phân tích đã dự đoán về khả năng chính quyền Bắc Kinh bịt miệng các phương tiện truyền thông Nhà nước Trung Quốc. Mạng Vi Bắc cũng hoàn toàn có thể bị phong tỏa vì đã trở thành diễn đàn cho những tiếng nói bất bình về cách chính quyền xử lý vụ tai nạn Ôn Châu.
Nhìn chung, dư luận Trung Quốc hiện nghi ngờ chính quyền là ưu tiên cho việc cho các con tàu cao tốc lưu hành trở lại, thay vì điều tra cặn kẽ về căn nguyên tai nạn. Bắc Kinh cũng muốn muốn bóp nghẹt mọi tranh luận về chất lượng tàu cao tốc của Trung Quốc vào lúc nước này đang gia tăng tranh giành thị trường ở nước ngoài.
Theo nhật báo Anh Financial Times, gần đây, Bắc Kinh từng tỏ ý tin tưởng rằng họ sắp “xuất khẩu” tàu cao tốc qua Malaysia, đồng thời có được một hợp đồng sản xuất tàu tại Mỹ. Theo giới phân tích, tai nạn tại Ôn Châu sẽ tác hại đến việc xuất khẩu tàu cao tốc Trung Quốc, vì nó đặt lại vấn đề an toàn và chất lượng của sản phẩm Made in China.
Đó là một trong những nguyên nhân khiến cho chính quyền Bắc Kinh muốn bưng bít mọi thông tin trung thực về sự cố này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét