#2 | |||
| |||
Tin Thế Giới Bạo động ở miền nam Trung Quốc Cập nhật: 23-09-2011 14:04 Hàng trăm người biểu tình hôm qua tấn công vào một đồn công an ở miền nam Trung Quốc, khiến nhiều cảnh sát bị thương. Những người dân quá khích đã đập phá nhiều xe cộ rồi tấn công cảnh sát tại đồn công an ở thị xã Lục Phong, thuộc địa phận thành phố San Vĩ, tỉnh Quảng Đông, AFP dẫn thông báo của giới chức địa phương. Bất ổn bắt đầu từ hôm 21/9 khi người dân địa phương tức giận trước một thỏa thuận đất đai của chính quyền. Dân chúng cho rằng chính quyền địa phương đã đồng ý bán một mảnh đất thuộc sở hữu chung cho công ty bất động sản Country Garden với giá 1 tỷ tệ (khoảng 156,6 triệu USD), mà không nhận được sự đồng thuận của họ. Cơn giận dữ bùng phát thành bạo động khi tin đồn về cái chết của một em bé lan ra. "Khoảng 13h hôm qua, một số người dân có động cơ xấu đã tung tin đồn về việc cảnh sát giết hại một em bé, rồi xúi giục nhiều người khác tấn công vào một đồn công an", thông báo của giới chức Lục Phong có đoạn. Ít nhất 10 cảnh sát bị thương trong cuộc đụng độ. Những người biểu tình còn đập phá 6 xe ô tô, chặn các con đường rồi đập phá một văn phòng chính quyền địa phương, một nhà hàng và một nhà máy may mặc. Giới chức Lục Phong cho rằng có khoảng 200 người biểu tình tham gia vào các cuộc đập phá. Tuy nhiên, nhật báo South China Morning Post của Hong Kong trích lời một doanh nhân địa phương cho hay có tới vài nghìn người tham gia bạo động. Những hình ảnh trên truyền hình khi ấy cho thấy hàng trăm cảnh sát và xe bọc thép được điều động trên các con phố, trong khi người dân dùng gạch đá để ném vào các nhân viên công quyền, đập phá các cây ATM và các đồn công an. Những cuộc gọi tới văn phòng chính quyền thị xã Lục Phong hôm nay không được trả lời. Hiện vẫn chưa biết cuộc bạo động còn đang diễn ra hay đã bị dập tắt. Tuy nhiên, các bài viết trên các trang blog của những người đang sống tại đó cho biết quân đội đã bao vây thành phố và chặn mọi ngả đường. Hà Giang Trung Quốc: Biểu tình chống cướp đất 2 hrs 49 mins ago - Reuters 1:01 | 1,204 views Media reports say protesters have attacked government buildings in southern China in protest over land seizures Vụ nô lệ tình dục gây chấn động Trung Quốc Cập nhật: 23-09-2011 14:40 Một người đàn ông Trung Quốc bị bắt vì bị tình nghi giết hại và giam giữ 6 phụ nữ như những nô lệ tình dục trong thời gian dài. Kẻ bị bắt có tên Li Hao, một cựu lính cứu hỏa 34 tuổi đã kết hôn và có một con trai, AFP đưa tin. Trong vài năm, Li đã nhốt 6 phụ nữ trong một "nhà tù ngầm" rộng 20 m2 tại thành phố Lạc Dương, thuộc tỉnh miền trung Hà Nam. Tờ The Southern Metropolis Daily hôm nay cho hay Li thú nhận mua tầng hầm nói trên từ 4 năm trước, rồi dành hơn một năm để đào thêm một nhà tù ở dưới sâu 4 m nữa so với tầng hầm, với nhiều căn phòng khác nhau. Khi hoàn tất việc này, hắn bắt cóc 6 phụ nữ đều là tiếp viên của các hộp đêm và quán karaoke, rồi nhốt họ vào "nhà tù ngầm". Nghi phạm này dành hai tuần mỗi tháng để ở trong "nhà tù ngầm" với những phụ nữ mà hắn giam giữ, và đối xử với họ như những nô lệ tình dục. Để ngăn các nạn nhân bỏ trốn, Li chỉ cho họ ăn hai ngày một lần khiến tất cả đều ở trong thể trạng yếu ớt. Dịp hiếm hoi những người này được phép ra khỏi nơi giam giữ là khi Li cần tiền. Hắn ép một trong số các "tù nhân" phải làm việc như gái gọi rồi thu tiền. Để che đậy cho hành động tội lỗi, Li nói với vợ rằng hắn có công việc làm bảo vệ ca đêm. Vợ của nghi phạm trẻ hơn hắn 10 tuổi. Cô này cho hay không biết gì về "nhà tù ngầm" cho tới khi được báo về việc người chồng bị bắt giữ. Tội ác của hắn chỉ bị phát hiện khi một trong số 4 phụ nữ bị giam giữ trốn thoát và ra trình báo cảnh sát. Người này khi đó bị Li đưa ra phố và bắt làm việc như gái gọi để kiếm tiền. Theo chỉ dẫn của "tù nhân" trốn thoát, cảnh sát đưa 3 phụ nữ còn lại ra khỏi "nhà tù ngầm" sau hơn hai năm bị giam cầm. Ngoài 4 phụ nữ còn sống, cảnh sát còn tìm thấy thi thể của hai người khác được chôn trong hai ngôi mộ ở một góc hầm. Họ có thể đã bị sát hại từ năm ngoái khi cố chống cự. Cảnh sát đã bắt một người trong số các phụ nữ bị giam cầm, vì cô này có liên quan tới việc sát hại những người "bạn tù". Li bị cảnh sát tóm gọn hôm 6/9, tức là khoảng 48 giờ sau khi các phụ nữ được giải cứu, khi hắn tìm cách trốn khỏi thành phố. "Li vừa bị bắt và sẽ bị đưa ra xét xử", một sĩ quan cảnh sát giấu tên tại Lạc Dương cho hay. "Chúng tôi vẫn đang theo sát vụ việc này và quá trình điều tra đang tiếp tục." Nghi phạm Li đã được kiểm tra y tế để xác định tình trạng tinh thần ngay sau khi bị bắt. Trong khi đó, một người dân địa phương có tên Tian Yichen nói với nhật báo Global Times phiên bản tiếng Anh: "Vụ việc này khiến cả thành phố bị sốc. Tòa nhà có căn hầm đó ở ngay giữa trung tâm thành phố, và chỉ cách Sở Công an Lạc Dương khoảng 3 km". Mỗi căn phòng trong "nhà tù ngầm" có một máy tính, và các phụ nữ bị giam giữ có thể xem video hoặc chơi trò chơi, nhưng không thể truy cập Internet. Cảnh sát cho hay các nạn nhân của Li có thể chịu Hội chứng Stockholm, khi họ bắt đầu có cảm tình với kẻ đã giam giữ mình. Những phụ nữ này dường như rất dễ bảo và thậm chí còn tỏ ra tự hào khi được quan hệ với hắn. Hà Giang Trung Quốc bắt nhóm phóng viên Hàn Quốc vì nghi làm gián điệp Cập nhật: 23-09-2011 15:40 - Một nhóm phóng viên của jTBC (kênh truyền hình cáp mới của Joongang Ilbo) vừa bị Trung Quốc bắt giữ khi đang thu thập tin ở vùng biên giới Triều Tiên - Trung Quốc. Trung Quốc nghi những người này là gián điệp. Một nguồn tin ngoại giao Hàn Quốc cho biết 6 phóng viên của jTBC đã bị các binh sĩ Trung Quốc bắt khi đang ghi hình ở một khu quân sự của Trung Quốc gần sông Duman (hay còn gọi là sông Tumen) hôm 20/9. Tin trên ban đầu do mạng Joongang Ilbo đưa. Nhiều quan chức tại Seoul đã xác nhận tin này. “Họ bị bắt giữ với cáo buộc làm gián điệp sau khi được trao cho cảnh sát”, nguồn tin nói. Tin cho biết thêm trong nhóm này có Ahn Byung-min, trưởng một trung tâm nghiên cứu thuộc Viện Giao thông Triều Tiên. Nhưng phóng viên cấp cao của jTBC là Moon Chang-keuk, dẫn đầu nhóm này, không bị bắt vì ông không ở cùng nhóm vào thời điểm đó. “Những người này bị bắt vì họ mang visa du lịch thay vì visa phóng viên”, tin nói. Trung Quốc yêu cầu các phóng viên nước ngoài phải có visa cho phóng viên nếu họ muốn đưa tin bên trong lãnh thổ nước này. Trung Quốc sẽ trục xuất hoặc bắt giam phóng viên nào tác nghiệp mà không có giấy tờ thích hợp. Trong khi đó, tại Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói bộ này đang xem xét thông tin trên, nhưng từ chối đưa ra bình luận. Năm 2003, Trung Quốc đã bắt giam một phóng viên Hàn Quốc với cáo buộc buôn người. Nhật Mai Theo The Chosun Ilbo, Washington Post Thủ đô của Yemen căng thẳng sau khi Tổng thống Saleh về nước Những người ủng hộ Tổng thống Saleh chào mừng ông trở về nước. VOA-Căng thẳng chính trị đang lên cao ở Yemen ngày hôm nay sau khi Tổng thống Ali Abdullah Saleh về nước sau nhiều tháng dưỡng thương ở nước ngoài. Có tin về những vụ nổ súng và nổ bom lẻ tẻ và xe lính chạy đầy trên đường phố trong lúc những người ủng hộ và những người chống đối ông Saleh chuẩn bị tụ tập sau lễ cầu nguyện ngày thứ Sáu. Ông Saleh về Yemen từ Ả rập Xê-út, nơi ông trải qua 3 tháng để hồi phục sau khi bị thương trong vụ tấn công vào dinh Tổng thống ở Sana'a. Những người ủng hộ ông Saleh đã bóp còi xe và hô khẩu hiệu sau khi ông về tới thủ đô vào lúc tảng sáng. Vài giờ sau khi về nước, Tổng thống Saleh kêu gọi hưu chiến và đề nghị đàm phán để chấm dứt vụ khủng hoảng chính trị ở nước ông. Ông Saleh không tuân hành những thỏa thuận trước đây để rời khỏi chức vụ. Trong vài ngày vừa qua, các đảng chính trị ở Yemen cho biết họ đang đúc kết một kế hoạch để buộc ông Saleh rời bỏ quyền lực. Hồi đầu tuần này Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh gồm 6 nước đã gặp Phó Tổng thống Yemen Abed Rabbo Mansour Hadi tại Sana'a trong một nỗ lực nhằm hồi sinh kế hoạch để Tổng thống Saleh trao quyền cho một vị phó tổng thống. Tòa Bạch Ốc hôm nay hối thúc ông Saleh bắt đầu “một cuộc chuyển giao quyền hành đầy đủ.” Trong thông cáo sau khi về nước, ông Saleh nói rằng giải pháp cho vụ rối loạn chống chính phủ là đối thoại, chứ không phải súng ống. Ông hối thúc các lực lượng chính phủ và phe đối lập thực thi hưu chiến và ngưng bắn. Những vụ phản kháng chống ông Saleh đã leo thang trong tuần qua. Những vụ đụng độ giữa các lực lượng thân và chống chính phủ đã gây tử vong cho gần 100 người. Yemen: Tiếp tục biểu tình Reuters 1:41 | 2,983 views At least seven killed as fighting spreads in Yemen Yemen: Tổng thống Saleh trở về nước sau thời gian chữa trị, kêu gọi "ngưng bắn" 6 hrs ago Reuters 1:04 | 1,149 views Yemen's President Saleh returns from Saudi Arabia as protesters |
#3 | |||
| |||
Cựu thủ tướng Libya bị bắt ở Tunisia Cập nhật: 23-09-2011 08:23 Tunisia vừa bắt giữ Baghdadi al-Mahmudi, thủ tướng Libya dưới chế độ Moammar Gadhafi. Cựu thủ tướng Libya bị bắt hôm 21/9, và sau đó phải ra trước một hội đồng công tố tại thành phố Tozeur, cách thủ đô Tunis của Tunisia khoảng 430 km về phía nam. AFP dẫn lời người phát ngôn bộ tư pháp Tunisia Kadhem Zine el Abidine hôm qua cho hay ông Mahmudi bị kết án 6 tháng tù giam gì xâm nhập trái phép vào nước này. Bản án trên có hiệu lực ngay lập tức đối với một trong những phụ tá thân cận nhất của đại tá Gadhafi. Trong khi đó, người phát ngôn bộ nội vụ Tunisia Hichem Meddeb cho biết ông Mahmudi bị bắt cùng với hai người đàn ông khác gần một địa danh có tên Tamaghza ở khu vực biên giới với Algeria. Cả 3 người này khi đó đang di chuyển trên một chiếc xe. "Họ bị bắt vì không có dấu nhập cảnh vào Tunisia", ông Meddeb nói, đồng thời khẳng định việc bắt giữ không liên quan tới vai trò của cựu thủ tướng Libya trong chế độ cũ ở nước này. "Điều chúng tôi quan tâm đó là những người ngoại quốc này vào Tunisia một cách bất hợp pháp", Meddeb nói. Người phát ngôn này không cho biết Mahmudi và hai người cùng đi vào Tunisia từ Algeria hay đang từ Tunisia tìm cách tới Algeria. Trong khi đó, tình hình chiến sự ở Libya tiếp tục diễn biến phức tạp. Lực lượng chính phủ mới ở nước này hôm qua bị chặn bước tiến vào những thành trì cuối cùng của ông Gadhafi, bất chấp việc chiếm được hai ốc đảo quan trọng ở miền nam là . Quân chính phủ mới chịu thương vong khá lớn khi vấp phải sự kháng cự của phe trung thành với Gadhafi. Giao tranh ác liệt vẫn đang tiếp diễn tại Sirte và Bani Walid. Chỉ huy lực lượng NATO trong chiến dịch không kích các mục tiêu ở Libya, trung tướng Charles Bouchard, cho hay ông tin tưởng nhiệm vụ của lực lượng này có thể hoàn tất tốt đẹp trong vòng 3 tháng tới. Tuyên bố này được đưa ra ngay sau khi liên quân NATO quyết định kéo dài chiến dịch tại Libya thêm 90 ngày. Sau khi được Liên Hợp Quốc thừa nhận, chính phủ mới của Libya tiếp tục có được sự khích lệ khi Liên minh châu Âu quyết định dỡ bỏ các lệnh cấm vận nhằm vào quốc gia Bắc Phi. Trong đó có việc loại bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí, mở lại các tài khoản bị đóng băng tại các ngân hàng, cũng như cho phép máy bay của Libya được hoạt động tại châu Âu. Hà Giang Libya: Cựu Thủ Tướng (dưới chế độ Gaddafi) bị bắt tại Tunisia 1 hr 54 mins ago - Reuters 1:21 | 885 views Tunisia jails Libya's former Prime Minister Al Baghdadi Ali Al-Mahmoudi for entering the country illegally Gaddafi đã hết đường trốn chạy? Cập nhật lúc 06h41" , ngày 23/09/2011 - Các chiến binh nổi dậy đã bắn lên trời để ăn mừng chiến thắng. Đây là một chiến thắng rất có ý nghĩa bởi phe nổi dậy không những đã nắm trọn được hoàn toàn khu vực miền nam mà còn chặn được nốt lối thoát cuối cùng của ông Gaddafi ra khỏi đất nước Libya. Sabha, quê hương của bộ lạc Qadhadfa ủng hộ ông Gaddafi, là thành phố lớn nhất Libya ở sa mạc Sahara. Phát biểu tại một cuộc họp báo diễn ra ở thủ đô Tripoli ngày hôm qua, phát ngôn viên quân sự của Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia (NTC) - ông Ahmed Bani cho biết, ông chắc chắn là Sabha đã được giải phóng hoàn toàn sau khi các chiến binh NTC đánh đuổi được phần lớn lực lượng trung thành với Đại tá Gaddafi ra khỏi thành phố. Tuyên bố của ông Bani được khẳng định thêm bởi phát biểu của ông Suleiman Khalifa – người đứng đầu hội đồng địa phương ở Sabha. Theo lời ông Khalifa nói với hãng tin AFP,"Sabha đã hoàn toàn tự do. 18 chiến binh NTC đã thiệt mạng trong trận chiến cuối cùng ở thành phố này”. Tuy nhiên, ông Bani cho biết, vẫn còn một số quân của ông Gaddafi đang ở đâu đó trong thành phố Sabha để chiến đấu “cho chính họ” hơn là vì ông Gaddafi. Với những con đường nối tới Tunisia, Ai Cập, Chad và Sudan phần lớn đã rơi vào tay phe nổi dậy, việc ông Gaddafi mất Sabha đồng nghĩa với việc ông này mất nốt con đường tháo chạy cuối cùng ra khỏi Libya bởi Sabha là nơi có con đường chính dẫn đến nước láng giềng Niger. Trong thời gian qua, quân của ông Gaddafi đã chọn con đường này để chạy sang Niger ẩn náu, trong đó có cả Saadi – con trai của ông Gaddafi. Sabha từng được xem là nơi mà Đại tá Gaddafi và các tay chân thân cận có thể ẩn náu nhưng phát ngôn viên Bani không thể khẳng định thông tin này có xác thực hay không. Cho đến thời điểm này, tung tích của ông Gaddafi vẫn hoàn toàn là một bí ẩn lớn đối với NTC và cả NATO. Hiện tại, hai chiến trường chính mà quân của NTC đang phải dồn sức tập trung vào để đánh chiếm cho bằng được là Sirte – quê hương của ông Gaddafi và Bani Walid. Theo NTC cho biết, quân của họ đã bao vây hoàn toàn hai thành phố này nhưng đang vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ và quyết liệt. Phe nổi dậy tuyên bố đã giành được quyền kiểm soát một sân bay, một căn cứ không quân và những con đường chínhở thành phố Sirte. Quân NTC tự tin cho rằng, Sirte sẽ không phải là vấn đề và họ sẽ chiếm được Sirte giống như đã chiếm được Sabha. Tuy nhiên, ở chiến trường Bani Walid, NTC đang gặp khó về địa hình hiểm trở ở đây. Bani Walid nằm giữa các ngọn núi và điều này tạo thuận lợi cho các tay súng bắn tỉa của ông Gaddafi đánh trả hiệu quả lại với các cuộc tấn công của phe nổi dậy. Kiệt Linh - (theo BBC, THX) Sirte: Quân đội trung thành với Gaddafi chống trả quyết liệt 17 hrs ago Reuters 1:44 | 6,614 views Libya's new government steps up its fight to take the two remaining Tìm thấy vũ khí bí mật của Gaddafi Cập nhật lúc 07h48" , ngày 23/09/2011 - Các chiến binh đã dẫn phóng viên đến nơi họ phát hiện ra địa điểm bí mật nói trên. Khu vực quân sự này nằm không xa thành phố Sabha ở sa mạc Sahara bao xa. Tại đây, phóng viên đã nhìn thấy hai nhà kho lớn. Một nhà kho chứa hàng ngàn chiếc thùng màu xanh, trong đó có một số thùng dán giấy bên ngoài ghi chữ “nguyên liệu phóng xạ”, và rất nhiều túi nhựa đựng chất bột màu vàng cũng được dán dòng chữ tương tự. Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia Libya (NTC) chưa thể xác nhận về việc liệu những thùng mà họ phát hiện nói trên có thực sự chứa chất phóng xạ hay không. Tuy nhiên, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) củaLiên Hợp Quốc hôm qua xác nhận, chính phủ Libya có dự trữ những bánh vàng gần Sabha. Bánh vàng là uranium cô đặc có thể được dùng để sản xuất uranium làm giàu cho mục đích chế tạo vũ khí hạt nhân. Các chiến binh nổi dậy đã tiến vào thành phố Sabha – một trong những thành trì cuối cùng của ông Gaddafi từ chiều hôm 20/9 và lực lượng này tuyên bố đã giành quyền kiểm soát hoàn toàn thành phố sa mạc này ngày hôm qua. Đại tá Gaddafi đã biến mất một cách bí ẩn kể từ khi phe nổi dậy chiếm được thủ đô Tripoli hồi cuối tháng 8. Kể từ đó đến nay, phe nổi dậy dưới sự hậu thuẫn của NATO đã ra sức truy lùng ông Gaddafi mà không hề có kết quả gì. Các chiến binh thuộc Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia Libya (NTC) từng tự tin rằng họ đã dồn ông Gaddafi đến chân tường và ông này sẽ sớm phải đầu hàng. Tuy nhiên, ông Gaddafi đã không dễ dàng đầu hàng như vậy. Lực lượng trung thành với ông này tiếp tục gây khó dễ cho phe nổi dậy thuộc NTC suốt trong thời gian qua. Nhiều nhà phân tích lo ngại về việc ông Gaddafi có thể sở hữu những vũ khí hóa học, hạt nhân có khả năng gây hủy diệt hàng loạt. Người ta lo ngại, ở bước đường cùng, ông Gaddafi có thể tung những thứ vũ khí đáng sợ này ra. Trong một diễn biến khác có liên quan đến tình hình Libya, Thủ tướng dưới thời Tổng thống Gaddafi – ông al-Baghdadi al-Mahmoudi đã bị bắt giữ đêm hôm 21/9 ở Tunisia. Thông tin này chắc chắn sẽ khích lệ thêm cho tình thần của các chiến binh nổi dậy. Ông Al-Mahmoudi bị bắt ở Tamaghza gần biên giới giữa Tunisia và Algeria. Ông này đã xâm nhập bất hợp pháp vào Tunisia mà không có visa, Bộ Nội vụ Tunisia cho biết. Khi bị bắt, cựu Thủ tướng Libya đang định chạy sang Algeria. Kiệt Linh - (theo CNN) |
#4 | |||
| |||
“Bắt mạch” quan hệ Mỹ-Trung qua phi vụ “vũ khí cho Đài Loan” Cập nhật: 23-09-2011 10:21 - Mỹ quyết định nâng cấp, chứ không bán máy bay chiến đấu tối tân cho Đài Loan, là đã “xuống thang” với Trung Quốc? Trung Quốc đã phản ứng giận dữ trước thỏa thuận Mỹ-Đài, nhưng Bắc Kinh có thể không đưa ra các biện pháp trả đũa Mỹ? Đã “bùng nổ” nhiều phân tích về quan hệ Trung - Mỹ qua phi vụ liên quan đến Đài Loan lần này. Tại sao Mỹ không bán F-16 thế hệ mới cho Đài Loan? Hôm 21/09/2011, bộ Quốc phòng Mỹ đã chính thức thông báo Quốc hội là Ngũ Giác Đài chấp thuận giúp Đài Loan hiện đại hóa 146 máy bay F16 A/B. Dự án này, trị giá 5,8 tỷ USD, còn bao gồm cả việc cung cấp các thiết bị mới, hỗ trợ về hậu cần và đào tạo. Trước đó, nhiều dân biểu Mỹ đã ủng hộ việc bán máy bay tiêm kích mới F16 C/D cho Đài Loan. Do Trung Quốc kịch liệt chống lại dự án này, lo ngại quan hệ song phương lại rơi vào một cuộc khủng hoảng kéo dài, bộ Quốc phòng Mỹ lựa chọn giải pháp trung gian, không bán máy bay loại mới mà chỉ giúp hiện đại hóa máy bay loại cũ. Các quan chức Mỹ nói máy bay chiến đấu F-16 A/B sẽ được trang bị thêm để chúng đạt các tiêu chuẩn tương tự như mô hình tiên tiến C/D. Đây là loại máy bay chiến đấu mà Đài Loan đã làm đủ cách vận động để mua cho được 66 chiếc. Giờ đây, họ đã thất bại, mặc dù chiều 21/4, người đứng đầu cơ quan Quốc Phòng Đài Loan cho là “vụ mua bán này đang bị tạm ngừng, chứ không bị hủy bỏ”. “Giải pháp thay thế đề nghị nâng cấp đội máy bay chiến đấu F-16 đời cũ do Mỹ sản xuất, phần chủ yếu trong một kế hoạch buôn vũ khí trọn gói tốn kém 5,85 tỉ USD, đã được chấp thuận như một giải pháp ngắn hạn”, một quan chức quốc phòng Đài Loan nói. Một giới chức cao cấp của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết việc nâng cấp đội máy bay chiến đấu phản lực F-16 của Đài Loan sẽ giúp cho các máy bay chiến đấu này có được chất lượng ở mức của loại máy bay chiến đấu tiên tiến hơn mà Đài Loan muốn mua. Nhưng nhiều nhà phân tích nói rằng quyết định phê duyệt nâng cấp - chứ không phải là cung cấp các máy bay chiến đấu tiên tiến hơn - được đưa ra để xoa dịu Bắc Kinh, nước đã có các cảnh báo rằng quan hệ Mỹ-Trung sẽ bị ảnh hưởng nếu vụ mua bán này được thực hiện. Nhiều đồng minh ở khu vực Đông Á nhìn nhận sự kiện này như “bằng chứng cho thấy là quyền lực của Trung Quốc đã gây ảnh hưởng lớn trong quyết định này”. Bộ Trưởng Quốc Phòng Philippines Voltaire Gazmin nói: “Trung Quốc là một yếu tố mà người Mỹ không thể gạt qua một bên được. Giờ đây, Trung Quốc là một tay chơi đáng nể trên trường quốc tế rồi”. Ngay trong nội bộ nước Mỹ, đã có nhiều chỉ trích cho là “Mỹ xem trọng quan hệ đối tác với Bắc Kinh hơn an toàn của các đồng minh trong khu vực”. Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa John Cornyn, mô tả quyết định mới của Mỹ “như một cái tát vào mặt đồng minh lâu đời”. Ở khu vực, như tại Hàn Quốc, một số học giả cho rằng “Washington sợ bị bể nồi cơm kinh tế khi bán một số máy bay cho Đài Loan”. Quyết định của Washington nay sẽ được chuyển sang cho Quốc hội phê duyệt. “Bói” phản ứng của Trung Quốc Trung Quốc đã phản ứng giận dữ trước thỏa thuận của Mỹ nâng cấp hạm đội máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất đã cũ kỹ của Đài Loan. Nhưng có thể đó không phải là phản ứng duy nhất. Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân tuyên bố hợp đồng trị giá 5,85 tỉ USD “sẽ không tránh khỏi làm suy yếu mối quan hệ song phương", bao gồm hợp tác quân sự và an ninh giữa hai quốc gia. Có phân tích cho rằng ngoài việc biểu thị phản ứng mạnh mẽ, Bắc Kinh khó có thể không đi xa hơn và sẽ không đưa ra các biện pháp trả đũa Mỹ. Trung Quốc vốn luôn có phản ứng mạnh mẽ trước các hợp tác quân sự của Mỹ với Đài Loan. Năm ngoái, khi Mỹ bán tên lửa và các trang thiết bị khác cho Đài Loan, Trung Quốc đã đình chỉ các hoạt động trao đổi quân sự với Mỹ. Nhưng liệu Bắc Kinh có làm gì để chứng tỏ sự bất bình này hay không, thì vẫn còn chưa rõ. Dù vậy, nhiều ý kiến hơn cho rằng ít có khả năng quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington lại xấu đi đến mức làm gián đoạn quan hệ quân sự song phương như hồi tháng 1/2010, sau khi Washington bán vũ khí cho Đài Bắc. Ông Jean Pierre Cabestan, thuộc Đại học dòng Tên ở Hồng Kông, khẳng định: “Có thể giới quân sự sẽ có những biện pháp để đối phó tốt hơn với loại máy bay F-16 được cải tiến, nhưng họ sẽ không đình chỉ quan hệ quân sự với Mỹ như đã làm trước đây”. Mặt khác, vẫn theo chuyên gia này, thì vào tháng 1/2012, Đài Loan có bầu cử tổng thống. Trung Quốc ủng hộ tổng thống mãn nhiệm Mã Anh Cửu thuộc Quốc Dân đảng. Yếu tố này cũng sẽ buộc Bắc Kinh phải phản ứng có chừng mực. Để làm dịu bầu không khí, cơ quan phụ trách hợp tác quốc phòng và an ninh của Ngũ Giác Đài trấn an rằng việc hỗ trợ Đài Loan trong đào tạo và hậu cần “sẽ không làm thay đổi cân bằng quân sự trong vùng”. Năm 1979, Quốc hội lưỡng viện Mỹ đã thông qua một đạo luật quy định là Mỹ phải cung cấp vũ khí phòng thủ cho Đài Loan, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc. Hà Khoa, Tổng hợp Cuộc họp hai ngày các chuyên viên pháp lý của ASEAN kết luận là đề nghị của Philippines về phát triển kinh tế chung tại những vùng tranh chấp ở Biển Đông có căn bản pháp lý. Simone Orendain | Manila Phái đoàn của Philippines tại hội nghị ASEAN trình một đề nghị thành lập “vùng hòa bình, tự do, hữu nghị và hợp tác” tại Biển Đông. Ý chính là khoanh vùng những đảo có nhiều quốc gia đang tuyên bố chủ quyền và cùng nhau biến những đảo này thành những địa điểm kinh tế các quốc gia đòi hỏi chủ quyền có thể cùng hưởng lợi. Ngoài Trung Quốc và Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng đòi chủ quyền trên nhóm đảo Trường Sa. Đại diện pháp lý của 3 nước trong nhóm cũng tham gia hội nghị 2 ngày này. Thứ trưởng Ngoại giao Esteban Conejos, trưởng đoàn Philippines đưa ra kế hoạch này. Ông nói: “Hội nghị này xác nhận tầm quan trọng của lối làm việc căn cứ trên luật pháp. Chúng ta định nghĩa lối làm việc căn cứ trên luật pháp là gì? Căn cứ trên luật pháp có nghĩa là chấp nhận những nguyên tắc của công pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS.” UNCLOS, Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, cho các quốc gia độc quyền khai thác trong phạm vi 200 hải lý bên ngoài bờ biển. Philippines đã chấp nhận khái niệm này để đối phó với ít nhất 7 lần Trung Quốc xâm nhập hải phận của họ. Một trong những phản đối mạnh mẽ của Philippines là vào tháng Hai năm nay, khi những tàu hải quân Trung Quốc được xem là quấy nhiễu một tàu thăm dò của Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Các giới chức Trung Quốc tỏ ra bất bình về hội nghị chuyên gia luật pháp tại Manila. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói với các phóng viên tại Bắc Kinh hôm thứ Sáu Trung Quốc cam kết giải quyết những tranh chấp qua các cuộc đàm phán song phương. Thứ trưởng Ngoại giao Philippines Conejos nói nước ông là quốc gia duy nhất trong khối ASEAN đã trình một đề nghị nhằm giúp giải quyết những tranh chấp tại Biển Đông. Phúc trình của các chuyên gia pháp lý sẽ được trình lên phiên họp cao cấp của ASEAN vào ngày 11 tháng 10 tới đây. Các giới chức này sẽ đưa ra những khuyến nghị về đề nghị của Philippines cho các bộ trưởng ngoại giao tham dự hội nghị thượng đỉnh thường niên của ASEAN vào tháng 11 năm nay. |
#5 | |||
| |||
Thị trường tài chính châu Âu tiếp tục mất giá Thụy My, rfi REUTERS/Andrew Winning Lời kêu gọi của nhóm G20 « mang lại giải pháp thích đáng » cho cuộc khủng hoảng nợ đã không thuyết phục được thị trường châu Âu, trước viễn cảnh đen tối của kinh tế thế giới. Các thị trường chứng khoán châu Âu và châu Á hôm nay (23/9) vẫn tiếp tục xuống dốc. Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương của 20 nước giàu và mới trỗi dậy thuộc khối G20, họp tại Washington hôm qua 22/09/11, trong một thông cáo chung đã cam kết sẽ « mang lại một giải pháp quốc tế mạnh mẽ và hài hòa » để giải quyết khủng hoảng. Các ngân hàng trung ương bảo đảm sẽ tiếp tục « hỗ trợ việc tái thúc đẩy nền kinh tế », giúp các ngân hàng có được số vốn cần thiết. Khối G20 còn đi xa hơn khi loan báo một « kế hoạch hành động tập thể đầy tham vọng » nhân hội nghị thượng đỉnh tại Cannes, miền đông nam nước Pháp vào ngày 3 và 4/11 tới. Tuy nhiên các nhà đầu tư vẫn tỏ ra nghi ngại, vì vẫn chưa có biện pháp cụ thể nào được đưa ra, trong bối cảnh khủng hoảng nợ khu vực đồng euro vẫn kéo dài, và ít có hy vọng cứu vãn được Hy Lạp. Thị trường chứng khoán châu Âu lại xuống dốc, sau khi tăng nhẹ đôi chút vào thời điểm vừa mở cửa. Đến trưa hôm nay, thị trường chứng khoán Paris giảm 2,58%, Frankfurt giảm 2,89%, Luân Đôn 1,52%, Madrid 1,4% và Milan 1,25%. Cả hai thị trường chứng khoán của Nga bị sụt giảm đến trên 6%. Còn các thị trường châu Á lại tiếp tục xuống dốc, trừ Nhật Bản. Các ngân hàng châu Âu vẫn tiếp tục bị chao đảo vì cổ phiếu sụt giá. Các quỹ đầu tư và ngân hàng của Mỹ ngày càng e ngại không muốn cho các ngân hàng này vay. Cơ quan thẩm định tài chính Moody’s hôm nay đã đánh sụt mức tín nhiệm của Slovenia một mức, và của Madère, vùng tự trị thuộc Bồ Đào Nha thêm hai mức. Cơ quan này cũng hạ mức tín nhiệm về khả năng thanh toán của các ngân hàng chủ yếu ở Hy Lạp xuống hai mức. Ngân hàng Trung ương Hà Lan hôm nay cũng cho biết không loại trừ khả năng Hy Lạp bị vỡ nợ. Còn Athènes thì lên tiếng cải chính thông tin trên báo chí cho rằng một trong những kịch bản được đưa ra để thoát khỏi khủng hoảng, là xóa 50% số nợ của Hy Lạp. Cập nhật lúc 07h20" , ngày 23/09/2011 - (VnMedia) - Chốt phiên Mỹ đêm qua (giờ Việt Nam), giá vàng tiếp tục giảm mạnh về mức 1740USD/ounce. Có thời điểm, mốc 1.700USD bị lung lay khi giá chạm tới 1723USD/ounce. Đây là phiên thứ hai liên tiếp vàng thế giới trượt dốc. Trong phiên tại thị trường châu Á và châu Âu hôm qua, 22/9, giá vàng cũng đã liên tục giảm sâu. Đầu phiên Mỹ đêm qua (giờ Việt Nam), vàng giao ngay xuống mức 1725 USD/ounce. Tuy nhiên, mức này cũng đã hồi phục phần nào khi chốt phiên Mỹ, giá vàng đạt ở mức 1740USD/ounce, mất tới 40 USD so với phiên hôm trước. Đây là mức giá thấp nhất trong vòng 5 tuần lễ trở lại đây. Nguyên nhân của tình trạng này được lý giải là do đồng đô la Mỹ tăng cao và giá dầu hạ mạnh đã khiến lực bán gia tăng mạnh trên thị trường kim loại quý. Tính theo giờ Việt Nam, ở thời điểm này, hơn 7 giờ sáng ngày 23/9, giá vàng phiên châu Á đang được giao dịch ở mức giá 1743 USD/ounce. Nếu quy đổi ra tiền Việt Nam, tính cả các loại thuế, chi phí, giá vàng đã xuống dưới 45 triệu đồng/lượng. Ngày hôm qua, cùng với đà giảm của thế giới, giá vàng Việt Nam có điều chỉnh giảm song thực tế vẫn chậm hơn sức giảm của giá thế giới rất nhiều. Có thời điểm, giá thế giới giảm còn Việt Nam vẫn giữ nguyên. Chốt phiên giao dịch chiều qua (lúc 4 giờ 30 phút), trên thị trường tự do, giá vàng được mua vào - bán ra ở mức 46,65 triệu đồng/lượng - 46,9 triệu đồng/lượng, chọc thủng mốc 47 triệu. Cùng thời điểm đó, giá vàng thế giới ở mức 1750 USD/ounce. Hiền Mai Thị trường Tài Chánh trên toàn thế giới đảo điên vì quyết định của 2 phe Cộng Hòa và Dân Chủ trong Hạ Viện và Thượng Viện Hoa Kỳ |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét