15.10.11

Thợ Tàu Vào Mai Phục

Trần Khải
Đã có bao nhiêu lao động Trung Quốc vào Việt Nam hợp pháp và bất hợp pháp? Nhà nước chỉ nói nhắm chừng thôi, chứ không đưa ra các thống kê chính thức, không phải vì các thống kê này cũng bất toàn như mọi con số ghi trong các bản báo cáo chính phủ; nhưng chỉ vì vấn đề này nhạy cảm và dễ dàng làm cho người dân nghi ngờ rằng đang có một chính sách Hán hóa lặng lẽ đang được ám trợ và đồng thuận từ phía Đảng CSVN.


Chỉ có một điều rõ ràng nhìn thấy, trong khi Trung Quốc lấn biển và làm khó ngư dân Việt, nhiều ngàn lao động Trung Quốc đang Nam tiến vào Việt Nam và Lào Quốc, có khi lặng lẽ bất hợp pháp, có khi với loa kèn ầm ĩ từ các dự án do công ty Trung Quốc nhận thầu và kèm theo là điều kiện đưa thợ TQ vào làm cho các dự án đã ký kết. 
Thực ra, trước giờ cũng đã từng có những ước tính rằng có thể đã có hàng chục ngàn lao động TQ vào mai phục ở Việt Nam. Đài truyền hình VTV1 trong tháng 9-2011 đã phỏng vấn các cán bộ Bộ Lao Động, Thương Binh & Xã Hội VN và được cho biết, hiện có 70,000 lao động nước ngoài tại Việt Nam, trong đó tới phân nửa không có giấy phép. Nói lao động nước ngoài nhưng được ngầm hiểu là thợ Trung Quốc, nghĩa là đang có 35,000 thợ thuyền con cháu bác Mao vào VN làm việc bất hợp pháp.
Báo Tuổi Trẻ ấn bản ngày Thứ Năm 16/04/2009, trong bài viết nhan đề “Lao động phổ thông nước ngoài đổ vào Việt Nam” cũng chỉ nói trống không là vài chục ngàn lao động nước ngoài “chưa  được phép lao động” nhưng đang làm việc cho các nhà thầu TQ. BảN tin viết:
“Hàng chục ngàn lao động nước ngoài đang làm việc ở VN nhưng chưa được cấp phép lao động. Phần lớn trong số họ đều là lao động phổ thông, không có tay nghề. Ngoài những công việc làm ôsin, buôn bán nhỏ, đông nhất trong số họ là đi theo các nhà thầu, phần lớn là nhà thầu Trung Quốc.
Nhiều nơi như ở công trình khai thác bôxit ở Tân Rai (Bảo Lộc, Lâm Đồng), Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh, Nhà máy nhiệt điện than Hải Phòng, công trình khí - điện - đạm Cà Mau…, số lao động Trung Quốc luôn áp đảo lao động trong nước, với số lượng mỗi nơi từ 700 đến trên 2.000 người/công trình.”(hết trích)
Như thế, cứ mỗi dự án là có cả ngàn lao động, và cộng lại sẽ thấy nhiều chục ngàn lao động TQ đang mai phục tại VN.
Điểm bất ngờ hiện nay là: Lào Quốc có vẻ như tỉnh mộng trước Việt Nam, khi xiết rào kỹ hơn đối với lao động Trung Quốc. Một bài viết từ mạng Yale Global còn cho biết rằng, chính phủ TQ khi thảo luận thực hiện các dự án tại Lào đã yêu cầu chính phủ Lào phải cho thợ TQ vào định cư luôn tại  chỗ.
Báo The Jakarta Globe hôm 14-10-2011 đã đăng lại bài viết đó, của tác giả Haseenah Koyakutty, có nhan đề “On Laos’s Road to Nowhere, China Runs Into Trouble With Its Neighbors” (Trên Con Đường Chưa Dẫn Tới Đâu ở Lào, Trung Quốc Gặp Trở Ngại Với Các Nước Láng Giềng).
Cũng cần nên ghi rằng, Haseenah Koyakutty là một nhà báo người Singapore nhưng đang trú ngụ ở Bangkok.
Bài báo kể rằng, có một con đường nhựa hai làn đường chạy từ Nan ở Thái Lan, tới Oudomxay của Lào, nhằm thúc đẩy giao thương và du lịch, khánh thành ầm ĩ từ giữa tháng 9-2011. Các cô người mẫu từ các bộ tộc miền núi Lào cầm biểu ngữ hoan nghênh phái đoàn Thái Lan tới ngôi làng của họ. Một  tấm bảng mang cờ 2 nước và ghi lời mang ơn Thái Lan vì đã xây dựng con đường lộ tới vùng núi này.
Bài báo nói rằng, “Vấn đề duy nhất cho buổi lễ khánh thành là con đường này không dẫn tới đâu cả. Vì một nan đề tranh chấp giữa Lào với Trung Quốc, nên chiếc cầu chính yếu nối liền con đường này vào mạng xa lộ quốc gia của Lào vẫn chưa xây.”
Nghĩa là, con đường thì Thái Lan đã xây xong, nhưng chiếc cầu thì TQ chưa chịu xây – tình hình này cho thấy trở ngại TQ đang gặp ở các nước láng giềng nhỏ bé.
Chính phủ Thái Lan xài gần 27 triệu đôla, trong đó 30% trao tặng làm tài trợ, để xây con đường dài 52 kilômét với hy vọng nối vùng hẻo lánh này của Lào với thương mại quốc tế. Con đường mới sẽ giảm thời gian giao thông từ trọn ngày xuống còn có 40 phút đồng hồ. Loà Quốc với 6.5 triệu dân sẽ hoan hỉ thông đường xa lộ với TQ và VN, nhờ hành lang thương mại mới nối vào Thái Lan.
Nhưng cơ quan chính phủ TQ đã đồng ý xây chiếc cầu băng qua sông Mekong để nối con đường mà Thái Lan mới xây vào với tỉnh Vân Nam của TQ và tỉnh Điện Biên Phủ của VN thì chưa chịu khởi công. Các phóng viên do chính phủ Thái Lan mời tới chỉ ngó thấy dòng sông vắng lặng và dân làng đang lưới cá ven sông. Không thấy máy móc xây cầu nào quậy đục ven sông này.
Vanheung Chanthasane, viên chức Lào phụ trách dự án, nói, “Vâng, [chiếc cầu Mekong] là vấn đề cho chúng tôi.”
Các viên chức hai nước Lào và TQ đang mặc cả về các điều kiện trong bản ghi nhớ ký hồi năm ngoái với Tổng Công Ty Cầu Đường Trung Quốc. 
Bài báo tiết lộ:
“Theo lời các đaị diện liên hệ tới các dự án này, Trung Quốc đã yêu cầu cho định cư số lượng lớn lao động TQ liên hệ dự án xây cầu vào ở luôn trên đất Lào. Tác động từ người TQ vào Lào định cư là nguồn gây căng thẳng cho quan hệ TQ-Lào bất kể 50 năm quan hệ.”
Quan chức Vanheung giảỉ thích rằng chiếc cầu dự toán sẽ tốn kém 35 triệu đôla, có thể hoàn tất năm 2015 khi chính phủ TQ xuât1 ngân cho một khoản vay ưu đãi. Quan chức này không nói gì về đòi hỏi từ phía TQ cho lao động TQ ở lại định cư, hay là các bản báo cáo về những kế hoạch TQ xây một khu liên hợp sòng bài ở vùng Oudamxay cho các du khách và cho các cư dân TQ đã định cư -- những người ngày càng đông đảỏ tiến về phía nam.
Một điểm để suy nghĩ khi đọc bản tin của phóng viên Koyakutty: cũng tương tự như với Lào, có phải Trung Quốc cũng đã bàn với phía Việt Nam về điều kiện cho lao động TQ ở lại nhập cư khi họ thực hiện các dự án xây cất trên lãnh thổ VN?
Tại sao chính phủ Vạn Tượng bé tí xíu lại có thể cứng rắn từ chối các điều kiện “gài thợ Tàu mai phục” do Bắc Kinh đưa ra, mà Hà Nội lại nhân nhượng quá mức, tới nổi ít nhất đã có 35,000 lao động TQ  bất hợp pháp đi theo các dự án nhà thầu TQ vào VN, mà con số thực có thể là nhiều gấp đôi?
Phải chăng vì các cán bộ Lào Quốc không bị Trung Quốc mua chuộc nổi bằng tiền và giai nhân sòng bài, trong khi cán bộ Việt Nam có thể dễ dàng té ngã khi thấy một vạt áo sường sám giai nhân lả lơi bay theo chiều gió?

Không có nhận xét nào: