18.9.11

Xuất khẩu cao su lại tắc ở mậu biên

 "Láng giềng tốt" không chỉ thò tay xuống biển đông, mà các thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam cũng sẽ lần lượt được "láng giềng tốt" cướp hết ! Hỏi lại Đảng xem có cần phải phát huy tình hữu nghị "16 chữ vàng, 4 tốt" nữa hay thôi ?


"Hoan hô láng giềng tốt":
Xuất khẩu cao su lại tắc ở mậu biên 
SGTT.VN - Từ hơn hai tuần nay, doanh nghiệp xuất khẩu cao su Việt Nam không bán được bất kỳ ký mủ nào tại thị trường mậu biên với Trung Quốc.


Trung Quốc vẫn chiếm hơn 60% sản lượng mủ cao su xuất khẩu của Việt Nam. Ảnh: Đặng Hoàng 

Ngày 13.9 tại cửa khẩu Lục Lầm, Quảng Ninh, ông Lê Văn Xướng, trưởng văn phòng đại diện công ty TNHH MTV cao su Bình Long tại Quảng Ninh, cho biết hoạt động mua bán mủ cao su giữa thương nhân Trung Quốc và doanh nghiệp Việt Nam vẫn đóng băng… 
Trung Quốc giảm mua để giảm giá 
Việc xuất khẩu cao su tại cửa khẩu đã gặp khó khăn từ đầu tháng 7.2011. Trong suốt tháng 7 và kéo dài đến tận cuối tháng 8, cứ cách vài ba ngày thương nhân Trung Quốc lại không mua hàng một ngày, nhưng đến hai tuần gần đây thì họ ngưng hẳn. 
Theo ông Lê Văn Xướng, phía bên kia cửa khẩu Lục Lầm, các lực lượng thanh tra hải quan, kể cả công an Trung Quốc ngày nào cũng tới kiểm tra, họ không cấp phép thông quan nên thương nhân không tổ chức mua mủ từ phía Việt Nam. 
Bà Trần Thị Thuý Hoa, tổng thư ký hiệp hội Cao su Việt Nam cho biết, việc Trung Quốc tăng cường các biện pháp kiểm soát hoạt động nhập khẩu cao su mậu biên từ đầu tháng 7.2011 đến nay không có gì bất ngờ đối với doanh nghiệp Việt Nam. Đây là chính sách thường xuyên được Trung Quốc áp dụng nhằm kiểm tra việc kinh doanh của các thương nhân tại cửa khẩu. Bà Hoa nhìn nhận chính sách “đóng biên” của Trung Quốc còn nhằm giảm nhiệt giá mủ cao su vốn có xu hướng tăng khá mạnh từ đầu năm đến nay. 
“Khi Chính phủ cho mở cửa khẩu thì ắt sẽ có nhiều thương nhân Trung Quốc mua mủ, nhu cầu tăng làm tăng giá. Muốn giá giảm thì chỉ có cách bớt mua lại, và biện pháp tăng cường thanh kiểm tra, hạn chế cấp phép mà hải quan Trung Quốc đang làm hiện nay được coi là hiệu quả nhất”, bà Hoa nói. Chính sách kiểm soát nhập khẩu ngay lập tức tác động đến giá mủ cao su, giá mủ đã giảm từ 31.500 NDT từ giữa tháng 8 xuống còn dưới 29.000 NDT vào tuần đầu tháng 9 này. 
“Tôi nghĩ giá sẽ còn giảm nữa vì chẳng ai mua bán được gì”, ông Xướng cho hay. 
Phía doanh nghiệp Việt Nam lãnh hậu quả 
Đi cùng với việc các cơ quan hải quan kiểm tra gắt gao tại cửa khẩu, hầu hết các ngân hàng Trung Quốc đồng loạt thắt chặt phương thức thanh toán như hạn chế hoặc ngưng cấp hối phiếu cho những hợp đồng mua bán mủ cao su giữa doanh nghiệp Việt Nam và thương nhân Trung Quốc. Theo ông Hà Văn Chảy, chuyên viên phân tích giá và thị trường thuộc tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, do nhà nhập khẩu (người mua Trung Quốc) bị hạn chế cấp hối phiếu khi thanh toán nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam, những nhà nhập khẩu này huỷ các kế hoạch nhập hàng cũng như các hợp đồng đã ký kết với các doanh nghiệp Việt Nam, gây nên sự tồn đọng, ùn ứ mặt hàng cao su tại biên giới làm cho giá cả tại thị trường này bị sụt giảm liên tục chưa thấy điểm dừng. 
Ngoài ra, việc không cấp hối phiếu cho những lô hàng đã được nhà xuất khẩu (người bán Việt Nam) xuất sang Trung Quốc xong, trước khi có sự thay đổi cơ chế thanh toán mậu biên, dẫn đến sự thiệt thòi cho những doanh nghiệp nói trên trong việc lập thủ tục xin hoàn thuế giá trị gia tăng. 
Theo ông Chảy, do đang vào vụ cạo mủ nên nhiều doanh nghiệp, nhất là các cơ sở nhỏ trước đây phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc thì bây giờ gặp nhiều khó khăn. “Họ phải chấp nhận tồn kho trong lúc chi phí đầu vào cao là một gánh nặng thật sự”, ông Chảy nói. 
Từ đầu tháng 9 cho đến hết quý 1 năm sau là vào mùa cạo mủ cao su, sản lượng chiếm tới 60 – 70%. Chính sách kiểm soát nhập khẩu cao su mậu biên đang gây ra nhiều khó khăn đối với doanh nghiệp Việt Nam, bởi thị trường Trung Quốc vẫn chiếm 60 – 65% sản lượng xuất khẩu cao su Việt Nam. Theo hiệp hội Cao su Việt Nam, tám tháng đầu năm 2011, doanh nghiệp xuất khẩu 449.000 tấn (thu về 1,9 tỉ USD, tăng 4,1% về lượng và 64,9% giá trị) thì riêng thị trường Trung Quốc chiếm hơn 60%. 
Bó tay thúc thủ! 
Theo bà Hoa, vài năm trở lại đây doanh nghiệp có nhiều cố gắng chuyển sang xuất khẩu chính ngạch, nhưng số lượng tăng chưa đáng kể do chính sách áp thuế mà thương nhân Trung Quốc phải chịu lên tới 25% (tiểu ngạch 0%) và phương thức mua bán mậu biên vẫn khá đơn giản, nhanh gọn nên được người mua, người bán lựa chọn. Trong khi đó, mục tiêu đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, tránh lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc cũng không hề dễ dàng vì không phải doanh nghiệp nào cũng có thế mạnh công nghệ, sản lượng, tiềm lực vốn để đàm phán với nước ngoài. Hơn nữa, muốn xuất khẩu chính ngạch đi các thị trường khó tính thì chất lượng mủ cao su phải đạt chuẩn quốc tế, nhưng hiện nay có khá nhiều diện tích cao su tiểu điền do doanh nghiệp tư nhân thu mua, sơ chế qua loa nên phải phụ thuộc vào thị trường được coi là khá dễ tính như Trung Quốc. 
Rõ ràng, với chính sách ăn xổi, không chịu đầu tư bài bản vào công nghệ chế biến, thì rất khó để có sản lượng mủ đạt chất lượng, sự phụ thuộc vào thị trường đầy rủi ro như Trung Quốc là khó tránh. 
Hoàng Bảy 


Cũng lại là... các "chú Ba":
Các phòng khám Trung Quốc bị kiểm tra đều sai phạm
SGTT.VN - Ngày 15.9, chánh thanh tra sở Y tế Hà Nội Nguyễn Việt Cường cho biết, sau đợt kiểm tra các phòng khám đông y trên địa bàn Hà Nội đã phát hiện nhiều sai phạm. 13 phòng khám đông y có giấy phép hiện nay đang hoạt động trên địa bàn thành phố khi kiểm tra đều có sai phạm. 
Các phòng khám này không còn sử dụng bác sỹ nước ngoài mà do bác sỹ Việt Nam quản lý. Các sai phạm chủ yếu được phát hiện là vi phạm về quảng cáo, quảng cáo “thổi phồng” thực tế, giá dịch vụ khám chữa bệnh quá cao… Đặc biệt, trong quá trình điều trị thuốc được bán cho bệnh nhân đều bóc vỏ để lừa người bệnh. Nhiều loại thuốc chữa bệnh của các công ty trong nước nhưng phòng khám bóc vỏ bán cho người dân với giá cao hơn thực tế. Trước tình trạng trên, sở y tế yêu cầu các phòng khám nghiêm chỉnh chấp hành đúng quy định. Nếu phòng khám nào tiếp tục sai phạm sẽ kiến nghị thu hồi giấy phép. 
L.Hà 

Đối với Đảng CSVN, "hợp tác toàn diện" với Trung Quốc, đồng nghĩa là "đầu hàng toàn diện"
Đối với người dân Việt Nam, "hợp tác toàn diện" với Trung Quốc, đồng nghĩa là (bị) "ăn cướp toàn diện"


Giai đoạn "chụp giựt" phát triển mạnh
Những bi kịch đằng sau con số 42 tỷ
(Dân trí) - 42 tỷ thất thoát đã khiến giới làm phim “choáng váng”. Họ không ngờ, nền điện ảnh xưa nay vốn rất eo hẹp như thế lại có đến 42 tỷ đồng để... thất thoát.
1.
Điện ảnh Việt Nam đã từng được ví như một đứa trẻ được nuông chiều, bao bọc. Vào thời điểm ấy, mỗi năm ngân sách nhà nước đều rót tiền (dù không quá nhiều) để nuôi dưỡng, chăm bẵm cho các hãng phim. Từ cơ chế “nuông chiều”, hàng loạt những bộ phim đã xuất xưởng, trong đó phần lớn chỉ để… cất kho. Với ngân sách được chi, các hãng phim nhà nước mải mê đầu tư sản xuất phim với mục đích chào mừng những ngày lễ trong năm, chiếu hết mấy ngày lễ là phim vào kho, nằm đợi mốc. Các hãng phim không phải lo nghĩ đến doanh thu, lợi nhuận. Chính vì thế, khi Nhà nước ngừng rót vốn, bi kịch của những hãng phim nhà nước đã bắt đầu.

10 năm nay, kể từ khi tiến hành cổ phần hóa, Hãng phim truyện Việt Nam “dặt dẹo” tồn tại ở số 4 Thụy Khuê. Nhiều người cảm thấy xót xa khi nhìn cảnh hãng phim tiêu điều, xập xệ. Người ta tiếc nhớ quá khứ huy hoàng của hãng phim, tiếc nhớ chiếc nôi đầu tiên của điện ảnh cách mạng Việt Nam, nơi đã cho ra đời những tên tuổi lớn. Từ hãng phim truyện Việt Nam đã có Chung một dòng sông, Con chim Vành Khuyên, Chị Tư Hậu, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Làng Vũ Đại ngày ấy, Vợ chồng A phủ…
Từ năm 2001, giữa tình cảnh kiệt quệ ngân sách, hãng phim truyện Việt Nam đã cố gắng vẫy vùng chuyển đổi, bao đời Giám đốc lên rồi xuống, từ ông Nguyễn Nam, đạo diễn Lê Đức Tiến đến đạo diễn Vương Đức… Hãng phim ngày càng yên ắng hơn. Hai năm nay, hãng phim truyện Việt Nam không có bộ phim nào ra mắt, lý do đơn giản là, không có tiền sản xuất. 
Cùng với hãng phim truyện Việt Nam, hãng phim truyện I cũng từng rơi vào tình cảnh “sống dở chết dở” khi bước sang cổ phần hóa. Giữ chức Giám đốc hãng phim truyện I khi ấy là đạo diễn Tất Bình, để bám trụ được, ông đã không ngại chạy vạy, xin xỏ tiền khắp nơi để đảm bảo cuộc sống cho anh em nghệ sỹ, và có tiền để sản xuất phim. Nhìn cảnh đạo diễn Tất Bình chạy ngược chạy xuôi xin tiền có người đã nói, “nhìn anh chẳng khác một con buôn”, Tất Bình cười, “Tôi phải là con buôn để có tiền mà làm phim chứ, chẳng lẽ ngồi đợi chết đói?”. 
Dung mạo của những bộ phim giải trí "thảm họa".
2. 
Khi những hãng phim nhà nước “vật vã” tồn tại, phim tư nhân lên ngôi với dòng phim giải trí tung hoành khắp các rạp chiếu phim. Tiêu chí làm phim của những người kinh doanh rất rõ ràng, họ làm phim chỉ để kiếm tiền. Lợi nhuận là trên hết. 
Về cách làm phim của các nhà sản xuất tư nhân, đạo diễn Đỗ Thanh Hải có nói “Khi nhà sản xuất đặt lợi nhuận lên hàng đầu, họ yêu cầu các đạo diễn phải quay trong thời gian nhanh nhất có thể để tiết kiệm chi phí. Nhà sản xuất còn yêu cầu đạo diễn làm việc với “chân dài” A, “chân dài” B… Nếu vai diễn, diễn viên cũng được nhà sản xuất sắp đặt trước, đạo diễn còn lại quyền lực gì cho quá trình sáng tạo của mình? Vì thế, tôi nghĩ, đã đến lúc, các đạo diễn cần phải học cách từ chối những kịch bản ngớ ngẩn, từ chối những diễn viên ngớ ngẩn..”.
Bước chân đến rạp chiếu phim có thể nhận thấy ngay, phim giải trí chính là gương mặt đại diện của điện ảnh VN hiện tại. Ngay đến một người làm phim tư nhân, phim giải trí như Charlie Nguyễn- cũng chia sẻ “Tôi làm phim, điều đầu tiên tôi phải có trách nhiệm với đồng tiền nhà sản xuất đã bỏ ra. Nếu bây giờ tôi mang một kịch bản đến trước nhà sản xuất và nói, đây là tâm huyết của tôi, đây là một bộ phim giàu tính nghệ thuật- sẽ chẳng ai quan tâm! Điều mà tôi phải đảm bảo với họ chỉ là, phim sẽ bán được vé..!”. 
Vì thế, những bộ phim giải trí “nhợt nhạt” vẫn ra rạp. Năm 2011, khán giả đã xem gì về điện ảnh Việt Nam? Họ xem Sài Gòn Yo, Giữa hai thế giới, Long Ruồi…. 3 bộ phim giải trí, và đều giải trí mang phong cách phim Mỹ. 
3. 
Nhìn dòng phim giải trí hưng thịnh lại thấy hết sự thảm thương của phim nghệ thuật. 
Đạo diễn Phạm Nhuệ Giang có một bộ phim nghệ thuật ấp ủ nhiều năm nay. Sau khi có được kịch bản, chị phải trình lên hãng phim truyện Việt Nam đợi duyệt. Muốn có tiền sản xuất phim, hãng phim truyện Việt Nam sẽ gửi kịch bản của Nhuệ Giang lên Cục Điện ảnh, Cục xem kịch bản- nếu đồng ý cho sản xuất, Cục sẽ xem xét duyệt chi 70% theo đúng quy định để Nhuệ Giang có tiền làm phim.
Sau nhiều năm chờ đợi, cuối cùng bộ phim Tâm hồn mẹ cũng được duyệt. Nhưng với hơn 1 tỷ đồng xin được chỉ chi cho công việc đi tìm bối cảnh phim và casting diễn viên đã tốn đến phân nửa. Nhuệ Giang lại gửi kịch bản đến những tổ chức phim quốc tế, cũng chạy vạy nhiều nơi với hy vọng sẽ có thêm tiền làm phim. May mắn cho chị, một tổ chức của Pháp đã đồng ý tài trợ cho phim của chị thêm 2,7 tỷ đồng sản xuất và hứa sẽ hỗ trợ thêm trong khâu hậu kỳ. Nhuệ Giang chia sẻ: “Hằng trăm kịch bản đã gửi đến, vậy mà kịch bản của tôi đã nhận được tài trợ. Tôi thấy mình may mắn, và hạnh phúc”. 

Phạm Nhuệ Giang đã cho bấm máy Tâm hồn mẹ sau 10 năm thai nghén, xét duyệt, xin tiền, và chờ đợi. Nhưng, khi Tâm hồn mẹ hoàn tất, lại thêm một nỗi buồn lớn hơn cả nỗi buồn đợi xét duyệt và xin tiền, Nhuệ Giang nói gần như cay đắng, “Rất có thể, sẽ không có nhà phát hành nào đứng ra phát hành phim của tôi, vì chiếu phim nghệ thuật ở thị trường điện ảnh Việt Nam hiện tại là một sự mạo hiểm!”. 
Cục trưởng và Cục phó Cục Điện ảnh đã nộp đơn xin từ chức sau vụ thất thoát 42 tỷ.
4. 
Đã và đang có rất nhiều đạo diễn bất lực đứng nhìn kịch bản của mình nằm mãi trên giấy trắng vì không xin được tiền sản xuất. Đã có bao đạo diễn phải mang kịch bản đến các doanh nghiệp để xin từng triệu về làm phim. Đã có rất nhiều những dự án phim bị đình trệ vì thiếu tiền. Bộ phim Trung úy (đạo diễn Hà Sơn) dừng đi, dừng lại không biết bao nhiêu lần vì cứ đang quay lại hết tiền. Đạo diễn Lưu Trọng Ninh khi được mời làm phim Mùi cỏ cháy (kịch bản Hoàng Nhuận Cầm) đã từ chối vì không thể sản xuất với kinh phí quá thấp. 
Vì thế, con số 42 tỷ đồng thực sự khiến giới làm phim “bàng hoàng”. Họ không ngờ, một nền điện ảnh vốn nổi tiếng nghèo khổ, thiếu thốn như thế lại có đến 42 tỷ đồng để thất thoát. 
Hiền Hương

Liên quan: Xem xét truy nã quốc tế nguyên kế toán viên Cục điện ảnh
Ngày 14/9, nguồn tin từ cơ quan công an cho biết cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an đang phối hợp Văn phòng Interpol Việt Nam xem xét ra lệnh truy nã quốc tế đối với Phạm Thanh Hải (34 tuổi), nguyên kế toán viên Cục Điện ảnh Việt Nam.
Trước đó, Phạm Thanh Hải đã bị cơ quan điều tra khởi tố về hành vi làm giả tài liệu và lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rút khoảng 42 tỉ đồng của Cục Điện ảnh Việt Nam. Cơ quan điều tra tình nghi bị can này đã trốn ra nước ngoài. 
Được biết, bị can Phạm Thanh Hải chỉ là nhân viên Phòng tài chính kế toán nhưng được giao ủy quyền rút tiền khi kế toán trưởng của Cục đi vắng. Lợi dụng kẽ hở này, từ năm 2009 đến tháng 5/2011, Hải đã nhiều lần làm giả các bộ hồ sơ ủy nhiệm chi, lấy danh nghĩa kế toán, giả chữ ký chủ tài khoản để rút tiền. Tổng số tiền bị can đã rút được khoảng 42 tỷ đồng chiếm hưởng cá nhân.
Theo M.Q, Tuổi Trẻ


ADB dự báo lạm phát 2011 của Việt Nam ở mức 18,7% 
SGTT.VN - Trong buổi họp báo công bố báo cáo cập nhật Triển vọng phát triển châu Á 2011 hôm nay (14.9) tại Hà Nội, ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng, lạm phát trung bình cả năm 2011 của Việt Nam sẽ ở mức 18,7%, vẫn duy trì ở mức cao chủ yếu do giá lương thực tăng cao, sau đó sẽ giảm xuống mức 11% trong năm tới 2012. 
Đồng thời, ADB cũng cho rằng, tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2011 sẽ giảm từ 6,1% xuống 5,8%, và sẽ tăng nhanh trở lại ở mức 6,5% trong năm 2012. 
Trả lời câu hỏi về dự báo lạm phát cả năm 2011 của Việt Nam mà ADB đưa ra hồi tháng 4 là 13,3% và ở mức 6,8% trong 2012, ông Dominic Mellor, chuyên gia về kinh tế Việt Nam cho rằng, thời điểm đó ADB chưa đánh giá đầy đủ tác động của giá cả hàng hóa nói chung, ngoài ra còn có các yếu tố khác ảnh hưởng như việc Chính phủ tăng lương tối thiểu. 
Đáng chú ý, thông điệp ADB đưa ra dịp này với Chính phủ Việt Nam là muốn giảm được lạm phát thì cần phải duy trì chính sách thắt chặt. Ông Tomoyuki Kimura, giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam nhấn mạnh: “Nguy cơ chính đối với những dự báo trước mắt của chúng tôi là việc nới lỏng quá sớm các chính sách kinh tế vĩ mô”. 
Các chuyên gia ADB nhận định, hiện vẫn còn quá sớm để Việt Nam có thể nới lỏng các chính sách kinh tế vĩ mô, bởi lạm phát tính theo năm vẫn ở mức trên 20%. Việc nới lỏng chính sách quá sớm có thể làm giảm hiệu quả những nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mô, làm mất niềm tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng vào đồng tiền Việt Nam, và gây ra sức ép sụt giảm dự trữ ngoại tệ. 
Việt Anh 
----------------------
Viettin: Lạm phát "cao", tăng trưởng "giảm", là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế của Việt Nam đang đi đúng hướng... phá sản. Và 3 tháng cuối năm nay, sẽ là thời điểm các doanh nghiệp "thi nhau phá sản" để lên "thiên đường" theo kế hoạch "Định hướng XHCN" của Đảng CSVN.


Những "Thế lực thù địch" góp phần đẩy mạnh các doanh nghiệp nhỏ tới bờ... phá sản
TP.HCM: 4km đường Luỹ Bán Bích cõng 30 lôcốt: dân làm ăn lâm đường phá sản 
SGTT.VN - Đường Luỹ Bán Bích, quận Tân Phú, TP.HCM dài khoảng 4km nhưng có đến gần 30 lôcốt. Nhiều lôcốt chiếm gần hết diện tích mặt đường nhưng luôn trong tình trạng xiêu vẹo, ngã đổ ra ngoài… khiến việc đi lại của người dân hết sức khó khăn. 
Không ít lôcốt dù hết hạn tồn tại từ lâu nhưng không được tháo dỡ, khiến chuyện làm ăn, buôn bán của các hộ dân hai bên lâm đường phá sản, nợ nần.
Lôcốt trên đường Luỹ Bán Bích, Q. Tân Phú, TP.HCM. Ảnh: Trần Việt Đức 

Sập tiệm vì... lôcốt 
Anh Nguyễn Mạnh Cường, chủ cửa tiệm in ấn thiết kế xây dựng Tường Gia (số 656 Luỹ Bán Bích) bức xúc: “Từ khi lôcốt dựng lên, cửa hàng chúng tôi không làm ăn buôn bán gì được, nay phải đóng cửa vì thua lỗ”. Từ một người có ít vốn lận lưng, giờ đây, anh trở thành con nợ ngân hàng với gần 100 triệu đồng. Hàng loạt cửa tiệm khác sát bên cửa tiệm anh Cường cũng cùng chung cảnh ngộ. 
Còn anh Trần Ngọc Phương, chủ nhà hàng T.N.P (số 654 Luỹ Bán Bích) cho biết, từ khi lôcốt dựng (khoảng tháng 3.2011), lượng khách ra vào nhà hàng giảm… 95%. Cố cầm cự được ba tháng thì nhà hàng phải đóng cửa. “Mỗi tháng chúng tôi thất thu cả trăm triệu đồng. Trong khi đó, thuế, tiền thuê mặt bằng… vẫn phải đóng đầy đủ”, anh Phương cho biết. 
Cuối tháng 9.2011 sẽ hết rào chắn? 
Theo tìm hiểu của chúng tôi, gần 30 vị trí rào chắn chiếm giữ trên đường Luỹ Bán Bích đều thuộc dự án Nâng cấp đô thị Việt Nam – tiểu dự án TP.HCM, hạng mục thi công cống cấp 2 và 3 lưu vực Tân Hoá – Lò Gốm. Không ít vị trí rào chắn trên đoạn đường này dù hết hạn che chắn từ lâu nhưng vẫn tồn tại, bên trong ngổn ngang vật dụng, hố sâu. 
Ngày 11.9, ông Lê Thanh Liêm, giám đốc ban quản lý dự án cho biết, theo kế hoạch, đến cuối tháng 9.2011 sẽ xong công trình và dẹp bỏ các rào chắn trên đường Luỹ Bán Bích cũng như một số tuyến đường khác như Tân Hoà Đông, Bà Hom… 
Ông Liêm thừa nhận, các vị trí dựng rào chắn trên đường Luỹ Bán Bích đã thi công chậm so với tiến độ vì vướng rất nhiều công trình ngầm khác nhau, nên “mong người dân xung quanh thông cảm!” Tuy nhiên, người dân khu vực không đồng ý với phát biểu này và muốn biết, chủ đầu tư, đơn vị thi công phải bồi thường như thế nào cho những thiệt hại mà họ phải gánh chịu. 
Từ An 

Không có nhận xét nào: