Cũng ngày hôm qua, ông Hồ Giai đã gửi một bức thư đến các đại biểu Quốc hội Trung Quốc về dự luật này. Trong thư ông viết : « Đây là lời kêu gọi của một công dân đã từng bị mất tích một lần ». Ông Hồ Giai nhấn mạnh : không thông báo tin khi bắt giữ một người cho thân nhân của họ là một hành động khủng bố tinh thần tương tự như lối hành xử của công an mật vụ KGB thời Liên Xô cũ.
Dự luật nói trên cho phép tạm giam một nghi phạm mà không cần xét xử. Thời hạn tạm giam có thể lên đến 6 tháng với nơi giam giữ bí mật, không phải là tại đồn cảnh sát hay các nhà tù.
AFP nhắc lại dự luật nói trên bị Liên Hiệp Quốc coi là bất hợp pháp và xét về luật quốc tế thì đây là một « tội ác ».
Vào tháng 3/2012, Quốc hội Trung Quốc sẽ thảo luận về dự luật cho phép chính quyền bắt giữ người ở bất kỳ một địa điểm nào mà không cần phải xét xử trước đó hay thông báo địa điểm giam giữ với gia đình "nghi phạm".
Một khi được thông qua, bộ luật được sửa đổi này sẽ được áp dụng trong các trường hợp có liên quan đến vấn đề an ninh quốc gia, tội phạm khủng bố, tham nhũng. Vấn đề đặt ra là theo AFP, tại Trung Quốc lĩnh vực « an ninh quốc gia » là một khái niệm rất « rộng lớn ».
Nhà bảo vệ nhân quyền Hồ Giai, 38 tuổi nổi tiếng vì đã lên tiếng bênh vực cho các nạn nhân bị nhiễm siêu vi HIV và bảo vệ môi trường. Trả lời phóng viên Pháp, ông tuyên bố tiếp tục công cuộc đấu tranh vì quyền con người, trong đó có việc đòi trả tự do cho giải Nobel Hòa bình Lưu Hiểu Ba. Vào năm 2009, ông Lưu Hiểu Ba đã bị kết án 11 năm tù với tội danh « khuynh đảo » chế độ. Bản thân ông Hồ Giai cũng đã bị bắt giam vào tháng 4/2008, bốn tháng trước Thế vận hội Bắc Kinh, với tội danh tương tự.
Dự luật nói trên cho phép tạm giam một nghi phạm mà không cần xét xử. Thời hạn tạm giam có thể lên đến 6 tháng với nơi giam giữ bí mật, không phải là tại đồn cảnh sát hay các nhà tù.
AFP nhắc lại dự luật nói trên bị Liên Hiệp Quốc coi là bất hợp pháp và xét về luật quốc tế thì đây là một « tội ác ».
Vào tháng 3/2012, Quốc hội Trung Quốc sẽ thảo luận về dự luật cho phép chính quyền bắt giữ người ở bất kỳ một địa điểm nào mà không cần phải xét xử trước đó hay thông báo địa điểm giam giữ với gia đình "nghi phạm".
Một khi được thông qua, bộ luật được sửa đổi này sẽ được áp dụng trong các trường hợp có liên quan đến vấn đề an ninh quốc gia, tội phạm khủng bố, tham nhũng. Vấn đề đặt ra là theo AFP, tại Trung Quốc lĩnh vực « an ninh quốc gia » là một khái niệm rất « rộng lớn ».
Nhà bảo vệ nhân quyền Hồ Giai, 38 tuổi nổi tiếng vì đã lên tiếng bênh vực cho các nạn nhân bị nhiễm siêu vi HIV và bảo vệ môi trường. Trả lời phóng viên Pháp, ông tuyên bố tiếp tục công cuộc đấu tranh vì quyền con người, trong đó có việc đòi trả tự do cho giải Nobel Hòa bình Lưu Hiểu Ba. Vào năm 2009, ông Lưu Hiểu Ba đã bị kết án 11 năm tù với tội danh « khuynh đảo » chế độ. Bản thân ông Hồ Giai cũng đã bị bắt giam vào tháng 4/2008, bốn tháng trước Thế vận hội Bắc Kinh, với tội danh tương tự.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét