17.9.11

Cái gì cũng có thể mất!


Cái gì cũng có thể mất!

Thương hiệu nước mắm Phú Quốc bị xâm phạm tại Trung Quốc

(SGGP).- Ngày 16-9, Công ty Bross & Partners (một công ty luật của Việt Nam có trụ sở tại Hà Nội) đã có công văn gửi Hội Nước mắm Phú Quốc (huyện Phú Quốc, Kiên Giang) thông báo thương hiệu nước mắm đã bị xâm phạm tại Hồng Kông (Trung Quốc).

Theo luật sư Lê Quang Vinh, Giám đốc Bộ phận Sở hữu trí tuệ Công ty Bross & Partners, ngày 11-5, chỉ dẫn địa lý nước mắm “Phú Quốc” được đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Trung Quốc theo số 9448516 cho sản phẩm thuộc nhóm 30 (nhóm có chứa sản phẩm nước mắm) dưới tên của một công ty Hồng Kông: Viet Huong Trading Company Limited.

Việc Công ty Viet Huong nêu trên đăng ký độc quyền thương hiệu “Phú Quốc” dưới tên của mình sẽ gây ra nhầm lẫn nghiêm trọng cho công chúng về nguồn gốc địa lý Phú Quốc đang được bảo hộ tại Việt Nam.

Luật sư Vinh cảnh báo: “Nhãn hiệu này mới được doanh nghiệp Trung Quốc nộp đơn xin bảo hộ độc quyền trên lãnh thổ Trung Quốc, hiện cơ quan có thẩm quyền vẫn đang xem xét chứ chưa cấp bảo hộ. Nhưng sau một thời gian nhất định công bố thông tin này mà phía Việt Nam không có phản đối, nhãn hiệu này sẽ được cấp cho doanh nghiệp Trung Quốc theo pháp luật của họ”.

C. HOAN


*

Thương hiệu: Sơ hở là mất!

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhiều thương hiệu của nước ta bị đăng ký bảo hộ ở nước ngoài là do nhận thức của các doanh nghiệp trong nước về quyền sở hữu trí tuệ còn kém

Việc UBND tỉnh Đắk Lắk để mất chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột về tay một doanh nghiệp (DN) Trung Quốc không phải hiện tượng cá biệt. Trong tuần này, lãnh đạo của một DN xuất khẩu ở phía Nam là Công ty TNHH Thuận Phong (tỉnh Tiền Giang) lên đường sang Mỹ tham gia giải quyết một vụ kiện đòi lại thương hiệu “Mỹ Tho”.

Đi vào vết xe đổ

Sản phẩm bánh tráng Mỹ Tho với thương hiệu Ba Cây Tre đã được DN này xuất khẩu sang Mỹ từ nhiều năm nay, doanh số hàng triệu USD/năm. Thanh tra Bộ Khoa học - Công nghệ cho biết gần đây, Thuận Phong đã liên hệ với cơ quan này đề nghị tư vấn pháp luật và hỗ trợ tiến hành các thủ tục pháp lý để đòi lại thương hiệu Mỹ Tho tại Mỹ vì đã bị một đại lý Trung Quốc nhanh tay đăng ký bảo hộ.

Nếu như Mỹ Tho ở Việt Nam là từ chỉ địa danh thì thương hiệu được phía Mỹ cấp đăng bạ là “My Tho” lại được DN diễn giải: Chữ “My” (Mỹ) có nghĩa là “đẹp”, “Tho” có nghĩa là “thọ”; nghĩa của cả cụm từ là đẹp, sống lâu.

Trước đó, các thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam như Vinataba (thuốc lá), Duy Lợi (võng xếp), Sabeco (rượu, bia, nước giải khát), Phú Quốc (nước mắm)… cũng bị chính đối tác của DN Việt Nam nhanh tay đăng ký bảo hộ ở nước sở tại sau một thời gian làm đại lý hoặc giành được quyền phân phối. Đa số các trường hợp, DN Việt Nam đều chỉ phát hiện khi tài sản vô giá của mình đã được bảo hộ độc quyền cho người khác.

Cà phê Buôn Ma Thuột tại một triển lãm ở TPHCM...Ảnh: TẤN THẠNH

Ở trường hợp Sabeco, giữa năm ngoái, khi bóc thư mời tham gia Lễ hội Bia châu Á tổ chức ở Singapore, một vị lãnh đạo Sabeco tá hỏa khi thấy đứng ra mời mình là một DN Singapore cũng có tên là… Sabeco, con dấu cũng tương tự con dấu của Sabeco Việt Nam đang sử dụng hợp pháp. Theo hợp đồng kinh tế, DN Singapore này chỉ có quyền phân phối hàng hóa của Sabeco tại Singapore và một số nước châu Á, không có quyền đồng sở hữu thương hiệu.

Hay trường hợp của chỉ dẫn địa lý Phú Quốc cho sản phẩm nước mắm, một DN có trụ sở tại California (Mỹ) đã được cấp bảo hộ độc quyền tại Mỹ từ năm 1982, tại Úc và các nước trong Liên hiệp châu Âu (EU) từ năm 2003 và năm 2006 tiếp tục được bảo hộ ở một thị trường khác nữa.

Theo Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT), tính đến ngày 10-8-2011, cơ quan này đã cấp đăng bạ cho 27 chỉ dẫn địa lý, trong đó có 25 chỉ dẫn địa lý thuộc về phía Việt Nam, còn lại là chỉ dẫn địa lý cho rượu mạnh Cognac của Pháp và rượu Pisco của Peru. Đáng tiếc là có không nhiều trong số 25 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam tiếp tục xin bảo hộ ở nước ngoài. Điển hình là cà phê Buôn Ma Thuột và nước mắm Phú Quốc như nói trên.

Nên tự trách mình

Một lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk thừa nhận trong một cuộc xúc tiến đầu tư của DN Trung Quốc vào tỉnh nhà cách đây 2 năm trên chính đất nước mình, ông đã được danh thiếp của một doanh nhân Trung Quốc ghi “Buon Ma Thuot Coffee” bằng tiếng Anh và tiếng Trung. Đáng tiếc là ngay sau đó, tỉnh Đắk Lắk chẳng hề có một hành động pháp lý cần thiết nào. Việc mất thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột chỉ rùm beng khi Công ty Luật Bross & Partners bằng nghiệp vụ của mình phát hiện trên mạng và loan tin cho báo giới.

Ông Lê Quang Vinh, Giám đốc bộ phận SHTT của Bross & Partners, người đang tham vấn pháp luật cho UBND tỉnh Đắk Lắk đòi lại chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột, nói: “Lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk đã nhận ra nguy cơ và khá thống nhất với kế hoạch giải quyết sự việc thông qua con đường khiếu nại, nếu không thỏa đáng mới kiện ra tòa án Trung Quốc. Tôi hy vọng UBND tỉnh Đắk Lắk có quyết định đúng đắn để bảo vệ quyền lợi của các tỉnh, của DN cà phê nói riêng và của đất nước nói chung vì chỉ dẫn địa lý là tài sản của cả quốc gia”.

...và nhãn hiệu Buon Ma Thuot cùng logo Buon Ma Thuot Coffee 1896 đã bị phía Trung Quốc đăng ký bảo hộ. Ảnh: TƯ LIỆU

Dù là muộn song phản ứng của UBND tỉnh Đắk Lắk được coi là tích cực và có trách nhiệm. Còn với chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nước mắm Phú Quốc, ông Vinh cho biết trước đây đã gửi thư cảnh báo cho Hiệp hội Nước mắm Phú Quốc, Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Kiên Giang nhưng không thấy hồi âm. Cách đây 2 ngày, ông Vinh tiếp tục gửi đi một cảnh báo nữa khi phát hiện thông tin thương hiệu nước mắm Phú Quốc đang được một DN Hồng Kông đăng ký bảo hộ ở nước sở tại. Nếu để công ty này được cấp đăng bạ mới khởi kiện, sự việc sẽ tốn kém hơn gấp hàng trăm, hàng ngàn lần so với việc hành động ngay từ bây giờ.

“Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, một bài học quá lớn từ việc thương hiệu, chỉ dẫn địa lý bị đánh cắp cần rút ra đối với các DN của Việt Nam. Trong Báo cáo Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2011 hoặc tài liệu của nhiều tổ chức nước ngoài gần đây đều có một điểm chung khi cho rằng thực thi Luật SHTT là một trong số những yếu kém của Việt Nam và thúc giục cần nỗ lực cải thiện để tăng năng lực cạnh tranh quốc gia.

Chủ động đăng ký

Từ những sự việc đáng tiếc như đã xảy ra, một số luật sư trong lĩnh vực SHTT cho rằng nguyên nhân chính là do các cá nhân, tổ chức và DN trong nước chưa ý thức được tầm quan trọng của thương hiệu và chưa am hiểu Luật SHTT.

Có thể đổ lỗi cho một số trường hợp “cha chung không ai khóc”, như với chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột là tài sản chung, mà theo lẽ tỉnh Đắk Lắk đứng ra đăng ký bảo hộ ở nước ngoài rồi ủy quyền cho các DN khai thác thương mại.

Nhưng đối với DN, họ có quyền tự đăng ký bảo hộ thương hiệu ở bất cứ thị trường nào, không phải xin phép, hội ý với ai, có thể đăng ký trực tuyến hoặc thuê luật sư và mất vài chục đến một vài trăm USD cho một bộ hồ sơ thì chẳng có gì ngăn cản họ bảo vệ tài sản của mình nếu họ nhận thấy việc đó là cần thiết.

Ông Phạm Hồng Quất, Phó Chánh Thanh tra Bộ Khoa học - Công nghệ:

Phải biết đi trước một bước

Đối với một nước xuất khẩu như Việt Nam, việc bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài rất quan trọng nên không thể chậm chân

* Phóng viên: Việt Nam đã nhiều năm thực thi Luật SHTT, hằng năm có Ngày SHTT, đã hội nhập sâu rộng với thế giới nhưng vẫn lặp đi lặp lại những vụ mất thương hiệu đáng tiếc trên thương trường mà “kẻ cắp” chính là đối tác làm ăn. Theo ông, nguyên nhân chính do đâu?

- Ông Phạm Hồng Quất: Xét ở cả 3 nguyên nhân: nhận thức, năng lực tài chính, hệ thống pháp luật thì việc này xảy ra chủ yếu do nguyên nhân thứ nhất. Nhiều DN chưa có ý thức đăng ký bảo hộ trước khi xuất khẩu hàng hóa, mới dừng ở việc đăng ký trong nước.

Đối với một nước xuất khẩu như Việt Nam thì việc bảo hộ ở nước ngoài rất quan trọng, không phải chỉ khi xuất hàng đi đâu mới đăng ký bảo hộ ở đó mà phải đăng ký từ trước.

Chi phí cho các hoạt động này không tốn kém, nó chỉ trở thành gánh nặng về cả vật chất và thời gian khi đã bị mất thương hiệu, kéo theo hậu quả là bị chặn xuất khẩu, mất uy tín, phải đi kiện tụng để đòi lại thương hiệu.

Các DN biết nhìn xa trông rộng thường thuê công ty dịch vụ pháp luật, không phải chỉ vì mục đích đăng ký bảo hộ mà giám sát xem có ai đăng ký nhãn hiệu giống mình để kịp thời yêu cầu hủy bỏ ngay khi chưa được cấp bằng.

* Theo ông, có thể rút ra bài học gì cho DN Việt Nam khi làm ăn trên thương trường quốc tế?

- Trong giai đoạn này, những vụ tranh chấp liên quan đến SHTT xảy ra nhiều hơn ở cả Việt Nam và nhiều khu vực vì giới kinh doanh đã biết khai thác mặt mạnh và cả mặt yếu của SHTT để khống chế thị trường, khống chế khả năng phát triển và thủ tiêu cạnh tranh của đối thủ.

Chỉ bằng hành động pháp lý đơn giản là đăng ký bảo hộ để giành độc quyền thương hiệu, một đối tác ở nước ngoài có thể đạt được quyền cấm Việt Nam xuất khẩu vào thị trường nội địa của họ.

Ở tầm quốc gia, một DN cũng có thể sử dụng SHTT để hạn chế hàng nhập khẩu của nước khác vào thị trường nội địa mà không vi phạm cam kết quốc tế. SHTT có thể coi là cái khóa để các nước chống lại mở cửa thị trường khi thấy bất lợi cho thị trường trong nước.

Đây là hàng rào duy nhất còn sót lại trong thời buổi hội nhập, trong khi các hàng rào khác như thuế quan… đã bị vô hiệu.

Tốt nhất, DN phải đi trước một bước để cho cái khóa này không ảnh hưởng đến mình thay vì khi nó đã sập lại mới đi phá.

Tô Hà thực hiện
Phương Anh

http://nld.com.vn/20110917100734222p0c1014/thuong-hieu-so-ho-la-mat.htm
. Bookmark the permalink.

3 Responses to Cái gì cũng có thể mất!

  1. hoanghai says:
    Đây là chuyện đi trước một bước ,không có gì là ầm ỉ cả.Vì sớm hay muôn thì Việt nam cũng là một tỉnh(có thể là tỉnh Quảng nam chẳn hạng)thì cũng thuộc về nước mẹ vĩ đại Trung quốc của Chủ tịch sáng lập Mao xếnh Xáng.Lúc đó thì hàng hóa làm ra và đem tiêu thụ ở các thị trường nước ngoài cũng phải in kèm theo Made in China thôi.
    Cái quan trọng lúc này là làm sao xóa bỏ được ảnh hưởng của Tàu cộng trong đời sống hàng ngày của người dân Việt ,tống cổ toàn bộ số quân lính Trung cộng dưới vỏ bọc Công nhân đang trà trộn nằm vùng trong lãnh thổ Việt nam để chờ thời cơ tiếp tay cho đám bộ đội Trung công sẽ đổ bộ vào Việt nam hầu thôn tính đất nước Việt nam ,đưa Việt nam trở lại thời kỳ Bắc thuộc lần thứ ba này.
    Đây mới là cốt lõi của vấn đề cần hành đông lúc này.Đừng vì tự ái dân tộc lo ba cái chuyên mà bọn giăc bày ra đó là kế Điệu hổ ly sơn.Đừng để mắc bẩy bọn chúng.
  2. skz says:
    cac dai ly cac thuong hieu hay dong loat dung len dang cac bai bao va y kien len cac trang bao nuoc ngoai .nhu vay moi danh do duoc nhung thuong hieu ma bon bk an cap cua vn .de cho the gioi duoc biet la thang trung quoc dot chi biet an cap cong nghe cua cac nuoc khac ma trong nuoc bon bk khong biet sang che .chi biet an cap an trom cong nghe . nhung tro vat vinh cua cac nuoc tren the gioi.
  3. Cafe Buonma says:
    Cuc. truo*ng~ cuc. ky` cuc. da~ dinh. huong' Doanh nghiep. khoi?kie^n. ddoi` nhan~ hieu^. mat' co^ng to^n' $$$$$$$$$$$$

Leave a Reply

Không có nhận xét nào: