Luật pháp Việt Nam xử sao cũng được
Hiếu Minh, VRNs (03.09.2011) – Câu nói “Luật pháp Việt Nam xử sao cũng được!” phản ánh tình trạng thật của luật pháp VN: Có cả một rừng luật nhưng chỉ xài luật rừng.
Mẩu tin sau đây chúng tôi nhận được trên mạng internet do SBTN chấp bút có tựa “Nhận tiền hối lộ cả triệu đô la, nhưng ông Huỳnh Ngọc Sĩ vẫn được giảm án chung thân xuống còn 20 năm tù″. Xin mời quý vị xem:
SÀI GÒN – Tòa phúc thẩm Tòa án Nhân dân tối cao thành phố Sài Gòn hôm nay đã ra phán quyết giảm án tù chung thân xuống 20 năm tù giam cho ông Huỳnh Ngọc Sĩ, nguyên Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải kiêm Giám đốc Ban quản lý dự án Ðại lộ Ðông Tây và Môi trường nước Thành phố Sài Gòn về tội “nhận hối lộ”. Ông Huỳnh Ngọc Sĩ sinh năm 1953 là bị cáo chính trong vụ án tham nhũng lớn liên quan đến dự án Ðại lộ Ðông Tây tại thành phố Sài Gòn, một dự án xây dựng cơ sở hạ tầng sử dụng nguồn vốn viện trợ phát triển của Nhật Bản ODA.
Tòa sơ thẩm vào tháng 10 năm 2010 đã kết án ông Huỳnh Ngọc Sĩ tù chung thân vì tội nhận hối lộ của công ty Tư vấn Quốc tế Thái Bình Dương của Nhật Bản PCI số tiền 262.000 đô la Mỹ năm 2003. Tuy nhiên bị cáo đã kháng án kêu oan. Tại phiên phúc thẩm, bắt đầu từ hôm 30/8/2011, ông Huỳnh Ngọc Sĩ tiếp tục kêu oan, cho rằng mình không hề nhận hối lộ từ quan chức Công ty Tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (PCI) số tiền 262.000 đô la.
Tuy nhiên, tại phiên tòa phúc thẩm, xét thấy gia đình ông Sĩ đã nộp 3 tỷ đồng tương đương gần 150 ngàn đô la Mỹ để khắc phục hậu quả vụ án và bị cáo có xin được giảm nhẹ hình phạt cộng với việc nhân thân tốt có nhiều cống hiến trong hơn 30 năm công tác, gia đình có công với cách mạng… hội đồng xét xử đã tuyên phạt Huỳnh Ngọc Sĩ 20 năm tù giam. Bên cạnh bản án phúc thẩm, Huỳnh Ngọc Sĩ đang phải thi hành bản án 6 năm tù về tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành nhiệm vụ”, một vụ cũng liên quan đến vụ án này và đã được tuyên tại phiên sơ thẩm. Vụ tham nhũng tại dự án đại lộ Ðông Tây thành phố Sài Gòn bị phát giác sau khi năm 2009 tòa án Tokyo xét xử cựu chủ tịch công ty Tư vấn Quốc tế Thái Bình Dương PCI là Masayoshi Taga vì tội đưa hối lộ cho ông Huỳnh Ngọc Sĩ để giành hợp đồng thầu xây dựng công trình cho PCI.
Báo chí Nhật Bản từng đưa tin vị cựu quan chức của PCI đã hối lộ cho ông Huỳnh Ngọc Sĩ 820 000 đô la Mỹ. Nhật Bản sau đó đã chuyển giao hồ sơ vụ án, yêu cầu Việt Nam đưa ra xét xử những người có liên quan đến vụ án tại Nhật Bản. Phải hơn một năm sau, trước sức ép bị Nhật cắt viện trợ ODA, tư pháp Việt Nam mới đưa vụ án ra xét xử. Việt Nam vẫn nằm trong danh sách của những nước có nạn tham nhũng phổ biến nhất thế giới.
Nguồn: SBTN
Lời bình: vụ án này là một kịch bản ngồi xổm trên pháp luật: sơ thẩm tuyên thật nặng để nhân dân tưởng là nhà nước thẳng tay chống tham nhũng. Nhưng phúc thẩm sẽ có đủ tình tiết để giảm án. Sau đó đợi đến dịp quốc khánh hay lễ hội gì đó ân xá là xong. Tham nhũng 820.000 USD mà chỉ “khắc phục hậu quả” có 150.000 USD thì quá lời. Nếu là tôi tôi cũng sẽ tham nhũng. Tại sao không?
Tôi nghe cái này mới rùng mình: ngay cả khi lãnh án tử hình, nếu có tiền sẽ có người thế mạng (chết thay). Đặc biệt nếu là đảng viên ở cấp cao nào đó thì không bao giờ sợ bị tử hình, vì đảng luôn có người thế mạng. Tất cả hồ sơ nhân thân của người này sẽ được thay cho một lý lịch mới để đến một nơi xa xôi nào đó “vui hưởng thú điền viên”.
Trong khi đó, vụ án của tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ thì chủ tọa và cả hội đồng xét xử của cả 2 phiên tòa sơ cũng như phúc thẩm vi phạm luật tố tụng hình sự thế mà vẫn giữ y án sơ thẩm.
Vụ án của giáo sư Phạm Minh Hoàng trong phiên phúc thẩm sắp tới cũng sẽ có cùng một kết cục. Chúng ta hãy chờ xem.
Đọc qua vụ Đài truyền hình Hà Nội chỉ rút kinh nghiệm chứ không xin lỗi khi cố tình tổ chức đưa tin sai sự thật, xúc phạm danh dự cá nhân các trí thức VN biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, thấy thất vọng cho sự nô lệ của TGĐ – TBT Trần Gia Thái…
Hiếu Minh, VRNs
SÀI GÒN – Tòa phúc thẩm Tòa án Nhân dân tối cao thành phố Sài Gòn hôm nay đã ra phán quyết giảm án tù chung thân xuống 20 năm tù giam cho ông Huỳnh Ngọc Sĩ, nguyên Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải kiêm Giám đốc Ban quản lý dự án Ðại lộ Ðông Tây và Môi trường nước Thành phố Sài Gòn về tội “nhận hối lộ”. Ông Huỳnh Ngọc Sĩ sinh năm 1953 là bị cáo chính trong vụ án tham nhũng lớn liên quan đến dự án Ðại lộ Ðông Tây tại thành phố Sài Gòn, một dự án xây dựng cơ sở hạ tầng sử dụng nguồn vốn viện trợ phát triển của Nhật Bản ODA.
Tòa sơ thẩm vào tháng 10 năm 2010 đã kết án ông Huỳnh Ngọc Sĩ tù chung thân vì tội nhận hối lộ của công ty Tư vấn Quốc tế Thái Bình Dương của Nhật Bản PCI số tiền 262.000 đô la Mỹ năm 2003. Tuy nhiên bị cáo đã kháng án kêu oan. Tại phiên phúc thẩm, bắt đầu từ hôm 30/8/2011, ông Huỳnh Ngọc Sĩ tiếp tục kêu oan, cho rằng mình không hề nhận hối lộ từ quan chức Công ty Tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (PCI) số tiền 262.000 đô la.
Tuy nhiên, tại phiên tòa phúc thẩm, xét thấy gia đình ông Sĩ đã nộp 3 tỷ đồng tương đương gần 150 ngàn đô la Mỹ để khắc phục hậu quả vụ án và bị cáo có xin được giảm nhẹ hình phạt cộng với việc nhân thân tốt có nhiều cống hiến trong hơn 30 năm công tác, gia đình có công với cách mạng… hội đồng xét xử đã tuyên phạt Huỳnh Ngọc Sĩ 20 năm tù giam. Bên cạnh bản án phúc thẩm, Huỳnh Ngọc Sĩ đang phải thi hành bản án 6 năm tù về tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành nhiệm vụ”, một vụ cũng liên quan đến vụ án này và đã được tuyên tại phiên sơ thẩm. Vụ tham nhũng tại dự án đại lộ Ðông Tây thành phố Sài Gòn bị phát giác sau khi năm 2009 tòa án Tokyo xét xử cựu chủ tịch công ty Tư vấn Quốc tế Thái Bình Dương PCI là Masayoshi Taga vì tội đưa hối lộ cho ông Huỳnh Ngọc Sĩ để giành hợp đồng thầu xây dựng công trình cho PCI.
Báo chí Nhật Bản từng đưa tin vị cựu quan chức của PCI đã hối lộ cho ông Huỳnh Ngọc Sĩ 820 000 đô la Mỹ. Nhật Bản sau đó đã chuyển giao hồ sơ vụ án, yêu cầu Việt Nam đưa ra xét xử những người có liên quan đến vụ án tại Nhật Bản. Phải hơn một năm sau, trước sức ép bị Nhật cắt viện trợ ODA, tư pháp Việt Nam mới đưa vụ án ra xét xử. Việt Nam vẫn nằm trong danh sách của những nước có nạn tham nhũng phổ biến nhất thế giới.
Nguồn: SBTN
Lời bình: vụ án này là một kịch bản ngồi xổm trên pháp luật: sơ thẩm tuyên thật nặng để nhân dân tưởng là nhà nước thẳng tay chống tham nhũng. Nhưng phúc thẩm sẽ có đủ tình tiết để giảm án. Sau đó đợi đến dịp quốc khánh hay lễ hội gì đó ân xá là xong. Tham nhũng 820.000 USD mà chỉ “khắc phục hậu quả” có 150.000 USD thì quá lời. Nếu là tôi tôi cũng sẽ tham nhũng. Tại sao không?
Tôi nghe cái này mới rùng mình: ngay cả khi lãnh án tử hình, nếu có tiền sẽ có người thế mạng (chết thay). Đặc biệt nếu là đảng viên ở cấp cao nào đó thì không bao giờ sợ bị tử hình, vì đảng luôn có người thế mạng. Tất cả hồ sơ nhân thân của người này sẽ được thay cho một lý lịch mới để đến một nơi xa xôi nào đó “vui hưởng thú điền viên”.
Trong khi đó, vụ án của tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ thì chủ tọa và cả hội đồng xét xử của cả 2 phiên tòa sơ cũng như phúc thẩm vi phạm luật tố tụng hình sự thế mà vẫn giữ y án sơ thẩm.
Vụ án của giáo sư Phạm Minh Hoàng trong phiên phúc thẩm sắp tới cũng sẽ có cùng một kết cục. Chúng ta hãy chờ xem.
Đọc qua vụ Đài truyền hình Hà Nội chỉ rút kinh nghiệm chứ không xin lỗi khi cố tình tổ chức đưa tin sai sự thật, xúc phạm danh dự cá nhân các trí thức VN biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, thấy thất vọng cho sự nô lệ của TGĐ – TBT Trần Gia Thái…
Hiếu Minh, VRNs
. Bookmark the permalink.
Câu nói “Luật pháp Việt Nam xử sao cũng được!” phản ánh tình trạng thật của luật pháp VN: Có cả một rừng luật nhưng chỉ xài luật rừng.
Nhung nguoi hanh xu phap luat o nuoc ta doi voi Nhan dan , giong nhu , cha me day do , nghiem cam , trung phat con cai trong nha ,nhu la " gion mat " , qua xem thuong con nguoi , he muon duoc dieu gi do , la tu y viet them luat vo , tinh bo , chang can hop hanh , hoi y kien Nhan dan co dong thuan khong , Quoc hoi la cai " khi kho " gi ? ,ngoi do " gat dau " an luong , co dam noi " manh mieng " hay theo doi den cung dau ?
De "che cho " may ten " dau so " , lau lau , dem ra giet 1 thang hay 1 con , cap duoi , de tao niem tin cho dan , may ten nay, phai hy sinh cho Dang . Ai bieu khong du tien cho cap tren AN day du ,thi rang ma chiu