Theo AFP, trong nỗ lực thực hiện mục tiêu đầy cao vọng hình thành một khối thị trường chung vào năm 2015, bộ trưởng tài chính các quốc gia Đông Nam Á thông báo lập Quỹ Hạ tầng Asean (AIF) với ngân khoản đầu tiên 700 triệu đôla. Số tiền này dùng để cho các thành viên vay để xây dựng đường giao thông, đường sắt và nhiều đề án khác mà không cần đến sự hỗ trợ trực tiếp của bên ngoài.
Tin này do tổng thư ký Asean Surin Pitsuwan thông báo vào hôm qua 24/09/2011 tại Washington, bên lề hội nghị Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới. Ông nói rằng « thời kỳ viện trợ cho không đã chấm dứt. Asean phải tỏ ra biết canh tân và hợp tác chặt chẽ với nhau ».
Mặc dù có tỷ lệ tăng trưởng cao, có những tòa nhà chọc trời danh tiếng, nhưng nếu so sánh với dân cư các quốc gia tiên tiến thì người dân Đông Nam Á bị bỏ xa trong nhiều lãnh vực, từ đường giao thông như xa lộ, đường xe hỏa, đến tiện nghi trong đời sống hàng ngày như điện và nước sạch.
Theo kế hoạch, Asean dự trù cho vay trong nội bộ để thực hiện 6 đề án mỗi năm và cho đến năm 2020 thì có thể góp vốn đến 18 tỷ đôla.
Trụ sở của Quỹ AIF sẽ đặt tại Kuala-Lumpur. Malaysia là quốc gia đóng góp nhiều nhất với 200 triệu đô la đầu tiên, Indonesia hạng nhì với 170 triệu. Ngân hàng phát triển châu Á mà Hoa Kỳ và Nhật Bản góp vốn chính yếu, sẽ bổ sung phần còn lại và trong tương lai có thể phụ giúp đến 70% tài chính cho Quỹ Hạ tầng Asean AIF. Cách đây một năm, có tin Việt Nam sẽ đóng góp 10 triệu đô la vào quỹ này.
Chủ tịch Ngân hàng phát triển Á châu ADB, ông Haruhiko Kuroda, cho biết thêm là ADB sẽ quản lý quỹ chung này và bảo đảm tiền đầu tư được sử dụng đúng chỗ.
Nhiều giới chức Asean không muốn cho Trung Quốc tham gia Quỹ
Theo Tổng thư ký Asean thì Miến Điện không có chỗ đứng trong dự án thành lập Quỹ chung, nhưng có thể xin gia nhập trong tương lai. Thái Lan cũng còn phải chờ đèn xanh của quốc hội.
Trung Quốc đã tỏ ý quan tâm đến Quỹ AIF của Đông Nam Á với thâm ý gia tăng ảnh hưởng. Tuy nhiên, nhiều giới chức Asean như thứ trưởng tài chính Malaysia Ahmad Husni Hanadzlah tuyên bố là « sáng kiến này chỉ dành riêng cho nội bộ Asean » mặc dù Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản muốn tham gia.
Theo giải thích của bộ trưởng tài chính Indonesia, Agus Martowardojo, khi thành lập Quỹ chung, Asean đã nghiên cứu bài học và kinh nghiệm thành công ở các nước phát triển và đi đến kết luận : « một trong những yếu tố quan trọng giúp cho kinh tế phồn vinh là hệ thống giao thông phải đầy đủ, vững bền, thích hợp và được bảo trì tốt ».
Ông nhận định với AFP, Quỹ chung sẽ giúp cho 600 triệu dân xem Đông Nam Á là mái nhà có được điều kiện tốt hơn về điện, nước sạch, tiện nghi vệ sinh và phương tiện giao thông hiện đại hơn.
Tin này do tổng thư ký Asean Surin Pitsuwan thông báo vào hôm qua 24/09/2011 tại Washington, bên lề hội nghị Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới. Ông nói rằng « thời kỳ viện trợ cho không đã chấm dứt. Asean phải tỏ ra biết canh tân và hợp tác chặt chẽ với nhau ».
Mặc dù có tỷ lệ tăng trưởng cao, có những tòa nhà chọc trời danh tiếng, nhưng nếu so sánh với dân cư các quốc gia tiên tiến thì người dân Đông Nam Á bị bỏ xa trong nhiều lãnh vực, từ đường giao thông như xa lộ, đường xe hỏa, đến tiện nghi trong đời sống hàng ngày như điện và nước sạch.
Theo kế hoạch, Asean dự trù cho vay trong nội bộ để thực hiện 6 đề án mỗi năm và cho đến năm 2020 thì có thể góp vốn đến 18 tỷ đôla.
Trụ sở của Quỹ AIF sẽ đặt tại Kuala-Lumpur. Malaysia là quốc gia đóng góp nhiều nhất với 200 triệu đô la đầu tiên, Indonesia hạng nhì với 170 triệu. Ngân hàng phát triển châu Á mà Hoa Kỳ và Nhật Bản góp vốn chính yếu, sẽ bổ sung phần còn lại và trong tương lai có thể phụ giúp đến 70% tài chính cho Quỹ Hạ tầng Asean AIF. Cách đây một năm, có tin Việt Nam sẽ đóng góp 10 triệu đô la vào quỹ này.
Chủ tịch Ngân hàng phát triển Á châu ADB, ông Haruhiko Kuroda, cho biết thêm là ADB sẽ quản lý quỹ chung này và bảo đảm tiền đầu tư được sử dụng đúng chỗ.
Nhiều giới chức Asean không muốn cho Trung Quốc tham gia Quỹ
Theo Tổng thư ký Asean thì Miến Điện không có chỗ đứng trong dự án thành lập Quỹ chung, nhưng có thể xin gia nhập trong tương lai. Thái Lan cũng còn phải chờ đèn xanh của quốc hội.
Trung Quốc đã tỏ ý quan tâm đến Quỹ AIF của Đông Nam Á với thâm ý gia tăng ảnh hưởng. Tuy nhiên, nhiều giới chức Asean như thứ trưởng tài chính Malaysia Ahmad Husni Hanadzlah tuyên bố là « sáng kiến này chỉ dành riêng cho nội bộ Asean » mặc dù Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản muốn tham gia.
Theo giải thích của bộ trưởng tài chính Indonesia, Agus Martowardojo, khi thành lập Quỹ chung, Asean đã nghiên cứu bài học và kinh nghiệm thành công ở các nước phát triển và đi đến kết luận : « một trong những yếu tố quan trọng giúp cho kinh tế phồn vinh là hệ thống giao thông phải đầy đủ, vững bền, thích hợp và được bảo trì tốt ».
Ông nhận định với AFP, Quỹ chung sẽ giúp cho 600 triệu dân xem Đông Nam Á là mái nhà có được điều kiện tốt hơn về điện, nước sạch, tiện nghi vệ sinh và phương tiện giao thông hiện đại hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét