J.B Nguyễn Hữu Vinh - Sáng nay, nhận được giấy mời tối 22/10/2011 đến Nhà hát Lớn Hà Nội dự chương trình Kỷ niệm 45 năm thành lập Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam (HKHLS), đón nhận Huân chương Lao động Hạng nhất, công bố Quỹ phát triển Sử học Việt Nam, sau đó có chương trình nghệ thuật Sóng vọng Biển Đông.
Đúng 19h20 mình có mặt ở Nhà hát Lớn Thành phố, thấy đồng loạt các xe biển xanh xếp hàng, một người đứng bên cạnh cho biết hôm nay có cả các ông Trương Tấn Sang, Lê Khả Phiêu, Nguyễn Thiện Nhân, Phạm Quang Nghị, Nguyễn Khánh… cũng đến tham dự chương trình này.
Nhưng rồi đồng thời lại thấy hàng loạt công an và những chiếc xe của cảnh sát gắn băng rôn cấm tụ tập đông người thường xuất hiện các sáng chủ nhật ở Bờ Hồ khi có biểu tình chống Trung Quốc xâm lược. Nhìn cảnh này mình thấy khó hiểu, chẳng lẽ công an Hoàn Kiếm cũng sợ những ông đó tụ tập biểu tình chống Trung Quốc xâm lược nên bố trí công an và xe cộ như sáng chủ nhật chăng? Nghĩ lại cũng có thể như thế thật, biết đâu các vị lãnh đạo ấy cũng yêu nước thật và những buổi sáng chủ nhật đó không tiện tụ tập biểu tình thì hôm nay biểu hiện lòng yêu nước, có sao.
Mấy phút sau, thấy mấy “biểu tình viên” có mặt, thì ra họ cũng quan tâm đến vụ này vì hôm nay có chương trình “Sọng vọng Biển Đông” nên đến đây xem Biển Đông vọng được những gì.
Trong nhà hát lớn, các ghế ngồi ở tầng 2 và 3 vắng vẻ, không rõ Ban Tổ chức không phát hết giấy mời hay sự quan tâm đến lịch sử chỉ có vậy mà thôi. Điều này nếu đúng, thì phản ánh khá rõ sự quan tâm của xã hội ta đến lịch sử đang ở tầm mức nào.
Vài thắc mắc khó giải đáp
Chương trình được ông nghị Dương Trung Quốc làm MC, mở đầu bằng buổi lễ kỷ niệm 45 năm Hội KHLS, đọc bản ghi công quá trình trưởng thành và thành tích của Hội, quyết định thưởng Huân chương Lao động Hạng nhất, công bố thành lập Quỹ phát triển Sử học Việt Nam.
Trước đó có màn Chào cờ nhưng chẳng thấy cờ Tổ quốc đâu cả, mình nhìn lên chỉ thấy miếng vải đỏ căng đằng sau cái tượng nửa người Hồ Chí Minh và trên đó treo hai thứ là cái búa liềm ngang hàng với ngôi sao năm cánh. Đây đích thị không phải là cờ Tổ Quốc rồi, chưa có một quy định nào rằng cứ có ngôi sao năm cánh nằm trên miếng vải đỏ gấp nhăn nhúm thế kia là cờ VN cả.
Hiến pháp 1992 đã ghi rõ: “Điều 141: Quốc kỳ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh”.
Hay Quốc kỳ Việt Nam đã được thay đổi từ khi nào? Chưa bao giờ mình nghe nói điều đó mà sao có chuyện này lại xảy ra ở đây? Thứ nhất thì đây là Hội KHLS, một hội thừa biết trong lịch sử đất nước ta thay cờ khi nào? Thứ hai là ngồi dưới hàng ghế đầu tiên, có Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng, Bí Thư thành ủy Hà Nội, nguyên Tổng Bí thư và chủ tịch Hội KHLS cũng như nhiều người tai không to nhưng ghế ngồi thì lớn. Vậy chẳng lẽ tất cả những người đó không bao giờ đọc xem Hiến pháp quy định về lá cờ VN phải như thế nào sao?
Vậy là tất cả quan chức từ cao nhất nước đến hàng ngũ trí thức, anh thợ trực điện đều đứng dậy chào cái không phải cờ.
Hết màn đọc quyết định khen thưởng, sang quyết định Thành lập Quỹ phát triển Sử học Việt Nam. Như vậy, đây là lần đầu tiên có một quỹ cho việc phát triển sử học Việt Nam và do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ký. Có lẽ với đà này, sử học VN sẽ phát triển hơn, nhất là về giáo dục. Trong báo cáo của mình, Hội SHVN cũng nói rằng những hiện tượng thiếu học, thiếu nghiên cứu lịch sử trong xã hội đã gây nhiều bức xúc thời gian qua. Hiện tượng không quan tâm để có thảm trạng 1.000 học sinh bị đểm 0 môn lịch sử mà bộ trưởng giáo dục cho là chuyện thường. Có lẽ với ông này thì khi nào cả nước thực hiện “Dân ta phải biết sử ta” mới là không bình thường chăng?
Phần này, khán giả được nghe thông báo là: Ngay từ khi mới được thành lập, Tổng Công ty Dầu khí VN tài trợ cho Quỹ này 2 tỷ đồng. Ngạc nhiên hơn là ông Nguyễn Minh Triết cũng ủng hộ 2 tỷ đồng cho quỹ này. Sau tràng vỗ tay tán thưởng những nhà tài trợ hữu tâm với Quỹ phát triển Sử học Việt Nam là cái giật mình. Vậy thì ông Triết lấy đâu ra 2 tỷ đồng như bốc kẹo trong túi mình cho trẻ con cách nhẹ nhàng như vậy?
Thỉnh thoảng người ta cũng nghe Truyền hình, báo chí, thông tin rằng Chủ tịch nước tặng quà chỗ nọ chỗ kia, chuyện đó bình thường. Có thể món quà đó là của người khác, của nhà nước hoặc tổ chức nào đó, nhưng ông đến đó thì ông tặng hộ, ông trao hộ là chuyện bình thường.
Nếu Chủ tịch nước hoặc Thủ tướng, hoặc quan chức nào đó có địa vị mà lấy của công làm quà tặng, cũng có thể được nhưng chắc chỉ được ghi là Quà của Thủ tướng, của Chủ tịch nước, hoặc quà tặng của danh xưng đó mà thôi, không thể kèm tên cá nhân.
Thế nhưng, khi đã ghi rõ rằng: Quà tặng của Chủ tịch nước Trần Đức Lương hoặc Quà tặng của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết… chẳng hạn, thì đúng nguyên tắc lương thiện nhất phải xuất phát từ tiền túi hoặc tài sản cá nhân của ông ta, nhất định không thể từ nguồn của công hoặc của người khác được. Bởi nếu khi đã ghi rằng quà của ông đem tặng mà lại từ nguồn của công thì rõ ràng đó là việc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản công mưu lợi riêng. (Lợi riêng ở đây là danh tiếng của cá nhân người giữ chức đó).
Đấy là cái cách mà dân gian gọi là “Bốc xôi làng, đãi ăn mày” là vậy. Việc này nhiều người làm, xôi thì của làng, ân huệ mình hưởng, tiếng tăm mình được, sao lại không.
Từ xa xưa, hồi còn nhỏ, bọn mình thỉnh thoảng được chia cho ít kẹo vào dịp Trung thu gọi là “Kẹo Trung thu của Bác Hồ” dù đã chảy nước thì bọn mình cũng sướng lắm, cứ nghĩ Bác Hồ chắc là ông nào đó tiền của như nước Biển Đông nên đủ tiền mua kẹo phát cho các cháu nhi đồng toàn miền Bắc. Nào ngờ, ông Hồ làm gì ra cái kẹo nào. Tiền đó đều từ nguồn nhà nước, từ tiền thu thuế của nhân dân mà ra, lẽ ra phải nói rằng đây là quà Chủ tịch nước tặng các cháu thì còn chấp nhận được, cứ coi như nó nằm ngoài các quyết định theo quy định thông thường mà đây chỉ là ngẫu hứng một lúc nào đó của người có chức có quyền.
Nhưng cũng có thể đó là tiền túi cá nhân của ông Chủ tịch nước bỏ ra, vì các thông tin nói trên không nói rõ nguồn gốc nên người dân có thể suy đoán vậy thôi chứ có thể ông lấy tiền túi thật để làm quà thì sao. Biết bao người giàu có như Bill Gate cũng làm từ thiện đầy ra đấy thôi.
Nhưng Bill Gate thì còn kinh doanh, còn làm ăn vất vả trên thị trường, còn các nhà lãnh đạo của ta, ngoài việc làm lãnh đạo còn kiêm thêm được việc gì để có tiền của dồi dào như thế nhỉ? Hay họ kinh doanh thêm, làm thêm ở ngoài việc làm Chủ tịch nước? Các Giáo sư, Tiến sĩ ngày xưa ngoài việc giảng dạy, còn đi chăn lợn, rửa bát thêm để kiếm tiền cơ mà.
Những câu hỏi đó chưa có câu trả lời thì đã tiếp theo tiết mục văn nghệ Sóng vọng Biển Đông.
Sóng vọng Biển Đông, Hoàng Sa mất tích
Biển Đông nơi cả nước đang quan tâm bởi mối đe dọa xâm lược từ bọn bá quyền Trung Quốc. Nơi đó có hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam đã và đang bị xâm lược. Nói theo cách tuyên truyền của báo chí Cộng sản miền Bắc ngày xưa, thì những nơi đó, đang rên xiết dưới gót sắt xâm lược của bọn bành trướng bá quyền Bắc Kinh.
Chính vì vậy, chương trình Sóng vọng Biển Đông tối nay được mọi người chú ý nhiều.
Nhưng, thật thất vọng khi chương trình kết thúc. Ở đó, sóng Biển Đông vọng vào yếu ớt và rất mơ mộng, thiếu đi thực tế những điều mà người dân cần biết, lãnh đạo nhà nước cần quan tâm.
Suốt chương trình là những bản Tình Ca, những Tình ta biển bạc đồng xanh, Thuyền và Biển, Đừng ví em là biển… Hầu hết là những bản tình ca dành cho yêu đương, lứa đôi mà những tiếng sóng vọng thật sự từ Biển Đông hôm nay là gì thì mù tịt. Chẳng lẽ các lãnh đạo đất nước, các trí thức hôm nay thiếu những màn văn nghệ yêu đương trai gái đến mức độ phải nhờ những sự kiện như hôm nay để nghe những thứ đó sao?
Chương trình xuyên suốt nào là “Thuyền anh ra khơi khi chân mây ửng hồng”… rồi“Thuyền anh mai về có cá bạc đầy khoang” và “ Đời tự do chan chứa bao tình”… Nghe thật mê ly và lãng mạn. Nhưng người ta không nói đến thực tế rằng ngay nay, thuyền anh ra khơi làm gì còn tự do để chan chứa bao tình, mà những con thuyền ngư dân ra khơi ngày nay chan chứa những giọt nước mắt pha lẫn những giọt máu. Những con thuyền ra khơi giờ đây luôn bị bắt nạt, làm ăn trên đất mình bị cấm đoán ức hiếp, bắt bớ. Những đoàn thuyền về không chỉ cá bạc đầy khoang, mà còn chở thêm xác chết của ngư dân ướp đá vì bị bọn Trung Quốc giết hại.
Cũng ngày nay, xa khơi không chỉ “ Nhìn phương nam con nước vơi đầy, thương nhớ thương nhớ anh ơi” mà khi xa khơi, những người mẹ, người vợ ngư dân đang ngày đêm thấp thỏm đợi chồng hóa vọng phu để mong đưa được xác chồng về nguyên vẹn, để lo lắng chạy đôn chạy đáo làm sao có đủ tiền nộp phạt cho “Tàu lạ” mà chuộc chồng về.
Thật ra, tiếng sóng vọng từ Biển Đông hôm nay không còn êm ả như những nhà văn nghệ, những nhà sử học đã đưa vào chương trình tối nay, mà ở đó cần những bài hát, những lời động viên rằng “ Không xa đâu Trường Sa ơi, vẫn gần bên em vì Trường Sa luôn bên anh, vẫn gần bên anh vì Trường Sa luôn bên em…” .
Nhưng tiếc rằng đã không có. Liệu có phải các nhà sử học vẫn sợ phạm húy ở ngay giữa Thủ đô mình, trước những nhà lãnh đạo cao nhất của nhà nước mình và lại là chương trình của Hội KHLS?
Trong chương trình, có những hình ảnh về Trường Sa, về Dàn khoan Dầu khí, về Hạ Long, nhưng tịnh không một lần thấy bóng dáng, hình ảnh câu chữ hoặc một lời nhắc về Hoàng Sa. Hoàng Sa đã mất tích trong chương trình hôm nay của các nhà sử học?
Cũng trong chương trình hôm nay, các nhà lịch sử đã dùng câu nói của Hồ Chí Minh rằng: “Dân ta phải biết sử ta” để cổ vũ cho việc phát triển hội KHLS là hội nghề nghiệp. Nhưng qua chương trình hôm nay, điều rất dễ nhận thấy là họ đã không nhớ hoặc cố tình quên câu nói khác cũng được cho là của Hồ Chí Minh: “Hễ còn một tên xâm lược nào trên đất nước ta, thì ta còn phải chiến đấu, quét sạch nó đi”. Có phải Hội KHLS đang dùng đúng câu thơ dân gian đã và đang lưu truyền rằng: “Nghị quyết nó thuộc làu làu, nhưng chỉ trích dẫn những câu nó cần”.
Hôm nay, Hội KHLS có thông báo là đang soạn lại bộ lịch sử VN giai đoạn hiện đại mấy chục tập, nhưng với cách làm này, liệu bộ lịch sử đó có đảm bảo tính khách quan và đầy đủ, điều cần có của những bộ sử?
Tham gia chương trình tối nay, khi ra về, mọi người mới hiểu được một phần rằng: Vì sao, học sinh ta không muốn học sử và con số 1.000 điểm 0 môn lịch sử thật ra chẳng có gì đáng ngạc nhiên.
Hà Nội, ngày 22/10/2011
J.B Nguyễn Hữu Vinh
Đúng 19h20 mình có mặt ở Nhà hát Lớn Thành phố, thấy đồng loạt các xe biển xanh xếp hàng, một người đứng bên cạnh cho biết hôm nay có cả các ông Trương Tấn Sang, Lê Khả Phiêu, Nguyễn Thiện Nhân, Phạm Quang Nghị, Nguyễn Khánh… cũng đến tham dự chương trình này.
Nhưng rồi đồng thời lại thấy hàng loạt công an và những chiếc xe của cảnh sát gắn băng rôn cấm tụ tập đông người thường xuất hiện các sáng chủ nhật ở Bờ Hồ khi có biểu tình chống Trung Quốc xâm lược. Nhìn cảnh này mình thấy khó hiểu, chẳng lẽ công an Hoàn Kiếm cũng sợ những ông đó tụ tập biểu tình chống Trung Quốc xâm lược nên bố trí công an và xe cộ như sáng chủ nhật chăng? Nghĩ lại cũng có thể như thế thật, biết đâu các vị lãnh đạo ấy cũng yêu nước thật và những buổi sáng chủ nhật đó không tiện tụ tập biểu tình thì hôm nay biểu hiện lòng yêu nước, có sao.
Mấy phút sau, thấy mấy “biểu tình viên” có mặt, thì ra họ cũng quan tâm đến vụ này vì hôm nay có chương trình “Sọng vọng Biển Đông” nên đến đây xem Biển Đông vọng được những gì.
Trong nhà hát lớn, các ghế ngồi ở tầng 2 và 3 vắng vẻ, không rõ Ban Tổ chức không phát hết giấy mời hay sự quan tâm đến lịch sử chỉ có vậy mà thôi. Điều này nếu đúng, thì phản ánh khá rõ sự quan tâm của xã hội ta đến lịch sử đang ở tầm mức nào.
Vài thắc mắc khó giải đáp
Chương trình được ông nghị Dương Trung Quốc làm MC, mở đầu bằng buổi lễ kỷ niệm 45 năm Hội KHLS, đọc bản ghi công quá trình trưởng thành và thành tích của Hội, quyết định thưởng Huân chương Lao động Hạng nhất, công bố thành lập Quỹ phát triển Sử học Việt Nam.
Trước đó có màn Chào cờ nhưng chẳng thấy cờ Tổ quốc đâu cả, mình nhìn lên chỉ thấy miếng vải đỏ căng đằng sau cái tượng nửa người Hồ Chí Minh và trên đó treo hai thứ là cái búa liềm ngang hàng với ngôi sao năm cánh. Đây đích thị không phải là cờ Tổ Quốc rồi, chưa có một quy định nào rằng cứ có ngôi sao năm cánh nằm trên miếng vải đỏ gấp nhăn nhúm thế kia là cờ VN cả.
Hiến pháp 1992 đã ghi rõ: “Điều 141: Quốc kỳ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh”.
Hay Quốc kỳ Việt Nam đã được thay đổi từ khi nào? Chưa bao giờ mình nghe nói điều đó mà sao có chuyện này lại xảy ra ở đây? Thứ nhất thì đây là Hội KHLS, một hội thừa biết trong lịch sử đất nước ta thay cờ khi nào? Thứ hai là ngồi dưới hàng ghế đầu tiên, có Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng, Bí Thư thành ủy Hà Nội, nguyên Tổng Bí thư và chủ tịch Hội KHLS cũng như nhiều người tai không to nhưng ghế ngồi thì lớn. Vậy chẳng lẽ tất cả những người đó không bao giờ đọc xem Hiến pháp quy định về lá cờ VN phải như thế nào sao?
Vậy là tất cả quan chức từ cao nhất nước đến hàng ngũ trí thức, anh thợ trực điện đều đứng dậy chào cái không phải cờ.
Mảnh vải đo đỏ kia có phải là Cờ Việt Nam?
Hết màn đọc quyết định khen thưởng, sang quyết định Thành lập Quỹ phát triển Sử học Việt Nam. Như vậy, đây là lần đầu tiên có một quỹ cho việc phát triển sử học Việt Nam và do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ký. Có lẽ với đà này, sử học VN sẽ phát triển hơn, nhất là về giáo dục. Trong báo cáo của mình, Hội SHVN cũng nói rằng những hiện tượng thiếu học, thiếu nghiên cứu lịch sử trong xã hội đã gây nhiều bức xúc thời gian qua. Hiện tượng không quan tâm để có thảm trạng 1.000 học sinh bị đểm 0 môn lịch sử mà bộ trưởng giáo dục cho là chuyện thường. Có lẽ với ông này thì khi nào cả nước thực hiện “Dân ta phải biết sử ta” mới là không bình thường chăng?
Phần này, khán giả được nghe thông báo là: Ngay từ khi mới được thành lập, Tổng Công ty Dầu khí VN tài trợ cho Quỹ này 2 tỷ đồng. Ngạc nhiên hơn là ông Nguyễn Minh Triết cũng ủng hộ 2 tỷ đồng cho quỹ này. Sau tràng vỗ tay tán thưởng những nhà tài trợ hữu tâm với Quỹ phát triển Sử học Việt Nam là cái giật mình. Vậy thì ông Triết lấy đâu ra 2 tỷ đồng như bốc kẹo trong túi mình cho trẻ con cách nhẹ nhàng như vậy?
Thỉnh thoảng người ta cũng nghe Truyền hình, báo chí, thông tin rằng Chủ tịch nước tặng quà chỗ nọ chỗ kia, chuyện đó bình thường. Có thể món quà đó là của người khác, của nhà nước hoặc tổ chức nào đó, nhưng ông đến đó thì ông tặng hộ, ông trao hộ là chuyện bình thường.
Nếu Chủ tịch nước hoặc Thủ tướng, hoặc quan chức nào đó có địa vị mà lấy của công làm quà tặng, cũng có thể được nhưng chắc chỉ được ghi là Quà của Thủ tướng, của Chủ tịch nước, hoặc quà tặng của danh xưng đó mà thôi, không thể kèm tên cá nhân.
Thế nhưng, khi đã ghi rõ rằng: Quà tặng của Chủ tịch nước Trần Đức Lương hoặc Quà tặng của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết… chẳng hạn, thì đúng nguyên tắc lương thiện nhất phải xuất phát từ tiền túi hoặc tài sản cá nhân của ông ta, nhất định không thể từ nguồn của công hoặc của người khác được. Bởi nếu khi đã ghi rằng quà của ông đem tặng mà lại từ nguồn của công thì rõ ràng đó là việc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản công mưu lợi riêng. (Lợi riêng ở đây là danh tiếng của cá nhân người giữ chức đó).
Đấy là cái cách mà dân gian gọi là “Bốc xôi làng, đãi ăn mày” là vậy. Việc này nhiều người làm, xôi thì của làng, ân huệ mình hưởng, tiếng tăm mình được, sao lại không.
Từ xa xưa, hồi còn nhỏ, bọn mình thỉnh thoảng được chia cho ít kẹo vào dịp Trung thu gọi là “Kẹo Trung thu của Bác Hồ” dù đã chảy nước thì bọn mình cũng sướng lắm, cứ nghĩ Bác Hồ chắc là ông nào đó tiền của như nước Biển Đông nên đủ tiền mua kẹo phát cho các cháu nhi đồng toàn miền Bắc. Nào ngờ, ông Hồ làm gì ra cái kẹo nào. Tiền đó đều từ nguồn nhà nước, từ tiền thu thuế của nhân dân mà ra, lẽ ra phải nói rằng đây là quà Chủ tịch nước tặng các cháu thì còn chấp nhận được, cứ coi như nó nằm ngoài các quyết định theo quy định thông thường mà đây chỉ là ngẫu hứng một lúc nào đó của người có chức có quyền.
Nhưng cũng có thể đó là tiền túi cá nhân của ông Chủ tịch nước bỏ ra, vì các thông tin nói trên không nói rõ nguồn gốc nên người dân có thể suy đoán vậy thôi chứ có thể ông lấy tiền túi thật để làm quà thì sao. Biết bao người giàu có như Bill Gate cũng làm từ thiện đầy ra đấy thôi.
Nhưng Bill Gate thì còn kinh doanh, còn làm ăn vất vả trên thị trường, còn các nhà lãnh đạo của ta, ngoài việc làm lãnh đạo còn kiêm thêm được việc gì để có tiền của dồi dào như thế nhỉ? Hay họ kinh doanh thêm, làm thêm ở ngoài việc làm Chủ tịch nước? Các Giáo sư, Tiến sĩ ngày xưa ngoài việc giảng dạy, còn đi chăn lợn, rửa bát thêm để kiếm tiền cơ mà.
Những câu hỏi đó chưa có câu trả lời thì đã tiếp theo tiết mục văn nghệ Sóng vọng Biển Đông.
Sóng vọng Biển Đông, Hoàng Sa mất tích
Biển Đông nơi cả nước đang quan tâm bởi mối đe dọa xâm lược từ bọn bá quyền Trung Quốc. Nơi đó có hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam đã và đang bị xâm lược. Nói theo cách tuyên truyền của báo chí Cộng sản miền Bắc ngày xưa, thì những nơi đó, đang rên xiết dưới gót sắt xâm lược của bọn bành trướng bá quyền Bắc Kinh.
Chính vì vậy, chương trình Sóng vọng Biển Đông tối nay được mọi người chú ý nhiều.
Nhưng, thật thất vọng khi chương trình kết thúc. Ở đó, sóng Biển Đông vọng vào yếu ớt và rất mơ mộng, thiếu đi thực tế những điều mà người dân cần biết, lãnh đạo nhà nước cần quan tâm.
Suốt chương trình là những bản Tình Ca, những Tình ta biển bạc đồng xanh, Thuyền và Biển, Đừng ví em là biển… Hầu hết là những bản tình ca dành cho yêu đương, lứa đôi mà những tiếng sóng vọng thật sự từ Biển Đông hôm nay là gì thì mù tịt. Chẳng lẽ các lãnh đạo đất nước, các trí thức hôm nay thiếu những màn văn nghệ yêu đương trai gái đến mức độ phải nhờ những sự kiện như hôm nay để nghe những thứ đó sao?
Chương trình xuyên suốt nào là “Thuyền anh ra khơi khi chân mây ửng hồng”… rồi“Thuyền anh mai về có cá bạc đầy khoang” và “ Đời tự do chan chứa bao tình”… Nghe thật mê ly và lãng mạn. Nhưng người ta không nói đến thực tế rằng ngay nay, thuyền anh ra khơi làm gì còn tự do để chan chứa bao tình, mà những con thuyền ngư dân ra khơi ngày nay chan chứa những giọt nước mắt pha lẫn những giọt máu. Những con thuyền ra khơi giờ đây luôn bị bắt nạt, làm ăn trên đất mình bị cấm đoán ức hiếp, bắt bớ. Những đoàn thuyền về không chỉ cá bạc đầy khoang, mà còn chở thêm xác chết của ngư dân ướp đá vì bị bọn Trung Quốc giết hại.
Cũng ngày nay, xa khơi không chỉ “ Nhìn phương nam con nước vơi đầy, thương nhớ thương nhớ anh ơi” mà khi xa khơi, những người mẹ, người vợ ngư dân đang ngày đêm thấp thỏm đợi chồng hóa vọng phu để mong đưa được xác chồng về nguyên vẹn, để lo lắng chạy đôn chạy đáo làm sao có đủ tiền nộp phạt cho “Tàu lạ” mà chuộc chồng về.
Thật ra, tiếng sóng vọng từ Biển Đông hôm nay không còn êm ả như những nhà văn nghệ, những nhà sử học đã đưa vào chương trình tối nay, mà ở đó cần những bài hát, những lời động viên rằng “ Không xa đâu Trường Sa ơi, vẫn gần bên em vì Trường Sa luôn bên anh, vẫn gần bên anh vì Trường Sa luôn bên em…” .
Nhưng tiếc rằng đã không có. Liệu có phải các nhà sử học vẫn sợ phạm húy ở ngay giữa Thủ đô mình, trước những nhà lãnh đạo cao nhất của nhà nước mình và lại là chương trình của Hội KHLS?
Trong chương trình, có những hình ảnh về Trường Sa, về Dàn khoan Dầu khí, về Hạ Long, nhưng tịnh không một lần thấy bóng dáng, hình ảnh câu chữ hoặc một lời nhắc về Hoàng Sa. Hoàng Sa đã mất tích trong chương trình hôm nay của các nhà sử học?
Cũng trong chương trình hôm nay, các nhà lịch sử đã dùng câu nói của Hồ Chí Minh rằng: “Dân ta phải biết sử ta” để cổ vũ cho việc phát triển hội KHLS là hội nghề nghiệp. Nhưng qua chương trình hôm nay, điều rất dễ nhận thấy là họ đã không nhớ hoặc cố tình quên câu nói khác cũng được cho là của Hồ Chí Minh: “Hễ còn một tên xâm lược nào trên đất nước ta, thì ta còn phải chiến đấu, quét sạch nó đi”. Có phải Hội KHLS đang dùng đúng câu thơ dân gian đã và đang lưu truyền rằng: “Nghị quyết nó thuộc làu làu, nhưng chỉ trích dẫn những câu nó cần”.
Hôm nay, Hội KHLS có thông báo là đang soạn lại bộ lịch sử VN giai đoạn hiện đại mấy chục tập, nhưng với cách làm này, liệu bộ lịch sử đó có đảm bảo tính khách quan và đầy đủ, điều cần có của những bộ sử?
Tham gia chương trình tối nay, khi ra về, mọi người mới hiểu được một phần rằng: Vì sao, học sinh ta không muốn học sử và con số 1.000 điểm 0 môn lịch sử thật ra chẳng có gì đáng ngạc nhiên.
Ts Nguyễn Nhã, ông Dương Trung Quốc và các biểu tình viên yêu nước
Hà Nội, ngày 22/10/2011
J.B Nguyễn Hữu Vinh
. Bookmark the permalink.
4 Responses to Sóng vọng Biển Đông, Hoàng Sa mất tích