1.8.11

Các nhà lập pháp Nhật Bản bị cấm nhập cảnh Nam Triều Tiên


Các nhà lập pháp Nhật Bản bị cấm nhập cảnh Nam Triều Tiên

Ba nhà lập pháp có chủ trương bảo thủ của Nhật Bản bị từ chối không cho vào Nam Triều Tiên hôm nay. Ba chính trị gia này định tới đảo Ulleung-do, nằm ngoài khơi duyên hải Nam Triều Tiên.
Phía Nhật Bản đang đưa ra lập luận đòi chủ quyền hai hòn đảo ở gần đó đang có tranh chấp, nằm trong biển Nhật Bản mà người Nam Triều Tiên gọi là Biển Đông. Từ Seoul, thông tín viên đài VOA Steve Herman, tường trình rằng chuyến thăm bị cản trở này làm tăng thêm tình trạng căng thẳng giữa Nhật Bản và Nam Triều Tiên.
Ba thành viên của quốc hội Nhật Bản, các ông Yoshitaka (thứ nhì từ bên phải), Tomomi Inada (giữa) và Mashahisa Sato tới phi trường Gimpo ở Seoul, Nam Triều Tiên
Hình: AP
Ba thành viên của quốc hội Nhật Bản, các ông Yoshitaka (thứ nhì từ bên phải), Tomomi Inada (giữa) và Mashahisa Sato tới phi trường Gimpo ở Seoul, Nam Triều Tiên
Ba thành viên của quốc hội Nhật Bản nổi tiếng là có chủ trương cứng rắn trong cuộc tranh chấp lãnh thổ với Nam Triều Tiên đã bị cấm, đúng như dự kiến, không cho bước qua quầy kiểm soát di trú tại phi trường Gimpo ở Seoul.

Các ông Yoshitaka, Tomomi và Mashahisa Sato đáp một chuyến bay từ Tokyo mặc dù nhà chức trách tại đó nói rõ là họ sẽ bị từ chối không cho nhập cảnh.

Ngay sau khi phái đoàn đáp xuống sân bay tại Seoul, ông Shindo đã tỏ thái độ chống đối tại phi trường này và nói rằng họ sẽ nhất định đi thăm đảo Ulleung-do, một hòn đảo của Nam Triều Tiên nằm cách khu vực tranh chấp 90 kilmét về hướng tây.

Ông Shindo nói rằng đảo Takeshima - tức đảo Dokdo theo tiếng Triều Tiên - là lãnh thổ của Nhật. Ông nói thêm rằng hai nước cần phải đàm phán về đảo này vì có sự bất đồng ý kiến. Ông Shindo còn cảnh báo nếu các đại biểu quốc hội này không được phép nhập cảnh thì tự vấn đề này sẽ trở thành một cuộc tranh chấp ngoại giao.

Ít phút sau đó, 3 nhà người Nhật Bản đã được nhân viên di trú họ tống vào một phòng đợi và được thông báo là việc nhập cảnh của họ bị cấm chiếu theo luật kiểm soát di dân của Nam Triều Tiên và họ sẽ được đưa trở lại chính chiếc máy bay thương mại ANA để quay về Tokyo.

Các giới chức di trú tại phi trường Gimpo cho biết các nhà lập pháp Nhật đã từ chối không chịu quay về cho tới khi được giải thích đầy đủ lý do họ không được phép nhập cảnh Nam Triều Tiên.

Phát ngôn viên bộ ngoại giao Nam Triều Tiên Cho Byung-jae gọi vụ cấm nhập cảnh này là chưa từng có nhưng cũng nói rằng Seoul mạnh mẽ khuyến cáo Tokyo khuyên can ba nhà lập pháp đừng tìm cách đến Nam Triều Tiên.

Giới chức này nói rằng các nhà lập pháp Nhật sẽ không được phép tới Nam Triều Tiên lần này vì Nam Triều Tiên nghĩ rằng mục đích nêu ra chuyến thăm của họ không giúp ích cho quan hệ song phương. Và Nam Triều Tiên cũng gặp trở ngại trong việc bảo đảm an ninh cho các nhà lập pháp này.

Hôm nay tại Seoul, một nhóm người Nam Triều Tiên giận dữ biểu tình trước đại sứ quán Nhật Bản, họ đốt cờ Nhật Bản và hình ảnh của ba nhà lập pháp Nhật vừa kể.

Nhưng tại Tokyo, Chánh văn phòng nội các Nhật Yukio Edano tuyên bố hành động cấm các nhà lập pháp Nhật Bản nhập cảnh là không thể chấp nhận được. Chính phủ Nhật yêu cầu Nam triều Tiên tái cứu xét hành động cấm cản này.

Các nhà lập pháp Nhật Bản cho biết họ muốn đến thăm đảo Ulleung-do, được dùng làm căn cứ hành chánh và quân sự của Nam Triều Tiên cho hai hòn đảo nhỏ bé mà Seoul và Tokyo cùng tuyên bố chủ quyền. Đảo này là một địa điểm du lịch nổi tiếng nằm ngoài khơi duyên hải phía đông của bán đảo Triều Tiên khoảng 120 kilomét về hướng đông.

Cuộc tranh chấp chủ quyền gần đảo Dokdo ở gần đó là một vấn đề nhậy cảm đối với người dân Nam Triều Tiên.

Chuyến thăm được các nhà lập pháp Nhật dự trù được hiểu như một hành động khiêu khích ở Nam Triều Tiên, nơi các vẫn còn lưu lại những ký ức cay đắng về sự cai trị tàn bạo của cuộc chiếm đóng của Nhật Bản.

Sự kiện đó khiến cho hai hòn đảo nhỏ bé, được quốc tế gọi là Liancourt Rocks, biến thành một yếu tố ngoại giao đáng kể gây khó chịu giữa Seoul và Tokyo từ khi Nam Triều Tiên bắt đầu bố trí đội binh sĩ tuần duyên tại đó vào năm 1954.

Tin liên hệ

Không có nhận xét nào: