Theo tờ báo Ấn, biên bản ghi nhớ giữa hai tập đoàn dầu khí quốc gia Ấn Độ và Việt Nam có ý nghĩa là ONGC sẽ thực hiện thêm nhiều dự án thăm dò. Điều này có thể làm Trung Quốc nổi giận vì Bắc Kinh luôn khẳng định rằng họ có « chủ quyền không thể tranh cãi trên vùng Biển Đông ».
Hindustan Times là một trong những tờ báo đầu tiên đã tiết lộ vụ Trung Quốc chính thức phản đối Ấn Độ về việc ONGC Videsh hợp tác với Việt Nam để thăm dò và khai thác hai lô dầu khí 127 và 128 ngoài khơi bờ biển miền Trung Việt Nam. Bắc Kinh viện cớ rằng khu vực đó thuộc chủ quyền Trung Quốc. New Delhi đã bác bỏ lập luận của Bắc Kinh, cho rằng hoạt động của ONGC hoàn toàn phù hợp với luật lệ quốc tế.
Theo Hindustan Times, trong quan hệ Ấn – Việt, hồ sơ an toàn năng lượng luôn được ưu tiên, bất chấp những cảnh báo đến từ Trung Quốc. Một quan chức Ấn Độ ghi nhận : « OVL – tên tắt của ONGC Videsh Limited - đã có mặt tại Việt Nam trong 10 năm qua. Bây giờ tập đoàn này đang dự trù ký một biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược để thúc đẩy quan hệ với PetroVietnam tiến về phía trước ».
Xin nhắc lại là nhân chuyến công du Việt Nam từ ngày 16/9 vừa qua, Ngoại trưởng Ấn Độ S.M. Krishna đã có đề cập đến thái độ của Trung Quốc đối với các đề án hợp tác dầu khí Ấn-Việt ở Biển Đông, và xác định rằng New Delhi tiếp tục xúc tiến hợp tác bất chấp sự chống đối của Bắc Kinh.
Theo Hindustan Times, ngoài vấn đề hợp tác thăm dò dầu khí, Ấn Độ và Việt Nam cũng đang nỗ lực tìm cách tăng cường quan hệ mọi mặt, đặc biệt trong lãnh vực quốc phòng. Trong phái đoàn Ấn Độ công du Việt Nam cùng với Ngoại trưởng S.M Krishna, còn có ông Shashi Kant Sharma, thứ trưởng Quốc phòng. Trong lãnh vực quân sự, hai bên dự kiến sẽ đào tạo các thủy thủ tàu ngầm cho Việt Nam tại trường tàu ngầm của hải quân Ấn Độ, INS Satavahana, ở thành phố Vishakapatnam.
Hợp tác này sẽ rất hữu ích cho Việt Nam trong bối cảnh Hà Nội đã đặt mua 6 chiếc tàu ngầm loại Kilo của Nga, trong lúc hải quân Ấn Độ đã đưa 10 chiếc tàu loại này vào sử dụng từ năm 1986, và mới đây đã nâng cấp ba chiếc để có thể sử dụng trong vòng 40 năm.
Tháng Sáu vừa qua, tư lệnh Hải quân Việt Nam, phó đô đốc Nguyễn Văn Hiến đã đến thăm căn cứ tàu ngầm Kilo của Hải quân Ấn Độ tại Vishakapatnam để quan sát cách vận hành loại tàu này.
Hindustan Times là một trong những tờ báo đầu tiên đã tiết lộ vụ Trung Quốc chính thức phản đối Ấn Độ về việc ONGC Videsh hợp tác với Việt Nam để thăm dò và khai thác hai lô dầu khí 127 và 128 ngoài khơi bờ biển miền Trung Việt Nam. Bắc Kinh viện cớ rằng khu vực đó thuộc chủ quyền Trung Quốc. New Delhi đã bác bỏ lập luận của Bắc Kinh, cho rằng hoạt động của ONGC hoàn toàn phù hợp với luật lệ quốc tế.
Theo Hindustan Times, trong quan hệ Ấn – Việt, hồ sơ an toàn năng lượng luôn được ưu tiên, bất chấp những cảnh báo đến từ Trung Quốc. Một quan chức Ấn Độ ghi nhận : « OVL – tên tắt của ONGC Videsh Limited - đã có mặt tại Việt Nam trong 10 năm qua. Bây giờ tập đoàn này đang dự trù ký một biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược để thúc đẩy quan hệ với PetroVietnam tiến về phía trước ».
Xin nhắc lại là nhân chuyến công du Việt Nam từ ngày 16/9 vừa qua, Ngoại trưởng Ấn Độ S.M. Krishna đã có đề cập đến thái độ của Trung Quốc đối với các đề án hợp tác dầu khí Ấn-Việt ở Biển Đông, và xác định rằng New Delhi tiếp tục xúc tiến hợp tác bất chấp sự chống đối của Bắc Kinh.
Theo Hindustan Times, ngoài vấn đề hợp tác thăm dò dầu khí, Ấn Độ và Việt Nam cũng đang nỗ lực tìm cách tăng cường quan hệ mọi mặt, đặc biệt trong lãnh vực quốc phòng. Trong phái đoàn Ấn Độ công du Việt Nam cùng với Ngoại trưởng S.M Krishna, còn có ông Shashi Kant Sharma, thứ trưởng Quốc phòng. Trong lãnh vực quân sự, hai bên dự kiến sẽ đào tạo các thủy thủ tàu ngầm cho Việt Nam tại trường tàu ngầm của hải quân Ấn Độ, INS Satavahana, ở thành phố Vishakapatnam.
Hợp tác này sẽ rất hữu ích cho Việt Nam trong bối cảnh Hà Nội đã đặt mua 6 chiếc tàu ngầm loại Kilo của Nga, trong lúc hải quân Ấn Độ đã đưa 10 chiếc tàu loại này vào sử dụng từ năm 1986, và mới đây đã nâng cấp ba chiếc để có thể sử dụng trong vòng 40 năm.
Tháng Sáu vừa qua, tư lệnh Hải quân Việt Nam, phó đô đốc Nguyễn Văn Hiến đã đến thăm căn cứ tàu ngầm Kilo của Hải quân Ấn Độ tại Vishakapatnam để quan sát cách vận hành loại tàu này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét