4.9.11

KHI NHIỀU NGƯỜI QUAY LƯNG VỚI GIẢI THƯỞNG


KHI NHIỀU NGƯỜI QUAY LƯNG VỚI GIẢI THƯỞNG

 Hoàng Thanh Trúc
( Gửi : Nguyễn Đức Dân, tác giả bài viết cùng tên, đăng trên báo giấy Tuổi Trẻ và Tuổi Trẻ Oline TP/HCM ngày 30/8/2011. )
Chào bạn ! là bạn đọc bài viết của bạn nên có đôi lời gửi bạn.
Như một thực khách sau khi thưởng thức một món ngon, vài chút dư vị ấn tượng còn đọng lại, tôi muốn chân thành gửi đến bạn những ấn tượng của dư vị ấy mong bạn vui vẻ chia sẻ cùng tôi . Bài viết bạn phân tích rất chính xác hai mặt của một vấn đề rất đáng buồn của các giải thưởng mà nhà nước CSVN tuyên xưng trao tặng , nhưng nhiều người lại không muốn nhận .
Như tấm huy chương , từ lâu rồi mọi người đều nhìn  thấy nhưng vì chén cơm manh áo,vì bả công danh không ai dám nói lên cái mặt trái quá sần sùi xấu xí tệ hại của nó, khi mà sự dối trá người ta cũng đóng gói làm giải thưởng, tôn vinh những cái bịp bợm không có thật biến “chân thiện mỹ” như một món hàng mua được bằng tiền thì giá trị nhân cách từ nơi sản sinh ra và người trao các giải thưởng ấy còn có gì để nói thêm nữa ?
Cụ thể nhất là cựu đại tá quân đội nhà văn Nguyên Ngọc, buổi lễ trao huân chương Độc Lập ông còn lánh mặt thì những giải thưởng nào khác có sá gì với ông ? và hàng loạt tác giả khác mà bạn đề cập, quan điểm cũng giống như vậy – Trên bước đường công danh sự nghiệp, ai mà không muốn một vài sự công nhận trong quang minh chính trực mang dấu ấn thành tựu từ năng lực ưu hạng của mình, có điều tại sao người ta khinh rẻ nó – Để trả lời, không chỉ có chúng ta !
Đúng như vậy, bạn nói : “Thời gian chứng minh rằng các tác phẩm mới có giá trị vĩnh viễn…” nhưng trong thời đại này nó còn phải kèm theo nhân cách của tác giả,trong nhân cách có Liêm Sĩ thuộc phạm trù đạo đức . Chính vì thiếu liêm sĩ nên có những tác phẩm không xứng tầm nhưng muốn có hào quang cho sáng đường công danh nên cứ phải “chạy” vì vậy cuộc đua có những phần thưởng hoặc huy chương khôi hài vì vinh danh nhưng không ai muốn nhận, bởi vì người có Liêm Sĩ và lòng tự trọng không ai muốn “đua” trong cái mặc định hửu xạ tự nhiên hương của chính mình thì đích đến như vở kịch bi hài thiếu diễn viên cũng là điều dễ hiểu .
Ba phần tư bài viết của bạn như một một món ngon được chế biến khá tươm tất – Tuy nhiên, phần nêm nếm sau cùng hình như hơi tệ !! có lẽ bạn chọn nhầm gia vị chăng ?? . ( tôi xin trích nguyên văn lời bạn ) :
… “ Trong số rất nhiều người xứng đáng nhận giải thưởng, có những người chủ yếu do không màng tới danh lợi và cũng phần vì không muốn đứng chung với những người “thành công” trong việc “chạy giải thưởng” nên họ từ chối giải thưởng. Năm 1973, ông Lê Đức Thọ từ chối nhận giải Nobel hòa bình danh giá. Ông không muốn gắn tên với Henry Kissinger (ngoại trưởng Mỹ thời Richard Nixon). Cả hai đều được nhận giải thưởng này do cuộc đàm phán Paris lập lại hòa bình ở Việt Nam năm 1973….”
Bạn khẳn định hai nhân vật Lê Đức Thọ và Henry Kissinger (cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ ) đều được nhận giải thưởng Nobel hòa bình danh giá do cuộc đàm phán Paris lập lại hòa bình ở Việt Nam năm 1973, điều đó hoàn toàn chính xác , nhưng thưa bạn ! Tôi không rỏ bạn đọc và tìm hiểu kỹ chưa về Hiệp Định Hòa Bình Paris , có chử ký hai vị này ngày 27/1/1973 tại thủ đô nước Pháp ?? Tôi xin nhắc lại cùng bạn : “Giải thưởng Nobel Hòa Bình”  nó có ý nghĩa trao tặng để vinh danh những con người “ bằng nổ lực phi thường mang lại hòa bình chấm dứt xung đột,chiến tranh” – Cũng xin trích lại vài điều khoản chính quan trọng trong Hiệp Định Paris như sau :
 Khoản (a) điều 11 : “Ngay sau khi ngưng bắn, hai bên Miền Nam Việt Nam sẽ hiệp thương trên tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, tôn trọng lẫn nhau và không thôn tính lẫn nhau để thành lập Hội Ðồng Quốc Gia Hòa Giải và Hòa Hợp Dân Tộc gồm ba thành phần ngang nhau…”.
Điều 15 của chương V –: “Việc thống nhất nước Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng phương pháp hòa bình trên cơ sở bàn bạc và thỏa thuận giữa Miền Bắc và Miền Nam Việt Nam, không bên nào cưỡng ép hoặc thôn tính bên nào…Thời gian thống nhất sẽ do Miền Bắc và Miền Nam thỏa thuận…
                   Nhưng sau khi Hiệp Định có hiệu lực 28/1/1973 thì tình hình chiến sự như thế nào ở VN cho đến 30/4/1975 tôi nghĩ không lẽ bạn không biết, thay vì chấm dứt thì CSVN đã đẩy cuộc chiến lên cao điểm  và vậy thì ông Lê Đức Thọ có là người trực tiếp tạo nên hòa bình chấm dứt đổ máu vì chiến tranh ở VN như tiêu đề của giải thưởng Nobel Hòa Bình không ? ( giải thưởng Nobel và Hiệp Định Paris có cùng lúc 1973)  bản thân ông ta hay Bộ CT/CSVN từ chối không cho ông ấy nhận giải thưởng Nobel là đúng thôi, bởi vì CSVN đến Paris hòa đàm không vì mục tiêu hòa bình mà là để thực hiện mưu đồ tấn công Miền Nam sau khi Mỹ rút quân theo Hiệp Định đã ký , nếu nhận giải thưởng thì sau này trơ tráo, rất khó nói với quốc tế và vì vậy, rất tiếc, bạn khẳn định : “ Lê Đức Thọ từ chối nhận giải Nobel hòa bình danh giá. Ông không muốn gắn tên với Henry Kissinger ” .… nó hơi “ kỳ kỳ” mỏng và non quá cho một biện chứng tốt đẹp ẩn sau hành vi lừa lọc xấu xa không xứng tầm danh dự trên cương vị một quốc gia của CS Bắc Việt, như thông lệ quốc tế .Tôi có đọc thấy trên tờ báo tỉnh Nam Định quê hương ông Lê Đức Thọ ca ngợi ông là người CSVN đầu tiên và duy nhất được tặng giải thưởng Nobel hòa bình của phương tây nhưng ông từ chối nhận, người ta không biết rằng sau 1975 một số báo chí Châu Âu và Thụy Điển bình luận : “ may mắn là ông Lê đức Thọ không nhận giải thưởng, nếu không hào quang của Nobel Hòa Bình này sẽ bớt đi một phần lấp lánh” . Bạn thấy không , hai mặt của một chiếc huy chương , cũng gần giống như vậy, bạn đang cư ngụ tại SàiGòn có thể bạn sẽ tự hào vì thành phố này mang tên Hồ Chí Minh nhưng nếu có điều kiện du học hay du lịch ở Hoa Kỳ bạn có dịp đứng trước tượng đài kỹ niệm tội ác cộng sản chống nhân loại mà tên ông Hồ Chí Minh là một trong năm thủ phạm đang đứng bên cạnh  các “ đại đồ tể”  Polpot, Mao, Stalin, Lenin trên Đài Kỷ Niệm : Tội Ác Cộng Sản Chống Nhân Loại giữa Washington DC …mà không ai có thể phủ nhận, bởi sự thật là chân lý của mọi chân lý .  
Cuối cùng – Không biết bạn có tham khảo gì không về nhân thân sự nghiệp của nhân vật Lê Đức Thọ ? nếu chưa , tôi thành thật khuyên bạn nên tìm hiểu để lần sau có viết bài liên quan đến ông ta bạn sẽ cẩn thận hơn – Đây ! vài tư liệu ngắn gửi bạn tham khảo :
 Ông Nguyễn Minh Cần một người CS. Ông từng là bí thư quận uỷ ngoại thành HàNội trước khi trở thành phó chủ tịch uỷ ban hành chính HàNội vào năm 1954. Ông thấu hiểu từng bước của cụôc cải cách ruộng đất và đã trực tiếp làm công tác sửa sai sau đó tại ngoại thành HN. Hiện ông Cần sinh sống tại Matxcơva,ông cho biết : Trường hợp tử hình bà Nguyễn Thị Năm, chủ cửa hiệu Cát Thanh Long ở Hà Nội trong chiến dịch đấu tố CCRĐ, mẹ nuôi của Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng và Trường Chinh, có con trai một là trung đoàn trưởng một trung đoàn của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong Tuần Lễ Vàng, gia đình bà cũng đã hiến 100 lạng vàng cho chính quyền mới thành lập Bà là một người mà thời kỳ trước cách mạng đã từng che giấu, nuôi ăn, giúp đỡ như mẹ nuôi của các ông kể trên,lúc ấy quyền lực Lê Đức Thọ trong an ninh nội chính là rất lớn nhưng không có lấy một tiếng can ngăn dù hạt cơm của nạn nhân còn dính kẻ răng ông ta ??
Bóng dáng hung thần Lê Đức Thọ cũng tìm thấy trong hồi ký “Đêm Giữa Ban Ngày” của tác giả Vũ Thư Hiên ( con trai ông Vũ Đình Huỳnh thư ký riêng của ông HCM ). Trên mạng nhiều trang web có lưu trữ .
Cũng hiện diện trong “Hồi Ký Một Thằng Hèn” của nhạc sĩ Tô Hải ( nụ cười sơn cước ) một lão thành cách mạng “cây đa, cây đề ” về độ trung thực ,nhà ở chung cư Miếu Nổi ,Bình Thạnh ,bạn đọc có thể giao lưu với Bác ấy qua blog trên mạng …. Rãi rác người ta còn tìm thấy những tư liệu hãi hùng …
…..Chính Cục an ninh Bộ Nội Vụ theo lệnh của Lê Đức Thọ đã cho mật vụ giết đại tướng Hoàng Văn Thái vào khoảng 1986, và năm sau lại giết đại tướng Lê Trọng Tấn, đồng thời bắt hàng loạt các sĩ quan cao cấp trong Bộ quốc phòng. Đó là các đại tá Lê Minh Nghĩa, chánh văn phòng đại tá Đỗ Đức Kiên, cục trưởng cục tác chiến, đại tá Lê Trọng Nghĩa, cục trưởng cục quân báo vân vân…Họ đã bị bắt trước khi Thọ cử Văn Tiến Dũng vào thay thế chỗ của tướng Hoàng Văn Thái. Những việc này làm cho các tướng lãnh trong quân đội thời ấy lo âu, các vị trong Ban chấp hành trung ương đảng thì hốt hoảng, bồn chồn……
Lê Đức Thọ: Tội phạm chiến tranhCuộc phiêu lưu quân sự ý đồ nhuộm đỏ Campuchia như CS nước Lào,để cùng với Việt Nam là “Đông Dương Đỏ” được tiến hành theo sáng kiến và sự chỉ đạo của Lê Ðức Thọ trong bộ CT/CSVN hơn 10 năm trời đã làm cho khoảng 52.000 chiến sĩ QĐNDVN phía Nam chết trận, 200.000 chiến sĩ bị thương tại Campuchia vì mìn và vũ khí cá nhân do TQ chi viện cho khờme đỏ. Chẳng những thế, nó còn làm cho dân tộc Việt Nam bị nhục nhã trước thế giới trong bộ mặt kẻ xâm lược, bị tẩy chay, bị trừng phạt. Năm 1989 phải lui quân về nước trong hao tốn máu xương mà campuchia vẩn cứ là Vương Quốc Hoàng Gia dân chủ….
Tóm lại – thưa bạn,  Các sử gia khuyên rằng : khi ngòi bút chạm vào lịch sử , người viết ngoài cái tầm còn phải có thêm cái tâm trong sáng và trái tim lạnh lùng, nếu không cẩn thận, trung thực và khách quan, đôi khi làm cho nhân cách vô tình thấp xuống khiến ngòi bút cũng phải cùn theo – chắc bạn hiểu tôi muốn nói gì rồi ! 
Hoàng Thanh Trúc

Không có nhận xét nào: