Hơn 1.000 công nhân lãn công
TP - Sáng 12-10, hơn 1.000 công nhân Cty TNHH MTV Con đường xanh (The Blues) tại khu công nghiệp Hòa Khánh, lãn công đòi tăng lương.
Theo các công nhân, Cty hợp đồng trả lương theo tháng (2,5 – 3 triệu đồng/tháng) nhưng thực tế lại tính lương theo đơn giá sản phẩm, khiến thu nhập thực tế chỉ còn 1,7 - 2 triệu đồng/tháng.
Ngoài ra, nhiều công nhân phản ánh việc làm quá giờ (10 tiếng/ngày) mà không được tính thêm tiền; không được hưởng phụ cấp xăng xe, tiền chuyên cần … Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH đã yêu cầu Cty giải thích rõ các vướng mắc trên.
Trước đó, ngày 6-10, hàng trăm công nhân thuộc phân xưởng may của Cty may Phong Phú tại khu công nghiệp Hòa Khánh lãn công để yêu cầu giải quyết bất cập về tiền lương, phụ cấp.
Nguyễn Huy
Tỷ giá lên cao nhất kể từ cuối tháng 5
Tác giả: Phước Hà
Bài đã được xuất bản.: 13/10/2011 09:40 GMT+7
(VEF.VN) - Ngân hàng Nhà nước vừa công bố tăng tỷ giá VND/USD thêm 10 đồng, lên 20.678 đồng. Đây là mức tỷ giá bình quân cao nhất kể từ cuối tháng 5.
Trong những ngày đầu tháng 10, đã có 5 lần điều chỉnh tăng tỷ giá, tổng cộng 50 đồng, từ mức 20.628 đồng duy trì suốt hơn 1 tháng trước đó.
Tỷ giá USD thương mại ở các ngân hàng tiếp tục được điều chỉnh lên ở áp sát trần. Tỷ giá phổ biến bán ra là 20.885 đồng. Cụ thể, tại ngân hàng BIDV, tỷ giá hôm nay là 20.870 - 20.885 đồng, tăng 10 đồng cả hai chiều so với hôm qua. Tại ngân hàng Eximbank, 20.875 - 20.885 đồng, tăng 20 đồng mua vào và 10 đồng bán ra so với hôm qua.
Trên thị trường USD tự do ở Hà Nội, tỷ giá chưa có nhiều biến động và giữ nguyên so với ngày hôm qua. Cụ thể, đầu giờ sáng, USD được giao dịch tự do ở mức 21.420 - 21.480 đồng/USD.
Trên thị trường vàng, sáng 13/10, SJC niêm yết giá 43,9 - 44,2 triệu đồng, tăng thêm khoảng 100 ngàn đồng/lượng so với mức giá 43,8 - 44,12 triệu đồng/lượng của chiều ngày hôm qua.
Trong khi đó, Bảo Tín Minh Châu có giá cao hơn, ở mức 44,05 - 44,3 triệu đồng/lượng. Doji niêm yết giá vàng 44,15 - 44,3 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới cập nhật đầu giờ sáng nay là 1.680 USD/ounce tương đương 42,3 triệu đồng/lượng. Như vậy, khoảng cách giá trong nước và quốc tế đã xác lập ở mức 2 triệu đồng sau 3 ngày đổi chiều tăng theo giá thế giới. Do giá thế giới tăng, sau những ngày cả thị trường nhìn về giá SJC để đặt giá thì nay đã xuất hiện nhiều mức giá chênh lệch khác nhau tại các hàng vàng lớn.
Trong khi đó, trên thị trường thế giới, giá vàng đã tăng lên 1.682,6 USD/ounce, cao nhất trong vòng hai tuần qua. Đóng cửa phiên ngày 12/10, giá vàng giao ngay tăng 0,8% lên 1.678,8 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 12 tăng 21,6% lên 1.682,6 USD/ounce. Trong phiên, có lúc giá vàng lên tới 1.693 USD/ounce.
Vốn ngân hàng sụt giảm
Lần đầu tiên kể từ đầu năm tới nay, lượng vốn huy động và cho vay của hệ thống ngân hàng cùng giảm trong tháng 9, khi Ngân hàng Nhà nước bắt đầu quyết liệt xử lý vi phạm trần lãi suất.
Báo cáo quý III của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tính đến 23/9, tín dụng đối với nền kinh tế tăng 8,16% so với cuối năm 2010 nhưng lại giảm 0,94% so với tháng 8. Trong đó VND giảm 0,49% và ngoại tệ giảm 2,27%. Tăng trưởng vốn huy động cũng giảm 1,07% so với tháng 8 trước đó, dù so với cuối năm trước tăng 9,82%.
Đây là lần đầu tiên từ đầu năm, cả huy động và cho vay đều giảm. Động thái này xuất hiện sau khi Ngân hàng Nhà nước có những biện pháp can thiệp vào thị trường tiền tệ. Trước đó, hồi tháng 9, hàng loạt các văn bản được đưa ra, trong đó nổi bật nhất là Chỉ thị 02 quy định hình phạt đối với đơn vị lách trần lãi suất và Thông tư 30 "trảm" lãi suất cao theo tuần, ngày đồng thời xử lý một số trường hợp vi phạm.
Bà Dương Thu Hương, Tổng thư ký Hiệp hội ngân hàng cũng thông tin, tính đến 12/9, thống kê toàn ngành ngân hàng cho thấy tốc độ tăng trưởng nguồn vốn là 10,72% trong khi tăng tín dụng là 8,63%. Đây là tín hiệu mừng và là cơ hội để lập lại trật tự trên thị trường tiền tệ, Tổng thư ký Hiệp hội ngân hàng nhận xét.
Nhiều ngân hàng cũng xác nhận, từ đầu tháng 10 đến nay, tốc độ giảm huy động vốn chậm hơn so với trước. Cách đây hơn một tháng, khi nhiều ngân hàng đồng thuận cam kết chấp hành nghiêm Chỉ thị 02, lượng vốn huy động giảm mạnh tại cả những ngân hàng quy mô nhỏ và lớn. Có ngân hàng thương mại cổ phần than mức giảm lên tới 20% so với trước. Tuy vậy, từ đầu tháng 10, xu hướng giảm đã có phần dịu hơn, thậm chí tiền gửi dưới 1 tỷ từ dân cư có nhích lên.
Số liệu báo cáo hoạt động quý III của Ngân hàng Nhà nước cũng cho thấy lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng tương đối ổn định và có xu hướng giảm. Trước đó, trong tuần đầu tháng 9, lãi suất liên ngân hàng tăng đột biến. Khi được hỗ trợ thanh khoản kịp thời, lãi suất này giảm dần và ổn định ở 12-13% một năm (kỳ hạn qua đêm), 13,5-14% (1-2 tuần), 14,5-15% (1 tháng).
Tuệ Minh
Ngân Hàng Nhà Nước bơm ròng 9.000 tỉ đồng qua OMO trong 3 ngày
Một số ngân hàng thương mại cho biết, mức lãi suất kỳ hạn qua đêm trên thị trường liên ngân hàng dao động 15- 16%/năm, kỳ hạn một tuần ở mức 16,5 - 17%/năm.
Theo thông tin từ các ngân hàng thương mại, trong ba ngày đầu tuần này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã bơm ròng 9.000 tỉ đồng qua thị trường mở (OMO). Trong khi đó, lãi suất cho vay tiền đồng qua đêm trên thị trường liên ngân hàng đã tăng tới 18,5%/năm với kỳ hạn một tháng trong ngày 11 và 12/10.
Cụ thể, một số ngân hàng thương mại cho biết, mức lãi suất kỳ hạn qua đêm trên thị trường liên ngân hàng dao động 15- 16%/năm, kỳ hạn một tuần ở mức 16,5 - 17%/năm, hai tuần ở mức 17- 18%/năm, một tháng ở mức 17,5- 18,5%/năm. Mức lãi suất liên ngân hàng tăng khoảng một điểm phần trăm ở các kỳ hạn so với khoảng thời gian khá dài trước đó hai ngày.
Trong đó, ngày 10, 11 và 12-10, số tiền được cơ quan này bơm ra thị trường lần lượt là 2.000 tỉ, 2.000 tỉ và 5.000 tỉ đồng. Riêng ngày 11-10, đã có 31 ngân hàng tham gia thị trường mở và tổng nhu cầu đi vay của các ngân hàng thương mại là 31.558 tỉ đồng, bằng 10,52 lần giá trị chào ra của Ngân hàng Nhà nước.
Một trong những nguyên nhân của hiện tượng này là do thanh khoản của các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, do lượng tiền bơm ròng trên thị trường mở đã tăng lên nên lãi suất này được dự báo sẽ giảm nhẹ.
Động thái bơm ròng trên thị trường mở của NHNN nhằm tiếp tục bảo đảm tính thanh khoản cho hệ thống ngân hàng cũng như giảm bớt sự tăng nóng của mặt bằng lãi suất sau khi lãi suất tái cấp vốn và lãi suất cho vay trong thanh toán điện tử liên ngân hàng được nâng lên và thêm sức nóng trên thị trường ngoại hối.
Trong tuần trước, từ ngày 3 đến ngày 7-10, NHNN đã hút ròng về 13.000 tỉ đồng qua thị trường mở. Cụ thể, 27.000 tỉ đồng được hút về sau khi cho vay ra cách đây hai tuần (đáo hạn) và 14.000 tỉ đồng được cho vay mới với lãi suất 14%/năm cho kỳ hạn 14 ngày. Hai tuần trước đó, NHNN liên tục bơm ròng trên thị trường mở.
Các chuyên gia cho rằng việc NHNN tăng các mức lãi suất chủ chốt có tác động tâm lý và mang tính định hướng với lãi suất thị trường, và việc này có thể sẽ tạo sức ép khiến lãi suất cho vay khó hạ trong ngắn hạn.
Các ngân hàng nhỏ thường không nắm giữ nhiều giấy tờ có giá nên việc huy động thanh khoản chủ yếu phụ thuộc vào vay liên ngân hàng và tái cấp vốn. Việc tăng chi phí vay mượn của NHNN sẽ ảnh hưởng đến thanh khoản các ngân hàng nhỏ nhiều nhất.
Theo một thống kê của ngân hàng thương mại, NHNN đã bơm ròng khoảng 28.000 tỉ đồng trên thị trường mở trong tháng 9. Các chuyên gia dự báo các ngân hàng hiện đang trong giai đoạn thận trọng và gần như sẽ thắt chặt hơn các quy trình tín dụng và hạn chế lại hầu hết các nguồn tiền dễ dãi.
Theo TBKTSG
48.000 doanh nghiệp phá sản, không bi đát?
- Sau khi đọc bài: 48.000 doanh nghiệp phá sản, không phải con số “bi đát”, nhiều bạn đọc đã gửi email phản hồi đến Báo VietNamNet.
Ảnh minh họa
Không tin vào con số 48.000 doanh nghiệp phá sản, emailtu.truongxuan68@gmail.com viết: Tôi nghĩ rằng cả nước có gần 600.000 doanh nghiệp thì phải đến 200.000 doanh nghiệp bị phá sản mới đúng, vì có rất nhiều doanh nghiệp gần như không thể hoạt động được. Và còn khoảng 200.000 doanh nghiệp ở vào thế hoạt động cầm chừng, gần bờ vực phá sản. Nếu tình hình kinh tế vĩ mô không cải thiện thì sẽ còn nhiều vụ phá sản nữa.
Bạn đọc này đề nghị: Đã đến lúc chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật để có giải pháp trợ giúp doanh nghiệp vựợt qua khó khăn chứ không chỉ là giảm thuế.
Từ thực tế của đơn vị mình, email tinhlx@opple.com.vn chia sẻ: Bản thân công ty tôi đã thành lập được 6 năm, đã có nhiều kinh nghiệm chống đỡ từ năm 2008. Nhưng đến năm 2011 quả thật là khó khăn hơn nhiều lần. Không ký hợp đồng với khách hàng thì không có việc làm cho người lao động, mà càng ký càng lỗ.
Khó khăn của doanh nghiệp được bạn đọc này nêu ra là lãi suất: “Thống đốc ngân hàng bảo giảm lãi suất xuống 19%. Hỏi thử có ngân hàng nào cho vay với lãi suất đấy không? Nhất là các ngân hàng TMCP. Tôi nghĩ nếu cứ như thế này đến cuối năm có đến 50% doanh nghiệp sẽ phá sản và tạm dừng. Và từng đó người lao động sẽ thất nghiệp hoặc làm không đủ ăn”.
“Nhà nước nên có chính sách sớm để khắc phục tình trạng trên” bạn đọc này đề nghị.
Email quocbao85@yahoo.com.vn chia sẻ: Chính phủ neo chặt tỷ giá USD trong khi đó nền kinh tế lạm phát (cung tiền lớn) dẫn đến tiền Việt Nam lên giá với USD, hàng sản suất trong nước quá đắt so với các nước trên thế giới hàng hoá không bán được dẫn đến các công ty phá sản hàng loạt. Theo tôi phải tháo nút thắt tỷ giá, nếu không, còn nhiều doanh nghiệp lên “đoạn đầu đài”.
Nhìn từ góc độ “bị phân biệt đối xử”, email cocoly@gmail.com viết: Doanh nghiệp nào làm ăn được nhưng không được nhà nước bảo trợ thì phá sản thôi, tội nghiệp cho doanh nghiệp tư nhân!
Cùng cảm nhận như trên, email ahr.sales@gmail.com viết: Có ai thương xót cho con số 48.000 doanh nghiệp phá sản không, hay chỉ có 48.000 người chủ doanh nghiệp và gia đình của họ kêu trời không thấu, cộng với số lượng người lao động trong những doanh nghiệp đó lao đao không có việc làm?
Bạn camlohalong@gmail.com chia sẻ nỗi lo lắng: Tôi học ra trường và thành lập doanh nghiệp được 2 năm. Trong khoảng thời gian đó tôi cũng đã thấm thía nỗi khổ thiếu vốn của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hàng ngày phải gồng mình chống chọi với lạm phát, lo việc làm cho hàng vạn lao động phổ thông, lao động nông thôn. Trong thời gian đến, số phận của các doanh nghiệp và lao động này đi về đâu? Hàng vạn lao động lên thành phố kiếm việc làm, bây giờ hàng vạn người này về đâu?
Vì vậy, nghe “các ông” bảo đây là “cuộc sàng lọc có lợi”, bạn đọc này bức xúc đặt câu hỏi: Những người lao động kia rơi xuống hố bùn lầy chẳng lẽ cũng “có lợi”?
Bạn tanquyet@gmail.com nhìn nhận về yếu kém nội tại của doanh nghiệp: Hầu hết các ông chủ doanh nghiệp đều rất yếu về năng lực quản lý tài chính, nhân sự, tổ chức sản xuất...dẫn đến chi phí trong giá thành cao và chất lượng hàng hóa thấp, do đó mà phá sản.
Tỏ ra "cứng cáp” hơn, email hai@yahoo.com đề cập trách nhiệm của doanh nghiệp:Vấn đề không phải ngồi đợi nhà nước cứu, mà các doanh nghiệp phải tự cứu mình trước. Muốn không rơi vào cảnh phá sản thì phải nâng cao năng lực cạnh tranh, quản trị tốt doanh nghiệp. Nếu giá trị sản xuất một mặt hàng của Việt Nam mà cao hơn của nước khác thì phá sản là phải thôi, không trách ai được!
Doanh nghiệp địa ốc kêu khổ vì tiền sử dụng đất quá cao
Cho rằng tính tiền sử dụng đất theo giá thị trường theo Nghị định 69 sẽ đẩy giá nhà đất lên cao, doanh nghiệp địa ốc TP HCM phản ánh, với đà này họ chỉ còn cách chịu lỗ hoặc dừng đầu tư.
Ngày 12/10, đại diện Bộ Tài chính và sở ngành dọc cùng với Hiệp hội bất động sản TP HCM đã tổ chức buổi tọa đàm với hàng chục doanh nghiệp địa ốc nhằm tìm cách tháo gỡ vướng mắc về tiền sử dụng đất.
Nghị định 69 do Chính phủ ban hành ngày 13/8/2009 về việc thu tiền sử dụng đất theo giá thị trường đối với các doanh nghiệp khi thực hiện các dự án nhà ở và có hiệu lực từ ngày 1/10/2009.
Trước đây, khi thực hiện dự án bất động sản, doanh nghiệp đóng tiền sử dụng đất dựa theo bảng giá đất hằng năm do UBND TP HCM ban hành (chỉ bằng 20% đến 30% giá thị trường). Tiền bồi thường giải phóng mặt bằng cũng được khấu trừ vào tiền sử dụng đất. Hiện nay, áp dụng theo Nghị định 69, việc tính tiền sử dụng đất được căn cứ vào giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế theo giá thị trường.
Khó khăn cho đơn vị phát triển bất động sản tại TP HCM là bù trừ các chi phí hạ tầng, bồi thường giải phóng mặt bằng, tiền sử dụng đất thì giá thành dự án bị đẩy lên quá cao. Ngoài ra, thời gian thuê một công ty định giá đất phải mất 2 tháng cho khâu đầu tiên và quá trình tính toán phải mất 5-6 tháng mới xong khung giá đầu tiên. Còn doanh nghiệp nào đã bán sản phẩm thì không thể làm sổ đỏ vì không có tiền đóng tiền sử dụng đất. Chính vì vậy, hầu như tất cả các doanh nghiệp bất động sản tại TP HCM đều không đồng tình với việc thu tiền sử dụng đất theo giá thị trường.
Giám đốc Công ty TNHH địa ốc Đất Lành, Nguyễn Văn Đực chia sẻ, ông đầu tư 51 tỷ đồng cho 10.000 m2 đất ở quận 12, quy hoạch có khoảng 3.000 m2 là đất ở, 4.000 m2 là đất giao thông, còn lại công trình công cộng. Giá quy định của nhà nước 200.000 đồng mỗi m2. Song dù doanh nghiệp đã bồi thường 4 triệu đồng nhưng người dân đòi 14 triệu đồng mỗi m2. "Với suất đầu tư trên, chủ đầu tư dự tính phải bán 17 triệu đồng mỗi m2. Giá này người có thu nhập trung bình cũng khó tiếp cận", ông Đực nói.
Trong khi đó, Tổng giám đốc Công ty phát triển nhà Thủ Đức Lê Chí Hiếu phân tích, đối với kinh doanh bất động sản, giá đất chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu giá. Vì vậy chính sách đất đai đóng vai trò rất quan trọng. Ông cho rằng: "Nộp tiền sử dụng đất theo giá thị trường nhưng khái niệm giá thị trường của Việt Nam không có thước đo và bị đẩy lên rất cao".
Ông Hiếu dẫn chứng, ở quận 2, đất nông nghiệp đòi đền bù vài chục triệu đồng mỗi m2. Đất nông nghiệp huyện Củ Chi cũng lên đến 6-8 triệu đồng mỗi m2. Người dân kì vọng giá trị đất đã đầu tư hoàn chỉnh nên tính toán đền bù phải được tối thiểu 50% giá đất hạ tầng hoàn chỉnh.
Chuyên gia này nhận định, chính sách không phân biệt khu đất xa hay gần có hạ tầng phát triển hay chưa vẫn thu như nhau. Nhà đầu tư phải bỏ tiền hạ tầng dù đã đóng tiền sử dụng đất. Thêm vào đó, khi doanh nghiệp thuê tư vấn thẩm định giá đất thì mỗi nơi tính phương pháp tính khác nhau, giá không chuẩn. "Nếu áp hệ số k để tính tiền sử dụng đất thì không phải tốn thời gian, giảm được chi phí tiện lợi cho doanh nghiệp", ông Hiếu đề xuất.
Nhiều doanh nghiệp bất động sản tại TP HCM còn dự báo thêm, nếu tính tiền sử dụng đất theo giá thị trường thì người chịu thiệt thòi cuối cùng chính là người dân.
Tổng giám đốc Công ty TNHH xây dựng sản xuất thương mại Tài Nguyên, Vũ Anh Tâm phân tích, thực chất việc thu tiền sử dụng đất là đánh thuế vào người tiêu dùng và doanh nghiệp chỉ đại diện thu. Áp lực này cuối cùng sẽ đẩy lên đầu người mua nhà. "Vậy thì làm sao chính sách hỗ trợ tạo được giá hàng hóa vừa sức mua của nhiều người?", ông Tâm đặt vấn đề.
Tổng giám đốc Công ty Lê Thành, Lê Hữu Nghĩa lập luận: "Không thể nào tìm được giá thị trường vì còn tùy thuộc vào nhu cầu bán đất của người dân. Trong khi hàng năm thành phố xây dựng bảng giá đất tốn nhiều công sức, tiền của nhưng không được áp dụng trong tất cả các trường hợp, vậy thì quá uổng phí". Theo ông Nghĩa, với cách tính tiền sử dụng đất theo giá thị trường như hiện nay thì thành phố khó có thể làm được nhà giá thấp.
Dù doanh nghiệp phản đối việc thu tiền sử dụng đất theo Nghị định 69, Trưởng ban vật giá Sở Tài chính TP HCM, Nguyễn Quốc Chiến cho rằng tiền sử dụng đất phải thu theo giá thị trường.
Theo ông Chiến, việc tính tiền sử dụng đất theo giá thị trường chỉ vướng đối với các doanh nghiệp đã mua giá đất của dân quá cao, mua đất nông nghiệp nhưng với giá đất ở. “Không thể khấu trừ tất cả các chi phí nhà đầu tư bỏ ra, như vậy nhà nước không thu được gì, khi quy hoạch và chính sách nhà nước quyết định”, ông Chiến chốt lại.
Cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính), Phạm Đình Cường hứa sẽ chuyển ý kiến của doanh nghiệp lên Bộ Tài chính. Tuy nhiên, ông cho rằng, bất động sản khó khăn như hiện nay không phải chỉ do chính sách.
Ông Cường cũng đề cập đến giải pháp để tháo gỡ vướng mắc về tiền sử dụng đất cho doanh nghiệp. Một trong các giải pháp đó là tạo điều kiện để mở rộng mô hình đấu giá đất. Tuy nhiên, để làm được việc này Nhà nước phải đẩy mạnh năng lực giải phóng mặt bằng.
Theo VnExpress
Phê bình 3 Bộ trưởng, trưởng ngành trong vụ Vinashin
“Các đồng chí bộ trưởng, trưởng ngành đã thực hiện phê bình và tự phê bình theo đúng quy định” - Vụ trưởng Vụ 2 Thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh thông báo việc thực hiện kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm lãnh đạo 3 bộ, ngành theo kết luận thanh tra Vinashin.
Vụ 2 - Vụ trưởng Vụ thanh tra nội chính và kinh tế tổng hợp là đơn vị trực tiếp tiến hành hoạt động thanh tra tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Vụ trưởng Ngô Văn Khánh cho biết, sau khi kết luận thanh tra được Thủ tướng đồng ý, công bố, việc thực hiện các kết luận, kiến nghị khắc phục sai phạm được hệ thống các cơ quan nhà nước và bản thân doanh nghiệp thực hiện rốt ráo.
Tàu Vinashin
“Sau khi có ý kiến của Thủ tướng, Vinashin đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện kết luận thanh tra về đơn vị. Các cơ quan liên quan như Tập đoàn dầu khí dù chỉ có trách nhiệm tiếp nhận các đơn vị thành viên của Vinashin theo đề án tái cơ cấu cũng thành lập những bộ phận chuyên trách thực hiện những yêu cầu kiến nghị thanh tra đưa ra” – ông Khánh cho biết.
Vụ trưởng Vụ 2 khẳng định, ngay trong quá trình thanh tra cũng hướng tới việc tái cơ cấu tập đoàn nên việc thực hiện kết luận, kiến nghị sau đó không đơn thuần là xử lý sai phạm kinh tế hay xử lý cá nhân mà tập trung vào cơ chế chính sách phục vụ đề án tái cơ cấu đơn vị mà Chính phủ đã phê duyệt.
Ông Khánh cũng nhận xét đây là một cuộc thanh tra đặc biệt khi Thanh tra Chính phủ kiến nghị và được Thủ tướng đồng ý chuyển một số nội dung, vụ việc sang cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ. Vậy nên sau khi kết thúc, cơ quan thanh tra vẫn tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra, bàn giao tài liệu, đấu tranh để làm rõ tội phạm. Kết quả nhiều cán bộ, lãnh đạo Vinashin đã bị khởi tố, điều tra, truy tố trách nhiệm hình sự.
“Trong vụ việc, không chỉ bản thân Vinashin và các thành viên mà mọi cơ quan, đơn vị liên quan đều phải chỉnh đốn quy trình quản lý cán bộ”- ông Khánh đề cập đến vấn đề xử lý trách nhiệm cá nhân trong vụ việc. Theo đó, Vụ trưởng Vụ 2 nhận định, đây là cuộc thanh tra mà tính công khai, dân chủ đặt vấn đề trách nhiệm cá nhân rất rõ khi Bộ Chính trị, Thường trực Chính phủ đã xác định trách nhiệm cá nhân lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước và thông báo công khai. Phần trách nhiệm đã kết luận, Thanh tra Chính phủ không đề cập.
Dù vậy, ngoài trách nhiệm những người trực tiếp lãnh đạo Tập đoàn, Thanh tra Chính phủ cũng kết luận trách nhiệm của 3 bộ, ngành liên quan và đề nghị Thủ tướng yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm lãnh đạo 3 bộ ngành này trong kết luận thanh tra. Trả lời câu hỏi về kết quả việc kiểm điểm này, ông Khánh cho biết: “Các đồng chí bộ trưởng, trưởng ngành đã thực hiện phê bình và tự phê bình theo đúng quy trình quy định. Vấn đề khi xem lại việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, có gì gợn lên cũng cần được kiểm điểm rút kinh nghiệm. Các bộ đã thực hiện nghiêm túc việc này và báo cáo Chính phủ, Thủ tướng”.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, Thanh tra Chính phủ chưa cập nhật chi tiết tình hình phê bình, kiểm điểm của các bộ, ngành. Vụ trưởng Ngô Văn Khánh khẳng định, trong quí 4 năm 2011 sẽ kiểm tra một cách thực tế việc thực hiện các kết luận, kiến nghị hậu thanh tra Vinashin.
Ông Khánh phân tích, các kết luận, kiến nghị đối với từng đơn vị trong hệ thống các công ty con của Vinashin lên đến hàng trăm. Thanh tra Chính phủ sẽ thực hiện chi tiết từng văn bản giao đến từng cơ quan, đơn vị này. Đây là một điểm mới sau thanh tra.
“Hãy yên tâm là việc thực hiện các kết luận kiến nghị sau thanh tra Vinashin sẽ thực hiện một cách triệt để, không chỉ ở tầm một đơn vị cụ thể xử lý trách nhiệm nọ, con người kia mà còn ở tầm vĩ mô tái cơ cấu tập đoàn” - ông Khánh nhấn mạnh.
Theo DT
------------------------------
Viettin: Một băng đảng học sinh ăn cắp 200 ngàn đồng để đi chơi game, bị bắt bỏ tù. Một băng đảng Nhà Nước, làm thiệt hại cho quốc gia 100 ngàn tỉ đồng, chỉ bị.... phê bình ?
Mùa lừa bịp... trúng đậm:
Bắt giam nguyên phó giám đốc Vietinbank Nhà Bè
Thứ năm, 13/10/2011 09:12
Vỡ lở vụ lừa khủng trên thị trường chứng khoán
1 cá nhân yêu cầu rút thông tin khỏi danh sách HĐQT của ORS
Ông Võ Anh Tuấn bị bắt giam về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.Theo Tuổi trẻ ngày 13/10, ngày 12/10, nguồn tin từ Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Võ Anh Tuấn, nguyên phó giám đốc Ngân hàng Công thương chi nhánh Nhà Bè (Vietinbank Nhà Bè), về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Theo nguồn tin, ông Tuấn chính là nhân vật thứ hai sau bà Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ của Vietinbank, đã bị bắt giam trước đó cùng tội danh trên) trong phi vụ lừa đảo chiếm đoạt hàng ngàn tỉ đồng của các tổ chức tín dụng và cá nhân.
Bước đầu, cơ quan điều tra xác định ông Tuấn và bà Như lấy danh nghĩa là đại diện Vietinbank Nhà Bè làm giả con dấu, ký hợp đồng hợp tác đầu tư với các công ty chứng khoán, bảo hiểm, sau đó yêu cầu các công ty này chuyển tiền vào các tài khoản được chỉ định.
Bằng thủ đoạn trên, bà Như và ông Tuấn đã chiếm đoạt hàng trăm tỉ đồng của các công ty chứng khoán. Ngoài ra, ông Tuấn đã giúp sức cho bà Như làm giả các hợp đồng tiền gửi với các cá nhân thế chấp cho các ngân hàng để vay hàng trăm tỉ đồng.
Không chỉ làm giả giấy tờ để lừa đảo, bà Như và ông Tuấn còn huy động rất nhiều tiền của các môi giới, nhà đầu tư cổ phiếu OTC (thị trường cổ phiếu chưa niêm yết), bất động sản với lãi suất 5%/tháng để thực hiện các dịch vụ đáo nợ ngân hàng, nhưng thực chất để lừa đảo, quỵt nợ. Cơ quan điều tra xác định số tiền mà các bị can chiếm đoạt của các tổ chức tín dụng và các cá nhân tính đến thời điểm này là khoảng 5.000 tỉ đồng. Vụ án đang được tiếp tục điều tra mở rộng.
Trong một diễn biến khác, Công ty cổ phần chứng khoán Phương Đông (ORS) vừa công bố quyết định đình chỉ tư cách thành viên HĐQT của bà Huỳnh Thị Huyền Như. Trước đó, bà Như được một nhóm cổ đông (gồm ông Đỗ Quốc Thái, bà Nguyễn Thị Lang, Nguyễn Thị Thủy và Huỳnh Mỹ Hạnh) nắm giữ 14,9% vốn cổ phần của ORS đề cử và được bầu vào làm thành viên HĐQT tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2011 của ORS vào ngày 18-5.
Chiều 12-10, một lãnh đạo ORS thừa nhận đã nhận được yêu cầu của bà Triệu Thị Hương Giang - phó tổng giám đốc một công ty nước ngoài tại TP.HCM - về việc rút toàn bộ thông tin cá nhân cũng như tên tuổi của bà Giang trong danh sách thành viên HĐQT của ORS trong khoảng thời gian từ ngày 18-5 đến 18-7, với lý do bà Giang hoàn toàn không ứng cử vào danh sách này.
Theo thông tin của chúng tôi, trong danh sách đề cử của nhóm cổ đông nêu trên, ngoài bà Như còn có tên bà Giang và cả hai cùng được bầu làm thành viên HĐQT của ORS. Tuy nhiên, bà Giang khẳng định hoàn toàn không có quan hệ với nhóm cổ đông này và rất bất ngờ khi thấy tên mình xuất hiện trong danh sách thành viên HĐQT của ORS.
Theo bà Giang, toàn bộ thông tin về việc ứng cử vào làm thành viên HĐQT của ORS và đơn từ nhiệm vào ngày 18-7 của bà Giang đều là giả mạo, các chữ ký hoàn toàn khác xa với các chữ ký trong các giao dịch chính thức của bà Giang với tư cách là phó tổng giám đốc một công ty nước ngoài.
Theo H.KHƯƠNG - H.ĐĂNG
Mùa lừa bịp... trúng đậm:
“Bão” vỡ nợ nghìn tỷ hoành hành Hà Nội
Cập nhật lúc 13h33" , ngày 13/10/2011 -
Không khí ảm đảm bao trùm cả khu chợ Phú Minh
(VnMedia) - Thị trấn nhỏ Phú Minh (Phú Xuyên, Hà Nội) vốn là thị trấn yên ả nằm ven quốc lộ 1 cách Hà Nội khoảng hơn 30km. Người dân nơi đây có cuộc sống thuần nông quanh năm chỉ biết cày cầy, làm thêm nghề phụ để kiếm sống. Ấy vậy mà, nhiều ngày nay, cả thị trấn bị “rúng động” bởi vụ vỡ nợ lớn được tạo dựng bởi hệ thống các đầu mối thu gom tiền vay của người dân.
Tâm chấn của “cơn bão” có lẽ nằm tại chợ Phú Minh (thị trấn Phú Minh), bởi theo tìm hiểu phóng viên, hiện có rất nhiều tiểu thương nhỏ trong chợ này đã tích cóp, gom góp tiền cho các đầu mối vay nặng lãi.
Lần tìm đường đến chợ Phú Minh vào đầu giờ sáng, không khí mua bán diễn ra khá vắng lặng. Theo phản ánh của người dân, bình thường chợ rất đông vui, tấp nập nhưng kể từ ngày 5/10, sau khi có thông tin chủ nợ lớn là Nguyễn Thị Cúc (SN 1979) trú ở xã Nhân Văn, huyện Phú Xuyên, Hà Nội cùng một số đầu mối vay nặng lãi lớn bỏ trốn, người dân xóm chợ hết sức hoang mang, buồn rầu bởi có rất nhiều người trong chợ đã gom góp, tích cóp tiền cho các chủ nợ vay đến giờ mới “ngã ngửa” bị vỡ nợ.
Thậm chí, nhiều người không trực tiếp cho đối tượng trên vay nhưng khi vụ việc vỡ lở mới biết những người mà mình tin tưởng cho vay tiền lại mang tiền cho các đối tương này vay để ăn chênh lệch lãi suất.
Qua tìm hiểu tình hình, được biết tại chợ Phú Minh có tiểu thương tên là Vinh đã gom tiền của các tiểu thương khác trong chợ cho Cúc vay tiền với số lượng khoảng hơn chục tỷ đồng. Tuy nhiên, sau khi Cúc bỏ trốn, nhiều người đến nhà chị Vinh để đòi tiền.
Chị H – tiểu thương quầy bán thịt lợn cho biết, chị cho người nhà vay số tiền 320 triệu đồng. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu thông tin, được biết người nhà chị đã cho chị Vinh vay tiền. "Tôi đang rất lo lắng bởi bây giờ chưa thể đòi được tiền để trả" - chị H nói.
Người dân ở đây cho rằng, có hàng trăm người đã “mắc lỡm” với Cúc, trong đó có người còn thế chấp cả nhà, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để gom tiền cho vay lấy lời...
Anh Trần Văn Thuận sống tại số nhà 31 thị trấn Phú Minh vừa khóc vừa tâm sự, sau hơn 1 năm phải nằm viện chống chọi với căn bệnh ung thư vòm họng, vợ anh ở nhà nghe những người cho vay nặng lãi chào mời đã bán hết máy móc, xe cộ để lấy tiền cho người ta vay. Bây giờ, gia đình anh rơi vào cảnh trắng tay, tài sản không còn, vợ chồng bất hòa.
“Cả gia tài bán hết để cho vay mượn, bây giờ không lấy lại được. Tôi không còn biết làm gì khi trắng tay chỉ vì cho vay nặng lãi”. Anh Thuận chua xót nói.
Sổ đỏ ngôi nhà bố đẻ Nguyễn Thị Cúc đang được cầm cố cho một hiệu vàng thị trấn Phú Minh
Bác Phi Trần Thụy - người dân sống cạnh chợ Phú Minh cho biết, nhiều ngày nay cả khu xôn xao, người ta túm năm tụm ba bàn tán hết nhà nọ, nhà kia cho vay nặng lãi. Người ít thì vài chục triệu, người nhiều lên đến vài tỷ đồng. Khổ nhất là người lao động làm thuê, làm mướn cóp nhặt cả đời được vài chục triệu đồng giờ về già rơi vào cảnh trắng tay. Rồi cả người tàn tật cũng góp tiền cho vay chỉ vì lãi suất cao.
“Chúng dùng lãi suất cao 4,5%/tháng để kích những người muốn kiếm hào cua rau buộc phải cho vay. Nhưng điều tàn nhẫn nhất là người ta đưa rất nhiều người nghèo vào tròng. Vì vậy, nếu các cơ quan chức năng không sớm vào cuộc giúp dân thì có lẽ chúng tôi hết đường sống” - bác Thụy tuyệt vọng nói.
Có một điều khá lạ lùng, khi nhóm PV chúng tôi đến tìm hiểu sự việc, nhiều tiểu thương chợ Phú Minh đã xúm lại than thở nhưng khi được hỏi đã đến cơ quan trình báo chưa thì chỉ nhận được cái lắc đầu!?
Trong khi đó, nhiều người cho rằng việc vay nợ không đủ cơ sở để trình báo vì chỉ có thỏa thuận vay giữa hai bên, không có công chứng. Có người mơ hồ rằng, nếu trình báo sau này chủ nợ biết họ không trả, có người còn không dám kêu vì sợ mất lòng người thân. Thậm chí, có gia đình vợ, chồng giấu nhau cho vay nặng lãi nên nếu khai báo sợ gia đình biết chuyện thêm đau đầu, vì "đằng nào thì tiền mất rồi"...
Không chỉ có các tiểu thương buôn bán nhỏ tại chợ Phú Minh mà các chủ tiệm vàng lớn nhất huyện Phú Xuyên cũng bị cơn bão tín dụng đen càn quyét.
Bà Phạm Thị Biển (chủ tiệm vàng Biển Nhưỡng, xã Vạn Điểm, Thường Tín) cho biết, do có mối quan hệ làm ăn từ trước với Cúc nên bà rất tin tưởng Cúc. Trong đó, đã có nhiều lần Cúc đến hỏi vay bà tiền nhưng trả rất đầy đủ. Lần gần đây nhất là ngày 24/8 âm lịch, Cúc đến nhà vay bà số tiền 2 tỷ đồng để đáo nợ ngân hàng, thời gian vay khoảng 1 tuần. Cúc có thế chấp cho bà một giấy chứng nhận quyền sở hữu đất mang tên chồng là Nguyễn Xuân Hùng, vợ là Nguyễn Thị Cúc. Tuy nhiên, đến ngày hẹn không thấy Cúc đến nhà trả, ngày 9/9 âm lịch bà đã đến nhà để đòi nợ thì được biết Cúc đã bỏ nhà đi. Khi biết bị lừa, bà đã lên cơ quan công an để trình báo sự việc hi vọng sẽ đòi được nợ.
Vợ chồng chủ tiệm vàng Hồi Chè (ngay cạnh chợ Phú Minh) cũng đang lâm vào cảnh tiền mất tật mang vì Cúc. Theo lời ông Hoàng Văn Hồi, Cúc thường xuyên đến tiệm vàng của ông để mua tư trang. Vài tuần trước, Cúc đến bảo vợ chồng ông cho vay 210 cây vàng (tương đương 9 tỷ đồng) để mua ngôi nhà ở Hà Nội. Trong đó, Cúc có nhờ bố là ông Nguyễn Viết Phơ viết giấy ủy quyền cho Cúc đặt quyển sổ đỏ ngôi nhà rộng gần 700 m2 tại thôn Nam Phú, xã Nam Phong, huyện Phú Xuyên để vay tiền. Hiện căn nhà có trị giá khoảng 7 tỷ đồng.
Thế nhưng, không hiểu sao nhiều ngày nay dân tình trong phố chợ đồn thổi gia đình ông bị vỡ nợ cùng với Cúc vì cho Cúc vay 210 cây vàng và 90 tỷ đồng, vì vậy, nhiều người dân cho ông vay tiền bây giờ cũng đổ xô đến nhà để đòi nợ.
Trước tính chất phức tạp vụ việc, ngày 11/10, Cơ quan CSĐT - Công an huyện Phú Xuyên đã ra quyết định khám nhà Nguyễn Thị Cúc. Theo xác minh ban đầu, thủ đoạn huy động tiền của Cúc là vay tiền với lãi suất cao, trung bình khoảng 4,5 %/tháng. Để lấy lòng tin của những người bị hại, Cúc luôn thể hiện thị là người giàu có, khoe khoang có nhiều nhà cửa đất đai. Cứ như vậy, Cúc đã làm cho nhiều người lóa mắt trước tài sản và tin vào uy tín của mình. Từ đó, Cúc tạo thành đường dây với nhiều cấp huy động vốn của nguời dân địa phương.
Theo phán ánh người dân tại khu chợ Phú Minh, việc gom tiền cho vay nặng lãi tại chợ Phú Minh đã âm thầm diễn ra từ lâu và đã hình thành đường dây gửi tiền từ thấp đến cao. Có nghĩa là các mối đều gom đủ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng rồi mới mang đến nhà cho Cúc vay vì Cúc không bao giờ nhận vay lẻ. Do vậy, mọi người cứ rỉ tai nhau để gom góp tiền cho vay. Đến khi sự việc vỡ lở đã gây ra phản ứng dây chuyền giống như hiệu ứng đômino khiến cả thị trấn "rúng động".
Một người tiểu thương khu chợ cho rằng, “chưa bao giờ khu chợ này lại ảm đạm đến thế. Tôi không nói ngoa, có lẽ đám tang bố mẹ chết không bị ảnh hưởng nhiều như đám vỡ nợ. Không khí u ám bao trùm, không biết đến bao lâu thị trấn này mới khôi phục lại như trước. Bởi vì từ người bé cho đến người lớn người, người ít tiền, nhiều tiền đều dính vào việc này. Để khôi phục kinh tế khu chợ này chắc còn mất nhiều năm, theo ước tính tổng số tiền vụ vỡ nợ này có lẽ phải bằng thu nhập cả khu chợ trong vòng 15 năm nữa” - ông Hòa cho biết...
Anh Đào
Mùa lừa bịp... trúng đậm:
Một sĩ quan quân đội nghỉ phép ôm nợ hơn 20 tỉ đồng
Mấy ngày qua, nhiều người liên tục đến nhà đại úy Lâm Quyết Thắng - Đại đội trưởng đại đội tăng thiết giáp - Bộ chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Cà Mau (ngụ khóm 4, P.6, TP Cà Mau) để đòi nợ nhưng căn nhà này khóa cửa im lìm từ 2- 10 đến nay.
Tiếp xúc với PV, nhiều chủ nợ của vợ chồng ông Thắng và bà Thái Thị Hồng Diễm (nhân viên hợp đồng của Bộ CHQS tỉnh Cà Mau) bức xúc cho rằng mình bị lừa. Anh Phan Văn Tùng, láng giềng của ông Thắng nói: “Vợ chồng chú Thắng mượn tôi tổng cộng 610 triệu đồng. Mỗi lần đưa tiền cho chú Thắng thì chú trả ngay tiền lãi”.
Anh Dương Thành Hổ sát nhà đại úy Thắng bần thần: “Tiền bạc vợ chồng tôi dành dụm được, đều đã đưa hết cho vợ chồng anh Thắng, tổng cộng là 257 triệu và 7 chỉ vàng".
Với kịch bản huy động vốn cho các tài xế của tỉnh đội vay để đi buôn xe SH với lãi suất 30 - 40% và trả lãi rất đúng hẹn, cùng với "mác" là sĩ quan quân đội nên vợ chồng ông Thắng rất dễ lấy lòng tin của nhiều người. Cô Lâm Thanh Hà, ngụ P.6, TP Cà Mau kể: “Chỗ quen biết nên lần nào cô Diễm điện thoại nói cần tiền, tôi cũng gom góp đưa. Số tiền tôi đã đưa cho vợ chồng chú Thắng là 518 triệu". Chị Thanh (xã Khánh An, H. U Minh) cũng gom góp tiền dành dụm và mượn thêm của bà con tổng cộng 870 triệu đưa cho vợ chồng đại úy Thắng.
Nhiều trường hợp khác như chị Võ Thị Minh Châu (ngụ P.5, TP Cà Mau) đã đưa 356 triệu; chị Nguyễn Thị Bớt, láng giềng ông Thắng 360 triệu… Khi nghe tin vợ chồng ông Thắng bặt tăm cùng món nợ khổng lồ, nhiều người đứng ngồi không yên, mất ăn mất ngủ... Chị Thái Thị Bình, chị ruột của Diễm nghẹn ngào: “Là em út, nghe nó than gặp khó trong làm ăn, thương em, tôi cầm nhà, đất và hỏi thêm bên ngoài hơn 400 triệu đồng. Thậm chí cha chồng gửi tôi hơn 10 triệu tôi cũng lén đưa hết. Chưa hết, nó còn kêu tôi đi vay giùm 550 triệu nữa. Giờ tôi không biết phải làm sao”.
Theo nguồn tin riêng, qua danh sách thống kê nợ ban đầu (đơn vị ông Thắng thông kê) thì vợ chồng ông Thắng hiện đang mắc nợ khoảng 22 tỉ đồng. Ông Thắng có viết thư để lại trong hộc bàn làm việc, nhờ đồng nghiệp nhận lương trả nợ giùm 2 đồng nghiệp trong đơn vị và nói mình sẽ xin ra quân.
Chiều 8.10, đại tá Nguyễn Hoàng Mẫu - Phó tham mưu trưởng Bộ CHQS tỉnh Cà Mau cho biết: “Chúng tôi đã nhận được nhiều thông tin về chuyện nợ nần của sĩ quan Lâm Quyết Thắng và đơn tố cáo của các chủ nợ. Tuy nhiên, đồng chí Thắng đang trong thời gian nghỉ phép (từ 2 - 25- 10) nên chưa thể làm việc để xác minh và cung cấp thông tin cho báo chí được”.
Theo Thanh Niên
Mùa lừa bịp... trúng đậm:
Nợ lương công nhân, giám đốc “biến mất”
Xin nghỉ việc không xong, quyền lợi thì có nguy cơ bị treo, hàng trăm công nhân rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan trong khi nợ vây ngập đầu
“Giám đốc không có mặt ở Việt Nam trong khi phó giám đốc điều hành cũng cao chạy xa bay từ lâu nên công nhân (CN) chẳng biết bám ai để đòi quyền lợi”. Đây là nội dung đơn khiếu nại của hàng trăm CN Công ty Miso Vina (100% vốn Hàn Quốc, quận Bình Tân - TPHCM) gửi các cơ quan chức năng TPHCM và quận Bình Tân mới đây.
Công nhân Công ty Miso Vina kéo đến đòi quyền lợi vào sáng 7-10
Đi cũng dở, ở chẳng xong
Công ty Miso Vina hoạt động từ tháng 3-2007 do ông Kim Doo Sik làm giám đốc. Tuy nhiên, trên thực tế, công tác quản lý công ty đều do ông Lee Kyooh Chul, phó giám đốc điều hành, đảm trách. Ông Lee Kyooh Chul cũng là người đứng ra ký hợp đồng lao động và trả lương cho CN. Thời gian đầu, hoạt động sản xuất tại công ty tương đối suôn sẻ. Tuy nhiên, từ tháng 6-2011, khi giữa ông Kim Doo Sik và ông Lee Kyooh Chul xảy ra mâu thuẫn, tình hình sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp bị đình trệ. CN càng lo lắng hơn khi ông Lee Kyooh Chul xin nghỉ việc và chuyển một số thiết bị máy móc đi nơi khác. Cũng từ thời điểm này, đơn hàng bắt đầu ít dần, CN thiếu việc làm thường xuyên. “Có tháng, chỉ làm 10 đến 15 ngày, sau đó chờ việc. Nhưng đáng nói là công ty không trả lương khiến CN hết sức khốn đốn”- CN Nguyễn Thị Sai cho biết.
Quá chán nản với cảnh thiếu việc làm, bị nợ lương thường xuyên, gần 200 CN đã nộp đơn xin nghỉ việc, yêu cầu công ty chi trả trợ cấp thôi việc (từ năm 2008 trở về trước) và chốt sổ BHXH. Tuy nhiên, các kiến nghị trên không được giải quyết. Khi CN liên tục phản ứng, dọa kiện ra tòa, một người Hàn Quốc tên Park tự xưng là đại diện lãnh đạo công ty đứng ra hứa sẽ giải quyết đầy đủ lương, chốt sổ BHXH cho CN vào cuối tháng 9-2011. Nhưng đây chỉ là lời hứa suông.
Mất trắng quyền lợi
Bức xúc vì quyền lợi bị “treo”, ngày 4-10, CN đã kéo đến Công ty TNHH Đại Liên Minh (huyện Bình Chánh - TPHCM) - nơi ông Lee Kyooh Chul đang làm việc - để đòi quyền lợi vì cho rằng ông có liên quan. Do xác định ông Lee Kyooh Chul không có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan nên các cơ quan chức năng huyện Bình Chánh đã thuyết phục CN ra về. Qua kiểm tra, LĐLĐ quận Bình Tân phát hiện công ty còn nợ gần 400 triệu đồng lương tháng 8-2011 và 15 ngày lương tháng 9-2011 của CN, chưa kể nợ BHXH.
Sau vụ việc trên, được sự động viên của LĐLĐ quận Bình Tân, tập thể CN kiên nhẫn chờ đợi phản hồi từ người có trách nhiệm của doanh nghiệp. Song đến nay, tổng giám đốc Kim Doo Sik vẫn biệt tăm. CN cho biết ông ta đang ở Hàn Quốc. Mới đây, vào ngày 7-10, CN được thông báo có đơn hàng mới nên rất vui mừng, nghĩ rằng sản xuất đã được phục hồi. Nhưng thực tế đó chỉ là những mã hàng đang làm dở dang lúc trước. Thấy vậy, CN từ chối làm việc thì bị quản lý xưởng hăm dọa nếu không làm việc sẽ không giải quyết lương và các chế độ khác. “Ép CN làm việc trong khi tiền lương trước đây không trả, rõ ràng lãnh đạo công ty đã cố tình lừa gạt, cư xử vô trách nhiệm với CN”- nữ CN Võ Thị Tuyết Nga bức xúc.
TP - Sáng 12-10, hơn 1.000 công nhân Cty TNHH MTV Con đường xanh (The Blues) tại khu công nghiệp Hòa Khánh, lãn công đòi tăng lương.
Theo các công nhân, Cty hợp đồng trả lương theo tháng (2,5 – 3 triệu đồng/tháng) nhưng thực tế lại tính lương theo đơn giá sản phẩm, khiến thu nhập thực tế chỉ còn 1,7 - 2 triệu đồng/tháng.
Ngoài ra, nhiều công nhân phản ánh việc làm quá giờ (10 tiếng/ngày) mà không được tính thêm tiền; không được hưởng phụ cấp xăng xe, tiền chuyên cần … Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH đã yêu cầu Cty giải thích rõ các vướng mắc trên.
Trước đó, ngày 6-10, hàng trăm công nhân thuộc phân xưởng may của Cty may Phong Phú tại khu công nghiệp Hòa Khánh lãn công để yêu cầu giải quyết bất cập về tiền lương, phụ cấp.
Nguyễn Huy
Tỷ giá lên cao nhất kể từ cuối tháng 5
Tác giả: Phước Hà
Bài đã được xuất bản.: 13/10/2011 09:40 GMT+7
(VEF.VN) - Ngân hàng Nhà nước vừa công bố tăng tỷ giá VND/USD thêm 10 đồng, lên 20.678 đồng. Đây là mức tỷ giá bình quân cao nhất kể từ cuối tháng 5.
Trong những ngày đầu tháng 10, đã có 5 lần điều chỉnh tăng tỷ giá, tổng cộng 50 đồng, từ mức 20.628 đồng duy trì suốt hơn 1 tháng trước đó.
Tỷ giá USD thương mại ở các ngân hàng tiếp tục được điều chỉnh lên ở áp sát trần. Tỷ giá phổ biến bán ra là 20.885 đồng. Cụ thể, tại ngân hàng BIDV, tỷ giá hôm nay là 20.870 - 20.885 đồng, tăng 10 đồng cả hai chiều so với hôm qua. Tại ngân hàng Eximbank, 20.875 - 20.885 đồng, tăng 20 đồng mua vào và 10 đồng bán ra so với hôm qua.
Trên thị trường USD tự do ở Hà Nội, tỷ giá chưa có nhiều biến động và giữ nguyên so với ngày hôm qua. Cụ thể, đầu giờ sáng, USD được giao dịch tự do ở mức 21.420 - 21.480 đồng/USD.
Trên thị trường vàng, sáng 13/10, SJC niêm yết giá 43,9 - 44,2 triệu đồng, tăng thêm khoảng 100 ngàn đồng/lượng so với mức giá 43,8 - 44,12 triệu đồng/lượng của chiều ngày hôm qua.
Trong khi đó, Bảo Tín Minh Châu có giá cao hơn, ở mức 44,05 - 44,3 triệu đồng/lượng. Doji niêm yết giá vàng 44,15 - 44,3 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới cập nhật đầu giờ sáng nay là 1.680 USD/ounce tương đương 42,3 triệu đồng/lượng. Như vậy, khoảng cách giá trong nước và quốc tế đã xác lập ở mức 2 triệu đồng sau 3 ngày đổi chiều tăng theo giá thế giới. Do giá thế giới tăng, sau những ngày cả thị trường nhìn về giá SJC để đặt giá thì nay đã xuất hiện nhiều mức giá chênh lệch khác nhau tại các hàng vàng lớn.
Trong khi đó, trên thị trường thế giới, giá vàng đã tăng lên 1.682,6 USD/ounce, cao nhất trong vòng hai tuần qua. Đóng cửa phiên ngày 12/10, giá vàng giao ngay tăng 0,8% lên 1.678,8 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 12 tăng 21,6% lên 1.682,6 USD/ounce. Trong phiên, có lúc giá vàng lên tới 1.693 USD/ounce.
Vốn ngân hàng sụt giảm
Lần đầu tiên kể từ đầu năm tới nay, lượng vốn huy động và cho vay của hệ thống ngân hàng cùng giảm trong tháng 9, khi Ngân hàng Nhà nước bắt đầu quyết liệt xử lý vi phạm trần lãi suất.
Báo cáo quý III của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tính đến 23/9, tín dụng đối với nền kinh tế tăng 8,16% so với cuối năm 2010 nhưng lại giảm 0,94% so với tháng 8. Trong đó VND giảm 0,49% và ngoại tệ giảm 2,27%. Tăng trưởng vốn huy động cũng giảm 1,07% so với tháng 8 trước đó, dù so với cuối năm trước tăng 9,82%.
Đây là lần đầu tiên từ đầu năm, cả huy động và cho vay đều giảm. Động thái này xuất hiện sau khi Ngân hàng Nhà nước có những biện pháp can thiệp vào thị trường tiền tệ. Trước đó, hồi tháng 9, hàng loạt các văn bản được đưa ra, trong đó nổi bật nhất là Chỉ thị 02 quy định hình phạt đối với đơn vị lách trần lãi suất và Thông tư 30 "trảm" lãi suất cao theo tuần, ngày đồng thời xử lý một số trường hợp vi phạm.
Bà Dương Thu Hương, Tổng thư ký Hiệp hội ngân hàng cũng thông tin, tính đến 12/9, thống kê toàn ngành ngân hàng cho thấy tốc độ tăng trưởng nguồn vốn là 10,72% trong khi tăng tín dụng là 8,63%. Đây là tín hiệu mừng và là cơ hội để lập lại trật tự trên thị trường tiền tệ, Tổng thư ký Hiệp hội ngân hàng nhận xét.
Nhiều ngân hàng cũng xác nhận, từ đầu tháng 10 đến nay, tốc độ giảm huy động vốn chậm hơn so với trước. Cách đây hơn một tháng, khi nhiều ngân hàng đồng thuận cam kết chấp hành nghiêm Chỉ thị 02, lượng vốn huy động giảm mạnh tại cả những ngân hàng quy mô nhỏ và lớn. Có ngân hàng thương mại cổ phần than mức giảm lên tới 20% so với trước. Tuy vậy, từ đầu tháng 10, xu hướng giảm đã có phần dịu hơn, thậm chí tiền gửi dưới 1 tỷ từ dân cư có nhích lên.
Số liệu báo cáo hoạt động quý III của Ngân hàng Nhà nước cũng cho thấy lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng tương đối ổn định và có xu hướng giảm. Trước đó, trong tuần đầu tháng 9, lãi suất liên ngân hàng tăng đột biến. Khi được hỗ trợ thanh khoản kịp thời, lãi suất này giảm dần và ổn định ở 12-13% một năm (kỳ hạn qua đêm), 13,5-14% (1-2 tuần), 14,5-15% (1 tháng).
Tuệ Minh
Ngân Hàng Nhà Nước bơm ròng 9.000 tỉ đồng qua OMO trong 3 ngày
Một số ngân hàng thương mại cho biết, mức lãi suất kỳ hạn qua đêm trên thị trường liên ngân hàng dao động 15- 16%/năm, kỳ hạn một tuần ở mức 16,5 - 17%/năm.
Theo thông tin từ các ngân hàng thương mại, trong ba ngày đầu tuần này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã bơm ròng 9.000 tỉ đồng qua thị trường mở (OMO). Trong khi đó, lãi suất cho vay tiền đồng qua đêm trên thị trường liên ngân hàng đã tăng tới 18,5%/năm với kỳ hạn một tháng trong ngày 11 và 12/10.
Cụ thể, một số ngân hàng thương mại cho biết, mức lãi suất kỳ hạn qua đêm trên thị trường liên ngân hàng dao động 15- 16%/năm, kỳ hạn một tuần ở mức 16,5 - 17%/năm, hai tuần ở mức 17- 18%/năm, một tháng ở mức 17,5- 18,5%/năm. Mức lãi suất liên ngân hàng tăng khoảng một điểm phần trăm ở các kỳ hạn so với khoảng thời gian khá dài trước đó hai ngày.
Trong đó, ngày 10, 11 và 12-10, số tiền được cơ quan này bơm ra thị trường lần lượt là 2.000 tỉ, 2.000 tỉ và 5.000 tỉ đồng. Riêng ngày 11-10, đã có 31 ngân hàng tham gia thị trường mở và tổng nhu cầu đi vay của các ngân hàng thương mại là 31.558 tỉ đồng, bằng 10,52 lần giá trị chào ra của Ngân hàng Nhà nước.
Một trong những nguyên nhân của hiện tượng này là do thanh khoản của các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, do lượng tiền bơm ròng trên thị trường mở đã tăng lên nên lãi suất này được dự báo sẽ giảm nhẹ.
Động thái bơm ròng trên thị trường mở của NHNN nhằm tiếp tục bảo đảm tính thanh khoản cho hệ thống ngân hàng cũng như giảm bớt sự tăng nóng của mặt bằng lãi suất sau khi lãi suất tái cấp vốn và lãi suất cho vay trong thanh toán điện tử liên ngân hàng được nâng lên và thêm sức nóng trên thị trường ngoại hối.
Trong tuần trước, từ ngày 3 đến ngày 7-10, NHNN đã hút ròng về 13.000 tỉ đồng qua thị trường mở. Cụ thể, 27.000 tỉ đồng được hút về sau khi cho vay ra cách đây hai tuần (đáo hạn) và 14.000 tỉ đồng được cho vay mới với lãi suất 14%/năm cho kỳ hạn 14 ngày. Hai tuần trước đó, NHNN liên tục bơm ròng trên thị trường mở.
Các chuyên gia cho rằng việc NHNN tăng các mức lãi suất chủ chốt có tác động tâm lý và mang tính định hướng với lãi suất thị trường, và việc này có thể sẽ tạo sức ép khiến lãi suất cho vay khó hạ trong ngắn hạn.
Các ngân hàng nhỏ thường không nắm giữ nhiều giấy tờ có giá nên việc huy động thanh khoản chủ yếu phụ thuộc vào vay liên ngân hàng và tái cấp vốn. Việc tăng chi phí vay mượn của NHNN sẽ ảnh hưởng đến thanh khoản các ngân hàng nhỏ nhiều nhất.
Theo một thống kê của ngân hàng thương mại, NHNN đã bơm ròng khoảng 28.000 tỉ đồng trên thị trường mở trong tháng 9. Các chuyên gia dự báo các ngân hàng hiện đang trong giai đoạn thận trọng và gần như sẽ thắt chặt hơn các quy trình tín dụng và hạn chế lại hầu hết các nguồn tiền dễ dãi.
Theo TBKTSG
48.000 doanh nghiệp phá sản, không bi đát?
- Sau khi đọc bài: 48.000 doanh nghiệp phá sản, không phải con số “bi đát”, nhiều bạn đọc đã gửi email phản hồi đến Báo VietNamNet.
Không tin vào con số 48.000 doanh nghiệp phá sản, emailtu.truongxuan68@gmail.com viết: Tôi nghĩ rằng cả nước có gần 600.000 doanh nghiệp thì phải đến 200.000 doanh nghiệp bị phá sản mới đúng, vì có rất nhiều doanh nghiệp gần như không thể hoạt động được. Và còn khoảng 200.000 doanh nghiệp ở vào thế hoạt động cầm chừng, gần bờ vực phá sản. Nếu tình hình kinh tế vĩ mô không cải thiện thì sẽ còn nhiều vụ phá sản nữa.
Bạn đọc này đề nghị: Đã đến lúc chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật để có giải pháp trợ giúp doanh nghiệp vựợt qua khó khăn chứ không chỉ là giảm thuế.
Từ thực tế của đơn vị mình, email tinhlx@opple.com.vn chia sẻ: Bản thân công ty tôi đã thành lập được 6 năm, đã có nhiều kinh nghiệm chống đỡ từ năm 2008. Nhưng đến năm 2011 quả thật là khó khăn hơn nhiều lần. Không ký hợp đồng với khách hàng thì không có việc làm cho người lao động, mà càng ký càng lỗ.
Khó khăn của doanh nghiệp được bạn đọc này nêu ra là lãi suất: “Thống đốc ngân hàng bảo giảm lãi suất xuống 19%. Hỏi thử có ngân hàng nào cho vay với lãi suất đấy không? Nhất là các ngân hàng TMCP. Tôi nghĩ nếu cứ như thế này đến cuối năm có đến 50% doanh nghiệp sẽ phá sản và tạm dừng. Và từng đó người lao động sẽ thất nghiệp hoặc làm không đủ ăn”.
“Nhà nước nên có chính sách sớm để khắc phục tình trạng trên” bạn đọc này đề nghị.
Email quocbao85@yahoo.com.vn chia sẻ: Chính phủ neo chặt tỷ giá USD trong khi đó nền kinh tế lạm phát (cung tiền lớn) dẫn đến tiền Việt Nam lên giá với USD, hàng sản suất trong nước quá đắt so với các nước trên thế giới hàng hoá không bán được dẫn đến các công ty phá sản hàng loạt. Theo tôi phải tháo nút thắt tỷ giá, nếu không, còn nhiều doanh nghiệp lên “đoạn đầu đài”.
Nhìn từ góc độ “bị phân biệt đối xử”, email cocoly@gmail.com viết: Doanh nghiệp nào làm ăn được nhưng không được nhà nước bảo trợ thì phá sản thôi, tội nghiệp cho doanh nghiệp tư nhân!
Cùng cảm nhận như trên, email ahr.sales@gmail.com viết: Có ai thương xót cho con số 48.000 doanh nghiệp phá sản không, hay chỉ có 48.000 người chủ doanh nghiệp và gia đình của họ kêu trời không thấu, cộng với số lượng người lao động trong những doanh nghiệp đó lao đao không có việc làm?
Bạn camlohalong@gmail.com chia sẻ nỗi lo lắng: Tôi học ra trường và thành lập doanh nghiệp được 2 năm. Trong khoảng thời gian đó tôi cũng đã thấm thía nỗi khổ thiếu vốn của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hàng ngày phải gồng mình chống chọi với lạm phát, lo việc làm cho hàng vạn lao động phổ thông, lao động nông thôn. Trong thời gian đến, số phận của các doanh nghiệp và lao động này đi về đâu? Hàng vạn lao động lên thành phố kiếm việc làm, bây giờ hàng vạn người này về đâu?
Vì vậy, nghe “các ông” bảo đây là “cuộc sàng lọc có lợi”, bạn đọc này bức xúc đặt câu hỏi: Những người lao động kia rơi xuống hố bùn lầy chẳng lẽ cũng “có lợi”?
Bạn tanquyet@gmail.com nhìn nhận về yếu kém nội tại của doanh nghiệp: Hầu hết các ông chủ doanh nghiệp đều rất yếu về năng lực quản lý tài chính, nhân sự, tổ chức sản xuất...dẫn đến chi phí trong giá thành cao và chất lượng hàng hóa thấp, do đó mà phá sản.
Tỏ ra "cứng cáp” hơn, email hai@yahoo.com đề cập trách nhiệm của doanh nghiệp:Vấn đề không phải ngồi đợi nhà nước cứu, mà các doanh nghiệp phải tự cứu mình trước. Muốn không rơi vào cảnh phá sản thì phải nâng cao năng lực cạnh tranh, quản trị tốt doanh nghiệp. Nếu giá trị sản xuất một mặt hàng của Việt Nam mà cao hơn của nước khác thì phá sản là phải thôi, không trách ai được!
Doanh nghiệp địa ốc kêu khổ vì tiền sử dụng đất quá cao
Cho rằng tính tiền sử dụng đất theo giá thị trường theo Nghị định 69 sẽ đẩy giá nhà đất lên cao, doanh nghiệp địa ốc TP HCM phản ánh, với đà này họ chỉ còn cách chịu lỗ hoặc dừng đầu tư.
Nghị định 69 do Chính phủ ban hành ngày 13/8/2009 về việc thu tiền sử dụng đất theo giá thị trường đối với các doanh nghiệp khi thực hiện các dự án nhà ở và có hiệu lực từ ngày 1/10/2009.
Trước đây, khi thực hiện dự án bất động sản, doanh nghiệp đóng tiền sử dụng đất dựa theo bảng giá đất hằng năm do UBND TP HCM ban hành (chỉ bằng 20% đến 30% giá thị trường). Tiền bồi thường giải phóng mặt bằng cũng được khấu trừ vào tiền sử dụng đất. Hiện nay, áp dụng theo Nghị định 69, việc tính tiền sử dụng đất được căn cứ vào giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế theo giá thị trường.
Khó khăn cho đơn vị phát triển bất động sản tại TP HCM là bù trừ các chi phí hạ tầng, bồi thường giải phóng mặt bằng, tiền sử dụng đất thì giá thành dự án bị đẩy lên quá cao. Ngoài ra, thời gian thuê một công ty định giá đất phải mất 2 tháng cho khâu đầu tiên và quá trình tính toán phải mất 5-6 tháng mới xong khung giá đầu tiên. Còn doanh nghiệp nào đã bán sản phẩm thì không thể làm sổ đỏ vì không có tiền đóng tiền sử dụng đất. Chính vì vậy, hầu như tất cả các doanh nghiệp bất động sản tại TP HCM đều không đồng tình với việc thu tiền sử dụng đất theo giá thị trường.
Giám đốc Công ty TNHH địa ốc Đất Lành, Nguyễn Văn Đực chia sẻ, ông đầu tư 51 tỷ đồng cho 10.000 m2 đất ở quận 12, quy hoạch có khoảng 3.000 m2 là đất ở, 4.000 m2 là đất giao thông, còn lại công trình công cộng. Giá quy định của nhà nước 200.000 đồng mỗi m2. Song dù doanh nghiệp đã bồi thường 4 triệu đồng nhưng người dân đòi 14 triệu đồng mỗi m2. "Với suất đầu tư trên, chủ đầu tư dự tính phải bán 17 triệu đồng mỗi m2. Giá này người có thu nhập trung bình cũng khó tiếp cận", ông Đực nói.
Trong khi đó, Tổng giám đốc Công ty phát triển nhà Thủ Đức Lê Chí Hiếu phân tích, đối với kinh doanh bất động sản, giá đất chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu giá. Vì vậy chính sách đất đai đóng vai trò rất quan trọng. Ông cho rằng: "Nộp tiền sử dụng đất theo giá thị trường nhưng khái niệm giá thị trường của Việt Nam không có thước đo và bị đẩy lên rất cao".
Ông Hiếu dẫn chứng, ở quận 2, đất nông nghiệp đòi đền bù vài chục triệu đồng mỗi m2. Đất nông nghiệp huyện Củ Chi cũng lên đến 6-8 triệu đồng mỗi m2. Người dân kì vọng giá trị đất đã đầu tư hoàn chỉnh nên tính toán đền bù phải được tối thiểu 50% giá đất hạ tầng hoàn chỉnh.
Chuyên gia này nhận định, chính sách không phân biệt khu đất xa hay gần có hạ tầng phát triển hay chưa vẫn thu như nhau. Nhà đầu tư phải bỏ tiền hạ tầng dù đã đóng tiền sử dụng đất. Thêm vào đó, khi doanh nghiệp thuê tư vấn thẩm định giá đất thì mỗi nơi tính phương pháp tính khác nhau, giá không chuẩn. "Nếu áp hệ số k để tính tiền sử dụng đất thì không phải tốn thời gian, giảm được chi phí tiện lợi cho doanh nghiệp", ông Hiếu đề xuất.
Nhiều doanh nghiệp bất động sản tại TP HCM còn dự báo thêm, nếu tính tiền sử dụng đất theo giá thị trường thì người chịu thiệt thòi cuối cùng chính là người dân.
Tổng giám đốc Công ty TNHH xây dựng sản xuất thương mại Tài Nguyên, Vũ Anh Tâm phân tích, thực chất việc thu tiền sử dụng đất là đánh thuế vào người tiêu dùng và doanh nghiệp chỉ đại diện thu. Áp lực này cuối cùng sẽ đẩy lên đầu người mua nhà. "Vậy thì làm sao chính sách hỗ trợ tạo được giá hàng hóa vừa sức mua của nhiều người?", ông Tâm đặt vấn đề.
Tổng giám đốc Công ty Lê Thành, Lê Hữu Nghĩa lập luận: "Không thể nào tìm được giá thị trường vì còn tùy thuộc vào nhu cầu bán đất của người dân. Trong khi hàng năm thành phố xây dựng bảng giá đất tốn nhiều công sức, tiền của nhưng không được áp dụng trong tất cả các trường hợp, vậy thì quá uổng phí". Theo ông Nghĩa, với cách tính tiền sử dụng đất theo giá thị trường như hiện nay thì thành phố khó có thể làm được nhà giá thấp.
Dù doanh nghiệp phản đối việc thu tiền sử dụng đất theo Nghị định 69, Trưởng ban vật giá Sở Tài chính TP HCM, Nguyễn Quốc Chiến cho rằng tiền sử dụng đất phải thu theo giá thị trường.
Theo ông Chiến, việc tính tiền sử dụng đất theo giá thị trường chỉ vướng đối với các doanh nghiệp đã mua giá đất của dân quá cao, mua đất nông nghiệp nhưng với giá đất ở. “Không thể khấu trừ tất cả các chi phí nhà đầu tư bỏ ra, như vậy nhà nước không thu được gì, khi quy hoạch và chính sách nhà nước quyết định”, ông Chiến chốt lại.
Cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính), Phạm Đình Cường hứa sẽ chuyển ý kiến của doanh nghiệp lên Bộ Tài chính. Tuy nhiên, ông cho rằng, bất động sản khó khăn như hiện nay không phải chỉ do chính sách.
Ông Cường cũng đề cập đến giải pháp để tháo gỡ vướng mắc về tiền sử dụng đất cho doanh nghiệp. Một trong các giải pháp đó là tạo điều kiện để mở rộng mô hình đấu giá đất. Tuy nhiên, để làm được việc này Nhà nước phải đẩy mạnh năng lực giải phóng mặt bằng.
Theo VnExpress
Phê bình 3 Bộ trưởng, trưởng ngành trong vụ Vinashin
“Các đồng chí bộ trưởng, trưởng ngành đã thực hiện phê bình và tự phê bình theo đúng quy định” - Vụ trưởng Vụ 2 Thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh thông báo việc thực hiện kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm lãnh đạo 3 bộ, ngành theo kết luận thanh tra Vinashin.
Vụ 2 - Vụ trưởng Vụ thanh tra nội chính và kinh tế tổng hợp là đơn vị trực tiếp tiến hành hoạt động thanh tra tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Vụ trưởng Ngô Văn Khánh cho biết, sau khi kết luận thanh tra được Thủ tướng đồng ý, công bố, việc thực hiện các kết luận, kiến nghị khắc phục sai phạm được hệ thống các cơ quan nhà nước và bản thân doanh nghiệp thực hiện rốt ráo.
“Sau khi có ý kiến của Thủ tướng, Vinashin đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện kết luận thanh tra về đơn vị. Các cơ quan liên quan như Tập đoàn dầu khí dù chỉ có trách nhiệm tiếp nhận các đơn vị thành viên của Vinashin theo đề án tái cơ cấu cũng thành lập những bộ phận chuyên trách thực hiện những yêu cầu kiến nghị thanh tra đưa ra” – ông Khánh cho biết.
Vụ trưởng Vụ 2 khẳng định, ngay trong quá trình thanh tra cũng hướng tới việc tái cơ cấu tập đoàn nên việc thực hiện kết luận, kiến nghị sau đó không đơn thuần là xử lý sai phạm kinh tế hay xử lý cá nhân mà tập trung vào cơ chế chính sách phục vụ đề án tái cơ cấu đơn vị mà Chính phủ đã phê duyệt.
Ông Khánh cũng nhận xét đây là một cuộc thanh tra đặc biệt khi Thanh tra Chính phủ kiến nghị và được Thủ tướng đồng ý chuyển một số nội dung, vụ việc sang cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ. Vậy nên sau khi kết thúc, cơ quan thanh tra vẫn tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra, bàn giao tài liệu, đấu tranh để làm rõ tội phạm. Kết quả nhiều cán bộ, lãnh đạo Vinashin đã bị khởi tố, điều tra, truy tố trách nhiệm hình sự.
“Trong vụ việc, không chỉ bản thân Vinashin và các thành viên mà mọi cơ quan, đơn vị liên quan đều phải chỉnh đốn quy trình quản lý cán bộ”- ông Khánh đề cập đến vấn đề xử lý trách nhiệm cá nhân trong vụ việc. Theo đó, Vụ trưởng Vụ 2 nhận định, đây là cuộc thanh tra mà tính công khai, dân chủ đặt vấn đề trách nhiệm cá nhân rất rõ khi Bộ Chính trị, Thường trực Chính phủ đã xác định trách nhiệm cá nhân lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước và thông báo công khai. Phần trách nhiệm đã kết luận, Thanh tra Chính phủ không đề cập.
Dù vậy, ngoài trách nhiệm những người trực tiếp lãnh đạo Tập đoàn, Thanh tra Chính phủ cũng kết luận trách nhiệm của 3 bộ, ngành liên quan và đề nghị Thủ tướng yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm lãnh đạo 3 bộ ngành này trong kết luận thanh tra. Trả lời câu hỏi về kết quả việc kiểm điểm này, ông Khánh cho biết: “Các đồng chí bộ trưởng, trưởng ngành đã thực hiện phê bình và tự phê bình theo đúng quy trình quy định. Vấn đề khi xem lại việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, có gì gợn lên cũng cần được kiểm điểm rút kinh nghiệm. Các bộ đã thực hiện nghiêm túc việc này và báo cáo Chính phủ, Thủ tướng”.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, Thanh tra Chính phủ chưa cập nhật chi tiết tình hình phê bình, kiểm điểm của các bộ, ngành. Vụ trưởng Ngô Văn Khánh khẳng định, trong quí 4 năm 2011 sẽ kiểm tra một cách thực tế việc thực hiện các kết luận, kiến nghị hậu thanh tra Vinashin.
Ông Khánh phân tích, các kết luận, kiến nghị đối với từng đơn vị trong hệ thống các công ty con của Vinashin lên đến hàng trăm. Thanh tra Chính phủ sẽ thực hiện chi tiết từng văn bản giao đến từng cơ quan, đơn vị này. Đây là một điểm mới sau thanh tra.
“Hãy yên tâm là việc thực hiện các kết luận kiến nghị sau thanh tra Vinashin sẽ thực hiện một cách triệt để, không chỉ ở tầm một đơn vị cụ thể xử lý trách nhiệm nọ, con người kia mà còn ở tầm vĩ mô tái cơ cấu tập đoàn” - ông Khánh nhấn mạnh.
Theo DT
------------------------------
Viettin: Một băng đảng học sinh ăn cắp 200 ngàn đồng để đi chơi game, bị bắt bỏ tù. Một băng đảng Nhà Nước, làm thiệt hại cho quốc gia 100 ngàn tỉ đồng, chỉ bị.... phê bình ?
Mùa lừa bịp... trúng đậm:
Bắt giam nguyên phó giám đốc Vietinbank Nhà Bè
Thứ năm, 13/10/2011 09:12
Vỡ lở vụ lừa khủng trên thị trường chứng khoán
1 cá nhân yêu cầu rút thông tin khỏi danh sách HĐQT của ORS
Ông Võ Anh Tuấn bị bắt giam về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.Theo Tuổi trẻ ngày 13/10, ngày 12/10, nguồn tin từ Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Võ Anh Tuấn, nguyên phó giám đốc Ngân hàng Công thương chi nhánh Nhà Bè (Vietinbank Nhà Bè), về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Theo nguồn tin, ông Tuấn chính là nhân vật thứ hai sau bà Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ của Vietinbank, đã bị bắt giam trước đó cùng tội danh trên) trong phi vụ lừa đảo chiếm đoạt hàng ngàn tỉ đồng của các tổ chức tín dụng và cá nhân.
Bước đầu, cơ quan điều tra xác định ông Tuấn và bà Như lấy danh nghĩa là đại diện Vietinbank Nhà Bè làm giả con dấu, ký hợp đồng hợp tác đầu tư với các công ty chứng khoán, bảo hiểm, sau đó yêu cầu các công ty này chuyển tiền vào các tài khoản được chỉ định.
Bằng thủ đoạn trên, bà Như và ông Tuấn đã chiếm đoạt hàng trăm tỉ đồng của các công ty chứng khoán. Ngoài ra, ông Tuấn đã giúp sức cho bà Như làm giả các hợp đồng tiền gửi với các cá nhân thế chấp cho các ngân hàng để vay hàng trăm tỉ đồng.
Không chỉ làm giả giấy tờ để lừa đảo, bà Như và ông Tuấn còn huy động rất nhiều tiền của các môi giới, nhà đầu tư cổ phiếu OTC (thị trường cổ phiếu chưa niêm yết), bất động sản với lãi suất 5%/tháng để thực hiện các dịch vụ đáo nợ ngân hàng, nhưng thực chất để lừa đảo, quỵt nợ. Cơ quan điều tra xác định số tiền mà các bị can chiếm đoạt của các tổ chức tín dụng và các cá nhân tính đến thời điểm này là khoảng 5.000 tỉ đồng. Vụ án đang được tiếp tục điều tra mở rộng.
Trong một diễn biến khác, Công ty cổ phần chứng khoán Phương Đông (ORS) vừa công bố quyết định đình chỉ tư cách thành viên HĐQT của bà Huỳnh Thị Huyền Như. Trước đó, bà Như được một nhóm cổ đông (gồm ông Đỗ Quốc Thái, bà Nguyễn Thị Lang, Nguyễn Thị Thủy và Huỳnh Mỹ Hạnh) nắm giữ 14,9% vốn cổ phần của ORS đề cử và được bầu vào làm thành viên HĐQT tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2011 của ORS vào ngày 18-5.
Chiều 12-10, một lãnh đạo ORS thừa nhận đã nhận được yêu cầu của bà Triệu Thị Hương Giang - phó tổng giám đốc một công ty nước ngoài tại TP.HCM - về việc rút toàn bộ thông tin cá nhân cũng như tên tuổi của bà Giang trong danh sách thành viên HĐQT của ORS trong khoảng thời gian từ ngày 18-5 đến 18-7, với lý do bà Giang hoàn toàn không ứng cử vào danh sách này.
Theo thông tin của chúng tôi, trong danh sách đề cử của nhóm cổ đông nêu trên, ngoài bà Như còn có tên bà Giang và cả hai cùng được bầu làm thành viên HĐQT của ORS. Tuy nhiên, bà Giang khẳng định hoàn toàn không có quan hệ với nhóm cổ đông này và rất bất ngờ khi thấy tên mình xuất hiện trong danh sách thành viên HĐQT của ORS.
Theo bà Giang, toàn bộ thông tin về việc ứng cử vào làm thành viên HĐQT của ORS và đơn từ nhiệm vào ngày 18-7 của bà Giang đều là giả mạo, các chữ ký hoàn toàn khác xa với các chữ ký trong các giao dịch chính thức của bà Giang với tư cách là phó tổng giám đốc một công ty nước ngoài.
Theo H.KHƯƠNG - H.ĐĂNG
Mùa lừa bịp... trúng đậm:
“Bão” vỡ nợ nghìn tỷ hoành hành Hà Nội
Cập nhật lúc 13h33" , ngày 13/10/2011 -
(VnMedia) - Thị trấn nhỏ Phú Minh (Phú Xuyên, Hà Nội) vốn là thị trấn yên ả nằm ven quốc lộ 1 cách Hà Nội khoảng hơn 30km. Người dân nơi đây có cuộc sống thuần nông quanh năm chỉ biết cày cầy, làm thêm nghề phụ để kiếm sống. Ấy vậy mà, nhiều ngày nay, cả thị trấn bị “rúng động” bởi vụ vỡ nợ lớn được tạo dựng bởi hệ thống các đầu mối thu gom tiền vay của người dân.
Tâm chấn của “cơn bão” có lẽ nằm tại chợ Phú Minh (thị trấn Phú Minh), bởi theo tìm hiểu phóng viên, hiện có rất nhiều tiểu thương nhỏ trong chợ này đã tích cóp, gom góp tiền cho các đầu mối vay nặng lãi.
Lần tìm đường đến chợ Phú Minh vào đầu giờ sáng, không khí mua bán diễn ra khá vắng lặng. Theo phản ánh của người dân, bình thường chợ rất đông vui, tấp nập nhưng kể từ ngày 5/10, sau khi có thông tin chủ nợ lớn là Nguyễn Thị Cúc (SN 1979) trú ở xã Nhân Văn, huyện Phú Xuyên, Hà Nội cùng một số đầu mối vay nặng lãi lớn bỏ trốn, người dân xóm chợ hết sức hoang mang, buồn rầu bởi có rất nhiều người trong chợ đã gom góp, tích cóp tiền cho các chủ nợ vay đến giờ mới “ngã ngửa” bị vỡ nợ.
Thậm chí, nhiều người không trực tiếp cho đối tượng trên vay nhưng khi vụ việc vỡ lở mới biết những người mà mình tin tưởng cho vay tiền lại mang tiền cho các đối tương này vay để ăn chênh lệch lãi suất.
Qua tìm hiểu tình hình, được biết tại chợ Phú Minh có tiểu thương tên là Vinh đã gom tiền của các tiểu thương khác trong chợ cho Cúc vay tiền với số lượng khoảng hơn chục tỷ đồng. Tuy nhiên, sau khi Cúc bỏ trốn, nhiều người đến nhà chị Vinh để đòi tiền.
Chị H – tiểu thương quầy bán thịt lợn cho biết, chị cho người nhà vay số tiền 320 triệu đồng. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu thông tin, được biết người nhà chị đã cho chị Vinh vay tiền. "Tôi đang rất lo lắng bởi bây giờ chưa thể đòi được tiền để trả" - chị H nói.
Người dân ở đây cho rằng, có hàng trăm người đã “mắc lỡm” với Cúc, trong đó có người còn thế chấp cả nhà, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để gom tiền cho vay lấy lời...
Anh Trần Văn Thuận sống tại số nhà 31 thị trấn Phú Minh vừa khóc vừa tâm sự, sau hơn 1 năm phải nằm viện chống chọi với căn bệnh ung thư vòm họng, vợ anh ở nhà nghe những người cho vay nặng lãi chào mời đã bán hết máy móc, xe cộ để lấy tiền cho người ta vay. Bây giờ, gia đình anh rơi vào cảnh trắng tay, tài sản không còn, vợ chồng bất hòa.
“Cả gia tài bán hết để cho vay mượn, bây giờ không lấy lại được. Tôi không còn biết làm gì khi trắng tay chỉ vì cho vay nặng lãi”. Anh Thuận chua xót nói.
Bác Phi Trần Thụy - người dân sống cạnh chợ Phú Minh cho biết, nhiều ngày nay cả khu xôn xao, người ta túm năm tụm ba bàn tán hết nhà nọ, nhà kia cho vay nặng lãi. Người ít thì vài chục triệu, người nhiều lên đến vài tỷ đồng. Khổ nhất là người lao động làm thuê, làm mướn cóp nhặt cả đời được vài chục triệu đồng giờ về già rơi vào cảnh trắng tay. Rồi cả người tàn tật cũng góp tiền cho vay chỉ vì lãi suất cao.
“Chúng dùng lãi suất cao 4,5%/tháng để kích những người muốn kiếm hào cua rau buộc phải cho vay. Nhưng điều tàn nhẫn nhất là người ta đưa rất nhiều người nghèo vào tròng. Vì vậy, nếu các cơ quan chức năng không sớm vào cuộc giúp dân thì có lẽ chúng tôi hết đường sống” - bác Thụy tuyệt vọng nói.
Có một điều khá lạ lùng, khi nhóm PV chúng tôi đến tìm hiểu sự việc, nhiều tiểu thương chợ Phú Minh đã xúm lại than thở nhưng khi được hỏi đã đến cơ quan trình báo chưa thì chỉ nhận được cái lắc đầu!?
Trong khi đó, nhiều người cho rằng việc vay nợ không đủ cơ sở để trình báo vì chỉ có thỏa thuận vay giữa hai bên, không có công chứng. Có người mơ hồ rằng, nếu trình báo sau này chủ nợ biết họ không trả, có người còn không dám kêu vì sợ mất lòng người thân. Thậm chí, có gia đình vợ, chồng giấu nhau cho vay nặng lãi nên nếu khai báo sợ gia đình biết chuyện thêm đau đầu, vì "đằng nào thì tiền mất rồi"...
Không chỉ có các tiểu thương buôn bán nhỏ tại chợ Phú Minh mà các chủ tiệm vàng lớn nhất huyện Phú Xuyên cũng bị cơn bão tín dụng đen càn quyét.
Bà Phạm Thị Biển (chủ tiệm vàng Biển Nhưỡng, xã Vạn Điểm, Thường Tín) cho biết, do có mối quan hệ làm ăn từ trước với Cúc nên bà rất tin tưởng Cúc. Trong đó, đã có nhiều lần Cúc đến hỏi vay bà tiền nhưng trả rất đầy đủ. Lần gần đây nhất là ngày 24/8 âm lịch, Cúc đến nhà vay bà số tiền 2 tỷ đồng để đáo nợ ngân hàng, thời gian vay khoảng 1 tuần. Cúc có thế chấp cho bà một giấy chứng nhận quyền sở hữu đất mang tên chồng là Nguyễn Xuân Hùng, vợ là Nguyễn Thị Cúc. Tuy nhiên, đến ngày hẹn không thấy Cúc đến nhà trả, ngày 9/9 âm lịch bà đã đến nhà để đòi nợ thì được biết Cúc đã bỏ nhà đi. Khi biết bị lừa, bà đã lên cơ quan công an để trình báo sự việc hi vọng sẽ đòi được nợ.
Vợ chồng chủ tiệm vàng Hồi Chè (ngay cạnh chợ Phú Minh) cũng đang lâm vào cảnh tiền mất tật mang vì Cúc. Theo lời ông Hoàng Văn Hồi, Cúc thường xuyên đến tiệm vàng của ông để mua tư trang. Vài tuần trước, Cúc đến bảo vợ chồng ông cho vay 210 cây vàng (tương đương 9 tỷ đồng) để mua ngôi nhà ở Hà Nội. Trong đó, Cúc có nhờ bố là ông Nguyễn Viết Phơ viết giấy ủy quyền cho Cúc đặt quyển sổ đỏ ngôi nhà rộng gần 700 m2 tại thôn Nam Phú, xã Nam Phong, huyện Phú Xuyên để vay tiền. Hiện căn nhà có trị giá khoảng 7 tỷ đồng.
Thế nhưng, không hiểu sao nhiều ngày nay dân tình trong phố chợ đồn thổi gia đình ông bị vỡ nợ cùng với Cúc vì cho Cúc vay 210 cây vàng và 90 tỷ đồng, vì vậy, nhiều người dân cho ông vay tiền bây giờ cũng đổ xô đến nhà để đòi nợ.
Trước tính chất phức tạp vụ việc, ngày 11/10, Cơ quan CSĐT - Công an huyện Phú Xuyên đã ra quyết định khám nhà Nguyễn Thị Cúc. Theo xác minh ban đầu, thủ đoạn huy động tiền của Cúc là vay tiền với lãi suất cao, trung bình khoảng 4,5 %/tháng. Để lấy lòng tin của những người bị hại, Cúc luôn thể hiện thị là người giàu có, khoe khoang có nhiều nhà cửa đất đai. Cứ như vậy, Cúc đã làm cho nhiều người lóa mắt trước tài sản và tin vào uy tín của mình. Từ đó, Cúc tạo thành đường dây với nhiều cấp huy động vốn của nguời dân địa phương.
Theo phán ánh người dân tại khu chợ Phú Minh, việc gom tiền cho vay nặng lãi tại chợ Phú Minh đã âm thầm diễn ra từ lâu và đã hình thành đường dây gửi tiền từ thấp đến cao. Có nghĩa là các mối đều gom đủ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng rồi mới mang đến nhà cho Cúc vay vì Cúc không bao giờ nhận vay lẻ. Do vậy, mọi người cứ rỉ tai nhau để gom góp tiền cho vay. Đến khi sự việc vỡ lở đã gây ra phản ứng dây chuyền giống như hiệu ứng đômino khiến cả thị trấn "rúng động".
Một người tiểu thương khu chợ cho rằng, “chưa bao giờ khu chợ này lại ảm đạm đến thế. Tôi không nói ngoa, có lẽ đám tang bố mẹ chết không bị ảnh hưởng nhiều như đám vỡ nợ. Không khí u ám bao trùm, không biết đến bao lâu thị trấn này mới khôi phục lại như trước. Bởi vì từ người bé cho đến người lớn người, người ít tiền, nhiều tiền đều dính vào việc này. Để khôi phục kinh tế khu chợ này chắc còn mất nhiều năm, theo ước tính tổng số tiền vụ vỡ nợ này có lẽ phải bằng thu nhập cả khu chợ trong vòng 15 năm nữa” - ông Hòa cho biết...
Anh Đào
Mùa lừa bịp... trúng đậm:
Một sĩ quan quân đội nghỉ phép ôm nợ hơn 20 tỉ đồng
Mấy ngày qua, nhiều người liên tục đến nhà đại úy Lâm Quyết Thắng - Đại đội trưởng đại đội tăng thiết giáp - Bộ chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Cà Mau (ngụ khóm 4, P.6, TP Cà Mau) để đòi nợ nhưng căn nhà này khóa cửa im lìm từ 2- 10 đến nay.
Tiếp xúc với PV, nhiều chủ nợ của vợ chồng ông Thắng và bà Thái Thị Hồng Diễm (nhân viên hợp đồng của Bộ CHQS tỉnh Cà Mau) bức xúc cho rằng mình bị lừa. Anh Phan Văn Tùng, láng giềng của ông Thắng nói: “Vợ chồng chú Thắng mượn tôi tổng cộng 610 triệu đồng. Mỗi lần đưa tiền cho chú Thắng thì chú trả ngay tiền lãi”.
Anh Dương Thành Hổ sát nhà đại úy Thắng bần thần: “Tiền bạc vợ chồng tôi dành dụm được, đều đã đưa hết cho vợ chồng anh Thắng, tổng cộng là 257 triệu và 7 chỉ vàng".
Với kịch bản huy động vốn cho các tài xế của tỉnh đội vay để đi buôn xe SH với lãi suất 30 - 40% và trả lãi rất đúng hẹn, cùng với "mác" là sĩ quan quân đội nên vợ chồng ông Thắng rất dễ lấy lòng tin của nhiều người. Cô Lâm Thanh Hà, ngụ P.6, TP Cà Mau kể: “Chỗ quen biết nên lần nào cô Diễm điện thoại nói cần tiền, tôi cũng gom góp đưa. Số tiền tôi đã đưa cho vợ chồng chú Thắng là 518 triệu". Chị Thanh (xã Khánh An, H. U Minh) cũng gom góp tiền dành dụm và mượn thêm của bà con tổng cộng 870 triệu đưa cho vợ chồng đại úy Thắng.
Nhiều trường hợp khác như chị Võ Thị Minh Châu (ngụ P.5, TP Cà Mau) đã đưa 356 triệu; chị Nguyễn Thị Bớt, láng giềng ông Thắng 360 triệu… Khi nghe tin vợ chồng ông Thắng bặt tăm cùng món nợ khổng lồ, nhiều người đứng ngồi không yên, mất ăn mất ngủ... Chị Thái Thị Bình, chị ruột của Diễm nghẹn ngào: “Là em út, nghe nó than gặp khó trong làm ăn, thương em, tôi cầm nhà, đất và hỏi thêm bên ngoài hơn 400 triệu đồng. Thậm chí cha chồng gửi tôi hơn 10 triệu tôi cũng lén đưa hết. Chưa hết, nó còn kêu tôi đi vay giùm 550 triệu nữa. Giờ tôi không biết phải làm sao”.
Theo nguồn tin riêng, qua danh sách thống kê nợ ban đầu (đơn vị ông Thắng thông kê) thì vợ chồng ông Thắng hiện đang mắc nợ khoảng 22 tỉ đồng. Ông Thắng có viết thư để lại trong hộc bàn làm việc, nhờ đồng nghiệp nhận lương trả nợ giùm 2 đồng nghiệp trong đơn vị và nói mình sẽ xin ra quân.
Chiều 8.10, đại tá Nguyễn Hoàng Mẫu - Phó tham mưu trưởng Bộ CHQS tỉnh Cà Mau cho biết: “Chúng tôi đã nhận được nhiều thông tin về chuyện nợ nần của sĩ quan Lâm Quyết Thắng và đơn tố cáo của các chủ nợ. Tuy nhiên, đồng chí Thắng đang trong thời gian nghỉ phép (từ 2 - 25- 10) nên chưa thể làm việc để xác minh và cung cấp thông tin cho báo chí được”.
Theo Thanh Niên
Mùa lừa bịp... trúng đậm:
Nợ lương công nhân, giám đốc “biến mất”
Xin nghỉ việc không xong, quyền lợi thì có nguy cơ bị treo, hàng trăm công nhân rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan trong khi nợ vây ngập đầu
“Giám đốc không có mặt ở Việt Nam trong khi phó giám đốc điều hành cũng cao chạy xa bay từ lâu nên công nhân (CN) chẳng biết bám ai để đòi quyền lợi”. Đây là nội dung đơn khiếu nại của hàng trăm CN Công ty Miso Vina (100% vốn Hàn Quốc, quận Bình Tân - TPHCM) gửi các cơ quan chức năng TPHCM và quận Bình Tân mới đây.
Đi cũng dở, ở chẳng xong
Công ty Miso Vina hoạt động từ tháng 3-2007 do ông Kim Doo Sik làm giám đốc. Tuy nhiên, trên thực tế, công tác quản lý công ty đều do ông Lee Kyooh Chul, phó giám đốc điều hành, đảm trách. Ông Lee Kyooh Chul cũng là người đứng ra ký hợp đồng lao động và trả lương cho CN. Thời gian đầu, hoạt động sản xuất tại công ty tương đối suôn sẻ. Tuy nhiên, từ tháng 6-2011, khi giữa ông Kim Doo Sik và ông Lee Kyooh Chul xảy ra mâu thuẫn, tình hình sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp bị đình trệ. CN càng lo lắng hơn khi ông Lee Kyooh Chul xin nghỉ việc và chuyển một số thiết bị máy móc đi nơi khác. Cũng từ thời điểm này, đơn hàng bắt đầu ít dần, CN thiếu việc làm thường xuyên. “Có tháng, chỉ làm 10 đến 15 ngày, sau đó chờ việc. Nhưng đáng nói là công ty không trả lương khiến CN hết sức khốn đốn”- CN Nguyễn Thị Sai cho biết.
Quá chán nản với cảnh thiếu việc làm, bị nợ lương thường xuyên, gần 200 CN đã nộp đơn xin nghỉ việc, yêu cầu công ty chi trả trợ cấp thôi việc (từ năm 2008 trở về trước) và chốt sổ BHXH. Tuy nhiên, các kiến nghị trên không được giải quyết. Khi CN liên tục phản ứng, dọa kiện ra tòa, một người Hàn Quốc tên Park tự xưng là đại diện lãnh đạo công ty đứng ra hứa sẽ giải quyết đầy đủ lương, chốt sổ BHXH cho CN vào cuối tháng 9-2011. Nhưng đây chỉ là lời hứa suông.
Mất trắng quyền lợi
Bức xúc vì quyền lợi bị “treo”, ngày 4-10, CN đã kéo đến Công ty TNHH Đại Liên Minh (huyện Bình Chánh - TPHCM) - nơi ông Lee Kyooh Chul đang làm việc - để đòi quyền lợi vì cho rằng ông có liên quan. Do xác định ông Lee Kyooh Chul không có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan nên các cơ quan chức năng huyện Bình Chánh đã thuyết phục CN ra về. Qua kiểm tra, LĐLĐ quận Bình Tân phát hiện công ty còn nợ gần 400 triệu đồng lương tháng 8-2011 và 15 ngày lương tháng 9-2011 của CN, chưa kể nợ BHXH.
Sau vụ việc trên, được sự động viên của LĐLĐ quận Bình Tân, tập thể CN kiên nhẫn chờ đợi phản hồi từ người có trách nhiệm của doanh nghiệp. Song đến nay, tổng giám đốc Kim Doo Sik vẫn biệt tăm. CN cho biết ông ta đang ở Hàn Quốc. Mới đây, vào ngày 7-10, CN được thông báo có đơn hàng mới nên rất vui mừng, nghĩ rằng sản xuất đã được phục hồi. Nhưng thực tế đó chỉ là những mã hàng đang làm dở dang lúc trước. Thấy vậy, CN từ chối làm việc thì bị quản lý xưởng hăm dọa nếu không làm việc sẽ không giải quyết lương và các chế độ khác. “Ép CN làm việc trong khi tiền lương trước đây không trả, rõ ràng lãnh đạo công ty đã cố tình lừa gạt, cư xử vô trách nhiệm với CN”- nữ CN Võ Thị Tuyết Nga bức xúc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét