Ngụy biện và dối trá
Posted on 03/09/2011 by Doi Thoai
Nguyễn Hưng Quốc
Thứ Tư, 31 tháng 8 2011
Trên báo An Ninh Thủ Đô ở Hà Nội trong một vài tuần vừa qua có một loạt bài buộc tội những người biểu tìnhchống Trung Quốc rất độc ác nhưng lại rất buồn cười. Độc ác ở sự vu khống, bôi nhọ và đe dọa. Nhưng lại buồn cười ở sự ngô nghê trong cách lập luận. Những sự ngô nghê như vậy nhiều vô cùng, đầy dẫy trên từng ý và từng chi tiết. Tôi chỉ trích một đoạn buồn cười nhất:
Hình: Reuters |
“Tất cả các nước trên thế giới kể cả các nước mà những chủ trang mạng xấu đang tôn thờ như hình mẫu, như thiên đường, cũng có quy định như vậy [tức phải xin phép, ghi chú của NHQ]. Ở Mỹ, ở Pháp, ở Anh… muốn tổ chức biểu tình, tuần hành đều phải xin phép và được chấp thuận. Các cuộc tụ họp đông người không xin phép được coi là bạo loạn và cảnh sát thẳng tay đàn áp ngay. Bạo loạn tại Pháp, tại Anh trong thời gian gần đây cho thấy rõ điều đó. Lạ nhất các trang mạng xấu đưa tin mọi thứ riêng sự kiện cảnh sát đàn áp đến đổ máu những kẻ biểu tình tự phát tại Anh, Pháp thì không thấy đưa!”
Đoạn văn trên có ba ý chính:
Đoạn văn trên có ba ý chính:
- Ở đâu dân chúng muốn biểu tình cũng đều phải xin phép và cần được chính quyền chấp nhận trước.
- Ở Tây phương, nếu biểu tình mà không xin phép thì bị xem là bạo loạn và bị cảnh sát đàn áp ngay.
- Các “trang mạng xấu” chỉ đưa tin cảnh sát bắt bớ hay đạp vào mặt người biểu tình tại Việt Nam mà lại làm lơ trước cảnh cảnh sát Anh và Pháp đàn áp những người bạo loạn ở nước họ.
Về ý thứ nhất, chuyện xin phép biểu tình ở các nước Tây phương, cần phân biệt hai hình thức chính của biểu tình: tụ tập (rally) và tuần hành (march). Ở phần lớn các nước, biểu tình dưới hình thức tụ tập thì khỏi cần xin phép. Phép, chỉ được đòi hỏi đối với hình thức biểu tình tuần hành mà thôi. Mà thật ra không phải là “xin phép”. Trong các tài liệu bằng tiếng Anh, người ta thường chỉ dùng chữ “thông báo” (notify). Yêu cầu của cảnh sát cũng như chính quyền địa phương là “cho chúng tôi biết” (let us know) để họ bảo đảm vấn đề trật tự giao thông, sự ổn định trong sinh hoạt của dân địa phương và sự an toàn cho chính những người đi biểu tình. Hết. (Xem, ví dụ, trang thông tin về vấn đề biểu tình của chính phủ Anh ở trang này.
Còn ở Việt Nam thì sao? Giả dụ những người đi biểu tình nộp đơn xin phép đàng hoàng thì liệu họ có chấp thuận hay không? Cho đến nay, câu trả lời gần như chắc chắn: Không. Tuy nhiên, tôi cũng xin đề nghị quý vị ở Việt Nam thử nộp đơn công khai xin phép tổ chức biểu tình xem chính quyền trả lời ra sao. Thử. Để ít nhất chính quyền không còn léo nhéo chuyện phép tắc nữa.
Về ý thứ hai, ở Tây phương, không ai xem việc biểu tình không được phép là bạo loạn cả. Biểu tình (public demonstration) và bạo loạn (riot) khác hẳn nhau về bản chất chứ không phải là chuyện được phép hay không. Ngay trong bản thân từ bạo loạn đã bao hàm hai ý chính: bạo (động) và (hỗn) loạn có thể gây nên những thiệt hại về tính mạng cũng như tài sản của dân chúng, kể cả của những người biểu tình. Ở Anh và ở Pháp gần đây, cảnh sát không hề trấn áp những người biểu tình. Họ chỉ trấn áp những người gây bạo loạn. Ví dụ, những cảnh diễn ra trên đường phố London vào đầu tháng 8 vừa qua hoàn toàn là bạo loạn chứ không phải là biểu tình. Hậu quả của các cuộc bạo loạn ấy là năm người bị giết chết và vô số xe hơi cũng như các cửa tiệm bị đốt phá, cướp bóc, gây thiệt hại về kinh tế đến trên 300 triệu đô la. Các cuộc bạo loạn ở Pháp vào năm 2005 và 2007 cũng vậy. Cũng có màn đốt xe hơi. Đốt cửa tiệm. Đốt cả trường học lẫn thư viện. Ném đá và ném cả bom xăng tự chế vào cảnh sát. Một số người bị chết. Hàng trăm cửa tiệm bị phá. Hàng ngàn chiếc xe hơi bị hư hại. Trong cả mấy trường hợp vừa kể, trên thế giới, không ai lên án việc mạnh tay của cảnh sát cả. Đó là nhiệm vụ của họ.
Còn ở Việt Nam, trong mười mấy cuộc biểu tình vừa qua, có chút yếu tố nào để có thể xem là bạo loạn chứ không phải là biểu tình? Không. Tuyệt đối không. Tất cả đều diễn ra một cách hòa bình và trật tự. Xem các bức ảnh cũng như các thước phim được tung lên internet, mọi người đều ghi nhận một đặc điểm: ngay cả việc dẫm lên các bãi cỏ, điều rất phổ biến ở Hà Nội, cũng không thấy.
Việc cảnh sát bắt bớ những kẻ gây bạo loạn, đốt xe, đốt nhà và cướp của ở Anh và ở Pháp là chuyện bình thường. Báo chí khắp nơi, nếu loan tin, ống kính chỉ chĩa vào những tên tội phạm ấy mà thôi. Còn ở Việt Nam? Trong một cuộc biểu tình xuất phát từ lòng yêu nước của những con người hiền lành, biết thân biết phận như thế thì có gì đáng chú ý ngoài những cú đạp tàn nhẫn của công an chứ?
Ở Úc, tôi thường xem tin tức trên tivi vào giờ ăn tối. Thường, rất hiếm khi tôi thấy tin về Việt Nam. Phần lớn các cuộc biểu tình chống Trung Quốc đều trôi qua một cách lặng lẽ. Có thể đài truyền thanh hoặc báo in loan tin. Nhưng đài truyền hình thì không. Trừ hai lần: Lần đầu, vào ngày 5 tháng 6 ở Sài Gòn, và lần sau, ngày 21 tháng 8 ở Hà Nội. Ở cả hai lần, hình ảnh được các phóng viên ngoại quốc tập trung nhất đều giống nhau: Cảnh cảnh sát và công an bắt dân.
Những chuyện ấy nhằm trả lời cho vấn đề thứ ba đã nêu ở trên.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Còn ở Việt Nam thì sao? Giả dụ những người đi biểu tình nộp đơn xin phép đàng hoàng thì liệu họ có chấp thuận hay không? Cho đến nay, câu trả lời gần như chắc chắn: Không. Tuy nhiên, tôi cũng xin đề nghị quý vị ở Việt Nam thử nộp đơn công khai xin phép tổ chức biểu tình xem chính quyền trả lời ra sao. Thử. Để ít nhất chính quyền không còn léo nhéo chuyện phép tắc nữa.
Về ý thứ hai, ở Tây phương, không ai xem việc biểu tình không được phép là bạo loạn cả. Biểu tình (public demonstration) và bạo loạn (riot) khác hẳn nhau về bản chất chứ không phải là chuyện được phép hay không. Ngay trong bản thân từ bạo loạn đã bao hàm hai ý chính: bạo (động) và (hỗn) loạn có thể gây nên những thiệt hại về tính mạng cũng như tài sản của dân chúng, kể cả của những người biểu tình. Ở Anh và ở Pháp gần đây, cảnh sát không hề trấn áp những người biểu tình. Họ chỉ trấn áp những người gây bạo loạn. Ví dụ, những cảnh diễn ra trên đường phố London vào đầu tháng 8 vừa qua hoàn toàn là bạo loạn chứ không phải là biểu tình. Hậu quả của các cuộc bạo loạn ấy là năm người bị giết chết và vô số xe hơi cũng như các cửa tiệm bị đốt phá, cướp bóc, gây thiệt hại về kinh tế đến trên 300 triệu đô la. Các cuộc bạo loạn ở Pháp vào năm 2005 và 2007 cũng vậy. Cũng có màn đốt xe hơi. Đốt cửa tiệm. Đốt cả trường học lẫn thư viện. Ném đá và ném cả bom xăng tự chế vào cảnh sát. Một số người bị chết. Hàng trăm cửa tiệm bị phá. Hàng ngàn chiếc xe hơi bị hư hại. Trong cả mấy trường hợp vừa kể, trên thế giới, không ai lên án việc mạnh tay của cảnh sát cả. Đó là nhiệm vụ của họ.
Còn ở Việt Nam, trong mười mấy cuộc biểu tình vừa qua, có chút yếu tố nào để có thể xem là bạo loạn chứ không phải là biểu tình? Không. Tuyệt đối không. Tất cả đều diễn ra một cách hòa bình và trật tự. Xem các bức ảnh cũng như các thước phim được tung lên internet, mọi người đều ghi nhận một đặc điểm: ngay cả việc dẫm lên các bãi cỏ, điều rất phổ biến ở Hà Nội, cũng không thấy.
Việc cảnh sát bắt bớ những kẻ gây bạo loạn, đốt xe, đốt nhà và cướp của ở Anh và ở Pháp là chuyện bình thường. Báo chí khắp nơi, nếu loan tin, ống kính chỉ chĩa vào những tên tội phạm ấy mà thôi. Còn ở Việt Nam? Trong một cuộc biểu tình xuất phát từ lòng yêu nước của những con người hiền lành, biết thân biết phận như thế thì có gì đáng chú ý ngoài những cú đạp tàn nhẫn của công an chứ?
Ở Úc, tôi thường xem tin tức trên tivi vào giờ ăn tối. Thường, rất hiếm khi tôi thấy tin về Việt Nam. Phần lớn các cuộc biểu tình chống Trung Quốc đều trôi qua một cách lặng lẽ. Có thể đài truyền thanh hoặc báo in loan tin. Nhưng đài truyền hình thì không. Trừ hai lần: Lần đầu, vào ngày 5 tháng 6 ở Sài Gòn, và lần sau, ngày 21 tháng 8 ở Hà Nội. Ở cả hai lần, hình ảnh được các phóng viên ngoại quốc tập trung nhất đều giống nhau: Cảnh cảnh sát và công an bắt dân.
Những chuyện ấy nhằm trả lời cho vấn đề thứ ba đã nêu ở trên.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét