Theo quan điểm của lãnh đạo đối lập Miến Điện, để đạt được mục tiêu đó, Miến Điện bắt buộc phải chọn con đường đấu tranh bất bạo động.
Trả lời hãng thông tấn Pháp từ trụ sở của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, một đảng phái chính trị Miến Điện đã bị giải thể, bà Aung San Suu Kyi còn lưu ý rằng bà luôn là một người « lạc quan một cách thận trọng » , bà « thực sự tin tưởng là tổng thống Thein Sein muốn đem lại những thay đổi tích cực » cho quốc gia Đông Nam Á này. Vấn đề đặt ra là liệu nỗ lực của ông sẽ đi đến đâu và tổng thống Thein Sein sẽ đạt được bao nhiêu trong số các mục tiêu đã đề ra. Điều đó, theo bà Aung San Suu Kyi thì còn phải chờ thêm thời gian để có câu trả lời.
Về công cuộc đấu tranh, dân chủ hóa đất nước, giải Nobel Hòa bình năm 1991 chủ trương duy trì đường lối bất bạo động và bà cho rằng một cuộc cách mạng theo mô hình của các nước Ả Rập không thích hợp với Miến Điện : Các cuộc nổi dậy năm 1988 và 2007 đều đã bị thẳng tay đàn áp và đã không đem lại bất kỳ một sự thay đổi nào cho Miến Điện.
Về câu hỏi liên quan đến vai trò của bản thân bà trên chính trường Miến Điện, về khả năng bà ra tranh cử vào năm 2015, nhà đối lập Aung San Suu Kyi quan niệm « quyết định ấy thuộc về người dân ».
AFP nhắc lại : Sau cuộc tuyển cử vào tháng 11/2010, bà Aung San Suu Kyi đã được trả tự do sau 7 năm bị quản thúc tại gia. Tháng 3 năm nay, tướng Than Shwe liên tục cầm quyền từ năm 1992 đã rời khỏi cơ quan quyền lực để nhường chỗ cho một chính quyền « dân sự » do tổng thống Thein Sein lãnh đạo. Bản thân ông Thein Sein cũng từng là một quân nhân.
Trả lời hãng thông tấn Pháp từ trụ sở của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, một đảng phái chính trị Miến Điện đã bị giải thể, bà Aung San Suu Kyi còn lưu ý rằng bà luôn là một người « lạc quan một cách thận trọng » , bà « thực sự tin tưởng là tổng thống Thein Sein muốn đem lại những thay đổi tích cực » cho quốc gia Đông Nam Á này. Vấn đề đặt ra là liệu nỗ lực của ông sẽ đi đến đâu và tổng thống Thein Sein sẽ đạt được bao nhiêu trong số các mục tiêu đã đề ra. Điều đó, theo bà Aung San Suu Kyi thì còn phải chờ thêm thời gian để có câu trả lời.
Về công cuộc đấu tranh, dân chủ hóa đất nước, giải Nobel Hòa bình năm 1991 chủ trương duy trì đường lối bất bạo động và bà cho rằng một cuộc cách mạng theo mô hình của các nước Ả Rập không thích hợp với Miến Điện : Các cuộc nổi dậy năm 1988 và 2007 đều đã bị thẳng tay đàn áp và đã không đem lại bất kỳ một sự thay đổi nào cho Miến Điện.
Về câu hỏi liên quan đến vai trò của bản thân bà trên chính trường Miến Điện, về khả năng bà ra tranh cử vào năm 2015, nhà đối lập Aung San Suu Kyi quan niệm « quyết định ấy thuộc về người dân ».
AFP nhắc lại : Sau cuộc tuyển cử vào tháng 11/2010, bà Aung San Suu Kyi đã được trả tự do sau 7 năm bị quản thúc tại gia. Tháng 3 năm nay, tướng Than Shwe liên tục cầm quyền từ năm 1992 đã rời khỏi cơ quan quyền lực để nhường chỗ cho một chính quyền « dân sự » do tổng thống Thein Sein lãnh đạo. Bản thân ông Thein Sein cũng từng là một quân nhân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét