22.11.11

Ai tái cấu trúc ai? (1)


TS Trần Nhơn

Đất nước chìm trong tổng khủng hoảng,
Chui sâu vào cạm bẫy Bắc Kinh.
Tham nhũng, quan liêu thành quốc nạn,
Bão lòng, bão giá, bão ...niềm tin.
Khủng hoảng bắt nguồn từ chính trị,
Kinh tế là hệ lụy tiếp theo.
Kinh tế sập, “vương triều” đột quỵ,
Vỡ nợ công, thất nghiệp, đói nghèo. (2)
Lội ngược dòng thời gian lịch sử:
Hôn quân cõng rắn cắn gà nhà.
Minh đế cầu hiền nhân, quân tử,
Lo an dân, gìn giữ sơn hà.
Ta hát bài ca “Tái cấu trúc”,
Bộ, ban ngành, “học giả chuyên sâu”.
Mấy ai dám nói lời trung thực:
Mô hình nào, khởi sự từ đâu?
Cuộc sống dạy ta điều giản dị:
Không thể đi tập tễnh chân què;
Mở kinh tế, cài then chính trị:
Nuôi tư bản đỏ, bỏ dân nghèo.
Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước,
Đầu tư công, tài chính, ngân hàng...
Nắm thuốc lá giải liều độc dược
“Vương triều đảng trị tứ nhân bang”(?!)
Gadhafi (3) tìm đường vào địa ngục,
U Thein Sein (4) bừng tỉnh quay về.
Tấm gương tày liếp soi vinh nhục,
“Con cừu cháu thỏ” vẫn u mê?
Chiếc áo nhân quyền nay quá chật,
Rách tươm phường xã tới trung ương.
Chính trị phải tự mình lột xác,
Mở đường tái cấu trúc khai trương!
Tái cấu trúc “độc quyền chân lý”,
Giã từ đảng trị, lập quyền dân;
Trừ quan tặc, khai tâm, khai trí,
Là ưu tiên cuộc sống đang cần!
Đảng không tự mình tái cấu trúc,
Đâm lao vào ngõ cụt độc tài.(5)
Bị kinh tế thị trường đánh gục,
Chỉ còn là ngày một ngày hai.
“Vua tập thể” không tái cấu trúc,
“Quân vi tối thượng, dân vi khinh”.
“Đảng quang vinh” sẽ thành “Đảng nhục”
Mãi lưu truyền cùng với sử xanh.
Tái cấu trúc mô hình chính trị
Độc tài sắt máu kiểu Lê nin.
Từ giã bạo quyền, duy ý chí,
Thoát vòng vây kìm tỏa Bắc Kinh.
Một trăm năm “thắng” trong đại bại,
Chạy một vòng về vạch số không.
Một trăm năm bình tâm nhìn lại:
Đất nước “trường tồn” trong đại vong.
Chân thiện mỹ dìm vào quá khứ,
Nâng dối lừa, tội ác “lên ngai”.
Toàn trị hạ sinh loài quỷ dữ,
Đội lốt người, áo mũ cân đai.
Dù phải ngậm bồ hòn làm ngọt,
Kim cô siết chặt mũ che tai;
Nuốt nỗi đau, cười ra nước mắt,
Dảng, thị trường – Ai cấu trúc ai?
Hội nhập vào sân chơi quốc tế,
Nối vòng tay phát triển vững bền.
Cọ xát trên đường đua thể chế,
Đất nước anh hùng lại đứng lên!
Tháng 11/2011
TS Trần Nhơn
(1) Phỏng theo nội dung bài “Tái cấu trúc: ai tái cấu trúc ai?” của Lê Anh Hùng.
(2) Là quy luật chung, không có trường hợp ngoại lệ.
Trong một Nhà nước pháp quyền, gặp khủng hoảng, chính phủ có thể đổ nhưng thiết chế pháp quyền (với hệ thống Xã hội dân sự năng động, độc lâp; chế độ Tam quyền phân lập phân minh) xã hội sẽ sớm vượt qua khó khăn và hệ thống chính trị tự điều chỉnh để thích nghi và trưởng thành hơn. Còn trong một Nhà nước độc tài toàn trị thì tình hình sẽ diễn ra theo quy luật: “Cùng tất loạn, loạn tất biến, biên tất thông”. Còn phải “biến” theo kịch bản nào thì phụ thuộc vào hoàn cảnh và điếu kiện cụ thể. Nhưng tuyệt nhiên không thể dùng chuyên chế, bạo lực để cản trở, ngăn chặn sự “biến” tất yếu ấy.
(3) Gadhafi: nhà độc tài Libya tại vị 42 năm, đã “quyết tử cùng tà đạo”, và đã tìm tới địa ngục ngày 20/10/2011.
(4) U Thein Sein: đương kim Tổng thống Myanmar. Ông có những động thái tích cực mang tính đột phá trong thời gian gần đây:
Trả tự do cho tù nhân chính trị, mở rộng dân chủ, người dân có quyền đình công, biểu tình, lập hội… cùng với việc chối từ một dự án lớn (do Trung Quốc muốn đầu tư mà có thể gây hại cho đất nước Myanmar), như chỉ dấu rõ nét của Ông Thein Sein quyết chọn Tổ quốc và Dân tộc, khi Ông và giới cầm quyền (dường như) chợt bừng tỉnh khỏi cơn mê  bao năm, nhận ra những bước chân lạc lối, để biết đã đến lúc phải từng bước tách khỏi vòng kìm tỏa của bành trường Bắc Kinh, hội nhập vào thế giới văn minh, quay về với nhân dân. Tất nhiên, không thể không nhắc đến sự đấu tranh không mệt mỏi, không ngả lòng cho nhân dân Myanmar suốt mấy chục năm của bà Aung Sang Suu Kyi – người xứng đáng với giải  thưởng Nobel hòa bình 1991.
Tóm tắt những dấu mốc đấu tranh  của bà Aung Sang Suu Kyi (sinh năm 1945):
24/9/1988: Đảng Liên minh Quốc gia Dân chủ (NLD) thành lập do bà Aung San Suu Kyi làm tổng thư ký. Chủ trương bất bạo động.                                                                     27/5/1990: Đảng NLD thắng cử (82% phiếu) mặc dù Suu Kyi đang bị giam lỏng. Nhà nước SLORC không chấp nhận kết quả bầu cử.                                             14/10/1990: Suu Kyi được trao giải Giải Nobel Hòa bình. Suu Kyi công bố bà sẽ dành khoản tiền nhận được từ giải Nobel (khoảng 1,3 triệu đô Mỹ) để tái thiết các trụ sở giáo dục và y tế cho đồng bào Myanmar.                                                   10/7/1995: SLORC thả Suu Kyi sau 6 năm giam lỏng.                                          Trong khi đó, SLORC đổi tên thành Ủy ban Hòa bình và Xây dựng Quốc gia, nhưng vẫn tiếp tục vi phạm nhân quyền như trước.
Tháng 5 năm 2006, Phó tổng thư ký Liên hiệp quốc phụ trách chính trị Ibrahim Gambari đến Myanmar để thảo luận với chính quyền quân sự về vấn đề nhân quyền cũng như việc lập lại dân chủ. Ông đã gặp bà Suu Kyi, tuy nhiên nội dung cuộc trò chuyện không được công bố.
Ngày 3/5/2009, một người Mỹ tên John Yettaw không hiểu vì lý do gì lại lội ngang hồ Inya. Ông tìm đến nhà bà Suu Kyi xin trú ngụ vì ông ta mệt quá và khi ông ta dự định lội trở về vài hôm sau thì bị bắt. Ngày 13/5/2009 khi chính quyền Myanmar nghe tin này liền kết tội bà Suu Kyi là vi phạm bản án tù tại gia. Bà bị bắt giam tại trại giam Insein, với nghi án có thể lên đến 5 năm tù ở. Vụ bắt giữ và xét xử bà Aung San Suu Kyi bị cả thế giới phản đối và lên án.
Chính quyền Myanmar đình hoãn tuyên án bà Suu Kyi đến ngày 11/8/2009 và ra án 18 tháng tù tại gia. Bà Suu Kyi do đó sẽ không thể ra ứng cử trong cuộc bầu cử tháng 11 năm 2010.
Ngày 25/9/2009, Suu Kyi chuẩn bị để cùng làm việc với các lãnh đạo quân sự Myanmar ngõ hầu sự cấm vận kinh tế đang áp đặt ở quốc gia này được bãi bỏ. Điều mà trước đây bà Suu Kyi nhất mực chống lại. Bà đã thảo một bức thư gửi trực tiếp cho nhà lãnh đạo quân đội, Tướng Than Shwe, theo đó bà sẵn sàng hợp tác để làm sao cho việc cấm vận được bãi bỏ. Trong lá thư bà còn bày tỏ muốn nghe ý kiến của các quốc gia khác đang có đại sứ ở Myanmar.
Chiều ngày 13/11/2010, theo chiếu lệ của tòa án Myanmar, bà Aung San Suu Kyi được trả tự do, sau khi bị quản thúc tại gia 15 năm trong 21 năm qua.
Ngày 18/11/2011, NLD tuyên bố sẽ đăng ký tham gia chạy đua trong kỳ bầu cử bổ sung sắp tới. Đảng này đã tẩy chay kỳ bỏ phiếu trước, được tổ chức hồi tháng 11/2010 (và cũng là kỳ bầu cử đầu tiên diễn ra trong vòng 20 năm qua), bởi luật bầu cử khi đó cấm bà Suu Kyi  tham gia tranh cử.
Sáng 18/11/2011, Tổng thống Obama thông báo với phóng viên quốc tế tại Bali là ngoại trưởng Hillary Clinton sẽ đến Myanmar vào tháng 12 tới để « thăm dò khả năng giúp cho Myanmar tiến hành chuyển tiếp một cách hiệu quả ». Ông nhấn mạnh là tất cả tùy thuộc vào thái độ của chính quyền Myanmar có tiếp tục cải cách thêm hay không. Nếu tiếp tục thì sẽ được Hoa Kỳ hỗ trợ, ngược lại, lệnh cấm vận sẽ kéo dài.
Theo AFP, trước khi quyết định cử ngoại trưởng Hillary Clinton sẽ đến thăm Myanmar vào thàng sau, từ trên chuyến bay Air Force One, Tổng thống Obama đã điện đàm với lãnh đạo đối lập Myanmar, bà Aung San Suu Kyi về tiến trình đổi mới do chính quyền thực hiện từ khi nhóm tướng lãnh kỳ cựu rút lui vào hậu trường.
Chuyến viếng thăm của ngoại trưởng Mỹ lần đầu tiên từ 50 năm qua sẽ là đánh dấu Myanmar trở lại sân khấu ngoại giao quốc tế. Tổng thống Mỹ nhận định là « sau nhiều năm đen tối, bắt đầu xuất hiện tia sáng tiến bộ » trong chính sách cải cách ở Myanmar.
Bà Suu Kyi nói bà muốn đảng NLD tham gia tranh toàn bộ 48 ghế còn trống hiện nay trong quốc hội, vốn do các dân biểu được bổ nhiệm thành bộ trưởng nên bỏ trống. Việc bà Suu Kyi tham gia tranh cử sẽ giúp cải thiện hình ảnh và tính hợp pháp của chính quyền dân sự mới của Myanmar trong cộng đồng quốc tế và đặc biệt là trong ASEAN.
(5) Độc tài luôn đi liền với ngu dốt. Ngu dốt là hậu quả tất yếu của độc tài. Không có ngoại lệ: Độc tài – ngu tối, lỗi lầm/Thời cơ lỡ nhịp, âm thầm sửa sai/Sai càng sửa, sửa càng sai/Thay đen đổi trắng, giữ ngai, tiếm quyền.

Góp Ý

Không có nhận xét nào: