Chụp Mũ
Về Các Phát Biểu Gần Đây Liên Quan Đến Dự Án Luật Biểu Tình
Khi đọc tham luận ngày 18-6-2010 tại Hội Thảo Quốc Gia về Giữ Gìn Sự Trong Sáng Của Tiếng Việt với đề tài “Giao Thoa Ngôn Ngữ Việt – Anh và Thực Chất Vấn Đề Giữ Gìn Sự Trong Sáng Của Tiếng Việt”, tôi có đề nghị cách làm cho Tiếng Việt trở nên dễ học hơn đối với người nước ngoài để nhanh chóng phát triển Tiếng Việt ra toàn cầu qua việc chỉnh sửa một số cấu trúc câu vừa hợp logic vừa giống văn pham câu tiếng Anh (thí dụ: đã “mặc dù” thì không dùng “nhưng”, để biến mệnh đề có “mặc dù” thành mệnh đề phụ, còn mệnh đề theo sau là mệnh đề chính), v.v. Thế mà ngay lập tức có một vị tiến sĩ của Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn đăng đàn phản bác, chụp mũ nói tôi xúc phạm văn phạm tiếng Việt, dám đem văn phạm tiếng Anh ra làm chuẩn mực buộc tiếng Việt phải noi theo. Cần nói thêm rằng có vài trăm đề tài tham luận được đăng ký nhưng chỉ có khoảng 30 bài được chọn đăng vào kỷ yếu, số còn lại chỉ in tiêu đề và tên tác giả mà thôi. Bài của tôi, kẻ “ngoại đạo” chầu rìa bên ngoài ngưỡng cửa hàn lâm của ngôn ngữ Việt, được chọn đăng mà không có bài của vị tiến sĩ ấy; và vì được chọn đăng, tôi nhận được phong bì bồi dưỡng dày hơn. Trong khi có một vị còn nhớ đến tôi, nhà giáo cách nay hơn 20 năm, đến bắt tay chào, hỏi han, tâm sự về thế cuộc xoay vần của giáo dục nước nhà, thì đa số vẫn nhìn tôi ghẻ lạnh như thể tại sao một tên doanh nhân lại dám xuất đầu lộ diện giữa tháp ngà ngôn ngữ học.
Cách nay mấy ngày, tôi phát biểu chốn nghị trường về dự án Luật Biểu Tình. Và dường như tôi lại đón nhận cái cách xử sự của một hai vị cho rằng một tên doanh nhân sao lại dám xuất đầu lộ diện giữa tháp ngà lập pháp, cũng như cái cách họ tuyên bố kiểu chụp mũ. Báo Tuổi Trẻ ngày 18-11-2011, trang 3 đăng rành rành rằng tôi đã phát biểu: “…khi trình độ dân trí cao hơn và kinh tế ổn định hơn...” với thói quen cố hữu của một giáo viên Anh Văn về các thứ bậc so sánh của tồi tệ nhất – rất tồi tệ – khá tồi tệ – khá tốt – tốt – tốt hơn – rất tốt – xuất sắc và cực thấp – rất thấp – hơi thấp – thấp – khá cao – cao – cao hơn – rất cao – cao nhất nên tôi rất yên tâm nói về “…khi trình độ dân trí cao hơn..” nghĩa là dân trí Việt Namđã cao sẵn rồi; tương tự, tôi không sợ bị chụp mũ phỉ báng Việt Nam kinh tế tồi tệ khi nói “kinh tế ổn định hơn” vì tin vào cái logic so sánh bắt chước kiểu tiếng Anh hỗn loạn cực kỳ – rất hổn loạn – hơi hỗn loạn – hơi ổn định – khá ổn định – ổn định – ổn định hơn – ổn định nhất.
Thế nhưng khi nghe phát biểu của Ông Nghĩa có dùng từ “dân trí thấp” tôi có ngay cái cảm nhận của một hành vi uốn cong ngôn ngữ nơi Ông, và Ông đặc biệt còn nhận xét rằng dân trí Việt Nam hiện “khá cao” nghĩa là theo bậc thang so sánh còn dưới chuẩn “cao”. Thế mà thiên hạ không cần rõ trắng đen, bị kích động bởi Ông Nghĩa mà quên rằng chính ông ấy mới dùng từ “dân trí thấp” và gọi dân trí Việt Nam là “khá cao” tức … “chưa cao”, trong khi ngôn ngữ chính thức của tôi hàm ý khẳng định dân trí Việt Nam đã ở mức cao. Chưa tôn trọng nguyên văn của người nói, tự tiện lái ngôn ngữ theo hướng bất lợi cho người nói, e rằng đó chỉ là thủ đoạn chứ không phải chính tâm.
Cũng giống như vị tiến sĩ đã nói ở trên, cái mũ của ông Quốc cũng vô cùng lợi hại khi nói tôi tuyên bố đại diện nhân dân, dù trong nội dung phát biểu chính thức của tôi và theo đăng tải lại trên các báo chí chẳng có nơi bào ghi như thế, ngoài việc tôi tin rằng nếu được hỏi ý kiến ắt đa số người dân sẽ không ủng hộ luật này. Ông còn nói gì đó về chuyện đại biểu chỉ nên phát biểu ý kiến cá nhân chứ đừng nhân danh nhân dân. Tôi đồng ý với ông ấy nên tôi chưa hề tuyên bố gì về nội dung ông chụp mũ cho tôi (bằng chứng là nguyên văn phát biểu của tôi chưa hề tự xưng như Ông đã chụp mũ), đồng thời tôi tin rằng Ông cũng muốn hàm nghĩa rằng ý kiến ủng hộ luật biểu tình cũng là ý kiến cá nhân của Ông chứ không phải ý nguyện của người dân vì Ông cũng không nhân danh đại diện cho nhân dân. Còn nếu Ông hàm ý rằng chỉ có Ông mới có quyền đại diện cho dân, còn một tên doanh nhân như tôi thì khôn hồn ngậm miệng lại, đừng nói ngược lại ý Ông vì ý Ông là ý toàn dân, thì tôi sẽ cố gắng tìm hiểu với Quốc Hội xem có thật sự là mặc định Ông Quốc có quyền lực tối thượng như thế không. Tự do ngôn luận không thể là độc quyền cho những ý kiến của riêng Ông Quốc, còn các ý kiến nào nghịch lại Ông Quốc đều bị thẳng tay chụp mũ, kích động đàn áp. Chưa tôn trọng nguyên văn của người nói, tự tiện lái ngôn ngữ theo hướng bất lợi cho người nói, chụp mũ người nói, e rằng đó chỉ là thủ đoạn chứ không phải chính tâm.
Có một kinh nghiệm rút ra từ sự việc này là tôi sẽ tránh méo mó nghề nghiệp lôi Tiếng Anh vào những tình huống nào chưa trên vị thế công bằng.
Hy vọng các bạn doanh nhân nghị sĩ tương lai của đất nước sẽ quan tâm đến kinh nghiệm trên.
Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế
Nguồn : Blog Hoàng Gió Đại Ka
Tham khảo:
- Hoàng Hữu Phước, 18-6-2010. Giao Thoa Ngôn Ngữ Việt-Anh Và Thực Chất Vấn Đề Giữ Gìn Sự Trong Sáng Của Tiếng Việt.http://www.emotino.com/bai-viet/18679/giao-thoa-ngon-ngu-vietanh-va-thuc-chat-van-de-giu-gin-su-trong-sang-cua-tieng-viet
Về Các Phát Biểu Gần Đây Liên Quan Đến Dự Án Luật Biểu Tình
Khi đọc tham luận ngày 18-6-2010 tại Hội Thảo Quốc Gia về Giữ Gìn Sự Trong Sáng Của Tiếng Việt với đề tài “Giao Thoa Ngôn Ngữ Việt – Anh và Thực Chất Vấn Đề Giữ Gìn Sự Trong Sáng Của Tiếng Việt”, tôi có đề nghị cách làm cho Tiếng Việt trở nên dễ học hơn đối với người nước ngoài để nhanh chóng phát triển Tiếng Việt ra toàn cầu qua việc chỉnh sửa một số cấu trúc câu vừa hợp logic vừa giống văn pham câu tiếng Anh (thí dụ: đã “mặc dù” thì không dùng “nhưng”, để biến mệnh đề có “mặc dù” thành mệnh đề phụ, còn mệnh đề theo sau là mệnh đề chính), v.v. Thế mà ngay lập tức có một vị tiến sĩ của Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn đăng đàn phản bác, chụp mũ nói tôi xúc phạm văn phạm tiếng Việt, dám đem văn phạm tiếng Anh ra làm chuẩn mực buộc tiếng Việt phải noi theo. Cần nói thêm rằng có vài trăm đề tài tham luận được đăng ký nhưng chỉ có khoảng 30 bài được chọn đăng vào kỷ yếu, số còn lại chỉ in tiêu đề và tên tác giả mà thôi. Bài của tôi, kẻ “ngoại đạo” chầu rìa bên ngoài ngưỡng cửa hàn lâm của ngôn ngữ Việt, được chọn đăng mà không có bài của vị tiến sĩ ấy; và vì được chọn đăng, tôi nhận được phong bì bồi dưỡng dày hơn. Trong khi có một vị còn nhớ đến tôi, nhà giáo cách nay hơn 20 năm, đến bắt tay chào, hỏi han, tâm sự về thế cuộc xoay vần của giáo dục nước nhà, thì đa số vẫn nhìn tôi ghẻ lạnh như thể tại sao một tên doanh nhân lại dám xuất đầu lộ diện giữa tháp ngà ngôn ngữ học.
Cách nay mấy ngày, tôi phát biểu chốn nghị trường về dự án Luật Biểu Tình. Và dường như tôi lại đón nhận cái cách xử sự của một hai vị cho rằng một tên doanh nhân sao lại dám xuất đầu lộ diện giữa tháp ngà lập pháp, cũng như cái cách họ tuyên bố kiểu chụp mũ. Báo Tuổi Trẻ ngày 18-11-2011, trang 3 đăng rành rành rằng tôi đã phát biểu: “…khi trình độ dân trí cao hơn và kinh tế ổn định hơn...” với thói quen cố hữu của một giáo viên Anh Văn về các thứ bậc so sánh của tồi tệ nhất – rất tồi tệ – khá tồi tệ – khá tốt – tốt – tốt hơn – rất tốt – xuất sắc và cực thấp – rất thấp – hơi thấp – thấp – khá cao – cao – cao hơn – rất cao – cao nhất nên tôi rất yên tâm nói về “…khi trình độ dân trí cao hơn..” nghĩa là dân trí Việt Namđã cao sẵn rồi; tương tự, tôi không sợ bị chụp mũ phỉ báng Việt Nam kinh tế tồi tệ khi nói “kinh tế ổn định hơn” vì tin vào cái logic so sánh bắt chước kiểu tiếng Anh hỗn loạn cực kỳ – rất hổn loạn – hơi hỗn loạn – hơi ổn định – khá ổn định – ổn định – ổn định hơn – ổn định nhất.
Thế nhưng khi nghe phát biểu của Ông Nghĩa có dùng từ “dân trí thấp” tôi có ngay cái cảm nhận của một hành vi uốn cong ngôn ngữ nơi Ông, và Ông đặc biệt còn nhận xét rằng dân trí Việt Nam hiện “khá cao” nghĩa là theo bậc thang so sánh còn dưới chuẩn “cao”. Thế mà thiên hạ không cần rõ trắng đen, bị kích động bởi Ông Nghĩa mà quên rằng chính ông ấy mới dùng từ “dân trí thấp” và gọi dân trí Việt Nam là “khá cao” tức … “chưa cao”, trong khi ngôn ngữ chính thức của tôi hàm ý khẳng định dân trí Việt Nam đã ở mức cao. Chưa tôn trọng nguyên văn của người nói, tự tiện lái ngôn ngữ theo hướng bất lợi cho người nói, e rằng đó chỉ là thủ đoạn chứ không phải chính tâm.
Cũng giống như vị tiến sĩ đã nói ở trên, cái mũ của ông Quốc cũng vô cùng lợi hại khi nói tôi tuyên bố đại diện nhân dân, dù trong nội dung phát biểu chính thức của tôi và theo đăng tải lại trên các báo chí chẳng có nơi bào ghi như thế, ngoài việc tôi tin rằng nếu được hỏi ý kiến ắt đa số người dân sẽ không ủng hộ luật này. Ông còn nói gì đó về chuyện đại biểu chỉ nên phát biểu ý kiến cá nhân chứ đừng nhân danh nhân dân. Tôi đồng ý với ông ấy nên tôi chưa hề tuyên bố gì về nội dung ông chụp mũ cho tôi (bằng chứng là nguyên văn phát biểu của tôi chưa hề tự xưng như Ông đã chụp mũ), đồng thời tôi tin rằng Ông cũng muốn hàm nghĩa rằng ý kiến ủng hộ luật biểu tình cũng là ý kiến cá nhân của Ông chứ không phải ý nguyện của người dân vì Ông cũng không nhân danh đại diện cho nhân dân. Còn nếu Ông hàm ý rằng chỉ có Ông mới có quyền đại diện cho dân, còn một tên doanh nhân như tôi thì khôn hồn ngậm miệng lại, đừng nói ngược lại ý Ông vì ý Ông là ý toàn dân, thì tôi sẽ cố gắng tìm hiểu với Quốc Hội xem có thật sự là mặc định Ông Quốc có quyền lực tối thượng như thế không. Tự do ngôn luận không thể là độc quyền cho những ý kiến của riêng Ông Quốc, còn các ý kiến nào nghịch lại Ông Quốc đều bị thẳng tay chụp mũ, kích động đàn áp. Chưa tôn trọng nguyên văn của người nói, tự tiện lái ngôn ngữ theo hướng bất lợi cho người nói, chụp mũ người nói, e rằng đó chỉ là thủ đoạn chứ không phải chính tâm.
Có một kinh nghiệm rút ra từ sự việc này là tôi sẽ tránh méo mó nghề nghiệp lôi Tiếng Anh vào những tình huống nào chưa trên vị thế công bằng.
Hy vọng các bạn doanh nhân nghị sĩ tương lai của đất nước sẽ quan tâm đến kinh nghiệm trên.
Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế
Nguồn : Blog Hoàng Gió Đại Ka
Tham khảo:
- Hoàng Hữu Phước, 18-6-2010. Giao Thoa Ngôn Ngữ Việt-Anh Và Thực Chất Vấn Đề Giữ Gìn Sự Trong Sáng Của Tiếng Việt.http://www.emotino.com/bai-viet/18679/giao-thoa-ngon-ngu-vietanh-va-thuc-chat-van-de-giu-gin-su-trong-sang-cua-tieng-viet
. Bookmark the permalink.
Tuy nhiên vừa rồi anh Phước vẫn có sơ hở trong lần nêu quan điểm không cần luật biểu tình trước quốc hội, chưa giảng hết nghĩa của cái chữ tiếng Anh demonstration gì đấy. Việc này khiến nhiều người rất bất bình, thậm chí phẫn nộ.
Anh Phước thật ra là đại biểu nhân dân rất có trách nhiệm với đất nước, với Đảng, với dân và là con người có dũng khí hiếm thấy. Cảm phục anh Phước và để ủng hộ quan điểm của anh, tôi xin bổ sung lý luận như sau.
Thưa quí vị !
Biểu tình chống đối cái xấu, cái ác
------------------------------------------------------
Đảng và nhà nước ta bản chất là rất tốt đẹp, một vài cá nhân, hiện tượng xấu không phủ định được bản chất tốt. Do đó biểu tình chống một vài chuyện lẻ tẻ như thế này thì ko cần thiết, tốn sức dân, cứ để tự nhiên thì bản chất tốt ắt sẽ trừ khử được những hiện tượng xấu cá biệt này. Những hoat động biểu tình loai này trong hoàn cảnh đất nước ta hiện nay là lợi bất cập hại, kẻ xấu dễ lợi dụng để bôi xấu, làm ô danh tổ quốc, nhân dân ta. Còn biểu tình chống Đảng và nhà nước tức là chống lại cái bản chất tốt đẹp của dân tộc ta, việc này thì sai trái ngay từ căn bản lí luận rồi, không cần bàn tiếp !
Biểu tình chống các thế lực thù địch, chống ngoai xâm, chống cường hào ác bá áp bức, chống tư bản bóc lột là những việc Đảng đã tiên phong lãnh đạo toàn quân, toàn dân ta đi hết từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trong công cuộc đấu tranh cách mạng suốt 3/4 thế kỷ qua. Do đó, truyền thống này chắc chắn sẽ được tiếp tuc phát huy trong thời kỳ mới và như thế các hoat động đấu tranh khác nhau, trong đó có biểu tình chống đối, sẽ được tiếp tục dẫn dắt bởi Đảng và nhà nước. Trong bối cảnh dân với Đảng/nhà nước son sắt một lòng như thế này, bảo đảm sẽ không có chuyện gì bất trắc trong các hoat động biểu tinh, cho nên không cần luật. Ngược lại, những thế lực nào âm mưu, ngang nhiên biểu tình mà không có sự chỉ đạo cua Đảng và nhà nước thì rõ là có ý phá hoại sự ổn đinh của đất nước, xói mòn vai trò lãnh đạo của Đảng ta, cần phải bị chận đứng ngay từ trong trứng nước. Đối với các trường hợp nghiêm trọng này thì chúng ta đã có bộ luật hình sự và các nghị đinh, quyết định, chỉ thị khác có liên quan của chính phủ, hiện rất phù hợp với điều kiện thực tế của xã hội, đất nước chúng ta và đang phát huy tác dụng rất tốt.
Biểu tình ủng hộ cái tốt, cái lương thiện
--------------------------------------------------------
Như đã luận ở trên, bản chất của Đảng ta, nhà nước ta, xã hội ta, nhân dân ta là tốt đẹp nên những hoat động biểu tình ủng hộ kiểu này trong hoàn canh kinh tế đât nước còn khó khăn là xa xỉ, lãng phí. Nhìn ở góc độ nhân văn, làm những việc này là thiếu tinh thần công dân tích cực. Thay vì lãng phí sức dân, sức nhà nước vào các hoạt động biểu tình tung hô, tự khen như thế này, chúng ta nên dành các nguồn lực này để tăng ca, tăng giờ học, giờ làm, tăng công tác từ thiện để tăng của cải, dịch vụ cho xã hội và thúc đẩy dân sinh.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ngoai lệ cần tổ chức biểu tình để khich lệ tinh thần binh sĩ, dân chúng và nhất là thanh niện trai tráng trong những dịp có tranh tài bóng đá, khi ấy các cơ quan chính quyền địa phương, công an, canh sát sẽ phối hợp để giữ gìn an ninh trật tự xã hội, an tòan giao thông, bảo đảm mọi việc diễn ra tốt đẹp, không đi chệch khỏi đường lối của Đảng, kiên quyết không để bọn xấu lợi dụng gây rối. Hiện chúng ta đã có đủ các bộ luật để áp dụng cho các trường hợp này, nếu cần chúng ta sẽ bổ sung, sửa đổi chứ không cần đưa thêm luật vì có thể dẫn đến tinh trang các luật dẫm chân lên nhau, gây rắc rối trong áp dụng và lãng phí vô ích.
Tóm lại, tôi cho rằng đưa ra luật biểu tình là vô ích, là không cần thiết mà ngược lại có thể còn gây tác hại trong tình hình đất nước ta, xã hội ta, dân tộc chúng ta hiện nay.
Mong quí vị suy xét cho kỹ để hành động đúng theo lòng dân, ý Đảng.
Nay kính,
Ủng hộ viên của đại biểu Phước.
Tôi không biết khi ông ra ứng cử thì ông đã hứa làm điều gì để thay đổi cho Dân được nhờ vậy? Hay là ông cũng chỉ là con rối của mặt trận tổ quốc nên sợ khi người Dân có được quyền lập hội thì tổ chức ngoại vi của đảng cs này sẽ đi theo Bác của ông và những người như ông sẽ bị "hết đảng hết tiền"?
SỐNG
Sống tủi làm chi đứng chật trời?
Sống nhìn thế giới hổ chăng ai?
Sống làm nô lệ cho người khiến?
Sống chịu ngu si để chúng cười?
Sống tưởng công danh, không tưởng nước.
Sống lo phú quý chẳng lo đời,
Sống mà như thế đừng nên sống!
Sống tủi làm chi đứng chật trời?
Riêng những phần nhận xét theo kiểu "tự sướng" hết sức hoang tưởng và biến thái của chú anh đọc giống những chị em buôn bán ở chợ Đồng Xuân (xin lỗi các chị).
Anh nói thật với chú, không biết cả dòng họ tổ tiên nội ngoại họ Hoàng của chú có làm điều gì thất đức không mà lại sinh ra 1 loại quái thai, quái thú như chú.
tôi trích tiếp phần thơ còn thiếu của cụ Sào Nam PBC :
"Chết mà vì nước, chết vì dân,
Chết đấng nam nhi trả nợ trần.
Chết buổi Đông Chu, hồn thất quốc,
Chết như Tây Hán lúc tam phân.
Chết như Hưng Đạo, hồn thành thánh,
Chết tựa Trưng Vương, phách hóa thần.
Chết cụ Tây Hồ danh chẳng chết,
Chết mà vì nước, chết vì dân."
riêng tay Phước này, tôi nghĩ bạn gửi đến hắn làm gì? loại đần độn này không cần thiết phải tranh luận.
19:44 Ngày 21 tháng 11 năm 2011
Anh Phước lí luận như trên đây là rất lô gích. Bà con ai có phản bác thì phải ở ngang tầm lí luận, không nên chửi đổng vô thưởng vô phạt !
Anh này mới ở sao hỏa xuống !. Số còm phản ứng đã vượt qua kỷ lục ghi nét rồi, chưa kể kỷ lục số tác giả tên tuổi chiếu cố "Ông đại nhân dân này".
Anh cũng không nên lập lại cái điều mà theo tôi : Cả thế giới đều thuộc
lòng (dân với Đảng/nhà nước son sắt một lòng như thế này...) Chúc anh sức khỏe và sớm thành đại biểu nhân dân.
20:49 Ngày 21 tháng 11 năm 2011
<...>
Số đông và số tên tuổi không phải bao giờ cũng bao hàm lí luận.
Lí luận thể hiện qua tầm cao, chiều sâu, độ khó của tư duy chứ không phải số lượng và cái nhãn hiệu.
Đôi khi chúng ta thua mà không biết vì sao và vì sao ! vì sao ở trên cao !
Nay kính,
-CHÚNG TÔI ĐÃ NÓI RÕ CHO CHÍNH PHỦ VN,NẾU MUỐN ĐẨY MẠNH QUAN HỆ VỀ MỌI MẶT VỚI HOA KỲ THÌ PHẢI TIẾN HÀNH DÂN CHỦ VÀ THẢ CÁC NHÀ BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN....
đó mới chỉ là hợp tác chứ chưa phải là đồng minh nhé thưa ông,ông nhìn ra biển đông xem bao nhiêu ngư dân VN khốn khổ vì bọn TQ,tình đồng loại nghĩa đồng bào ông để ở đâu mà phát biểu hồ đồ như con nít vậy !
Tôi cũng là một doanh nhân VN,tôi đã đến MỸ và Úc nhiều lần,và thấy được sự dân chủ của họ,còn những kẻ như ông cũng có tại Mỹ nhưng chả làm được cái gì đâu ông ạ !
Nếu tôi là ông tôi sẽ xin từ chức ngay lập tức vì hổ thẹn với người dân VN nói chung và TP nói riêng,nhưng tôi biết ông chả dại gì từ chức,vì trong một xã hội một ông bộ trưởng giao thông tuyên bố khi xe lửa đụng xe con: lổi tại người dân,một ông bộ khác thì báo chí Úc nó nêu đích danh tham nhũng mà vẫn điềm nhiên tại vị thì ngu gì ông từ chức phải không !!!
Tôi xét thấy cần lặp lại cho bạn cơ sở lí luận cho quan điểm không cần luật biểu tình trong tình hình hiện nay.
Đảng là lực lượng duy nhất lãnh đạo dân tộc, lãnh đạo đất nước.
Điều này đã được ghi rõ, một cách chắc nịch, rất trang trọng ở điều 4 của hiến pháp nước CHXHCN VN.
Hiến pháp là văn bản pháp luật ở mức cao nhất, phản ánh ý chí và nguyện vọng của toàn thể nhân dân.
Như thế, Đảng nhât định, đương nhiên phải có bản chất tốt đẹp. Nếu đều ngược lại là đúng, không lẽ toàn dân ta 'dân trí chưa cao', giao trứng cho ác à ?!
Bất kỳ một nghi ngờ nào về bản chất tốt đẹp vốn có của Đ ta, cho dù là nhỏ nhất, đều đi ngược lại ý chí và nguyện vọng của toàn dân ta.
Cho đến nay, chưa có ai và e rằng sẽ không có ai có thể phản bác được mệnh đề trên !
Nay kính,
Một công dân có giáo dục.
biểu tình là cái quyền tự nhiên ở con người,loài động vật cao cấp nhằm nói lên quan điểm của người dân,tất nhiên biểu tinh trong khuôn khổ luật pháp,còn vượt rào thì là bạo loạn.
còn ai binh hay chê đảng là chuyện cá nhân của họ,đảng cũng không thể ép được họ yêu mình !
trích lời giáo sư Ngô Bảo Châu: đi theo lề phải là việc của con Lừa !!!
Đã có các bộ luật khác làm cơ sở để quản lý hoạt động biểu tình.
Bày vẽ thêm luật biểu tình chỉ tốn thêm tiền thuế của nhân dân, vô ích.
Bà con không quan tâm tiền của mình được tiêu xài ra sao à ?
Hay là bà con cho rằng phí tổn soạn thảo ban hành luật là từ tiền 'nhà nước' ?
Biết đâu chừng anh Phước nhận định không sai. Chưa cao ?
(TRÍCH SỬ VN VIẾT VÀO THẾ KỶ HẬU CS)
Có lẽ con người ông cũng chỉ biết nịnh đảng để kiếm ăn thôi, ông quá tầm thường !
nếu đảng có bản chất tốt đẹp thì cần gì điều 4 HP dân Việt sẽ sẵn sàng làm trâu làm ngựa cho đảng.
nếu không có điều 4 Hp thì sao? tự sát chứ sao. anh hề Triết nói vậy mà. vậy đảng có bản chất tốt đẹp hông ta?
nếu đúng là ý chí nguyện vọng của toàn dân thì đảng có dám cho trưng cầu dân ý không? bạn nói chắc như đinh đóng vô bột mà sao từ hồi cướp chính quyền tới giờ hổng thấy đảng hỏi ý chí nguyện vọng của dân? hay đảng sợ lòng dân hổng như ý đảng? hô hố..
Liên Xô ngày xưa HP cũng có điều tương tự như vậy nhưng rồi sao? Liên Xô đã xanh cỏ rồi bạn à? điều đó nói lên rằng trong chế độ độc tài đảng trị thì HP chỉ là vật trang sức cho chế độ thôi bạn ơi. đừng có hoang tưởng nữa. hô hố. phudong
Hiến pháp là văn bản pháp luật ở mức cao nhất, phản ánh ý chí và nguyện vọng của toàn thể nhân dân.
Như thế, Đảng nhât định, đương nhiên phải có bản chất tốt đẹp. Nếu đều ngược lại là đúng, không lẽ toàn dân ta 'dân trí chưa cao', giao trứng cho ác à ?!
Bất kỳ một nghi ngờ nào về bản chất tốt đẹp vốn có của Đ ta, cho dù là nhỏ nhất, đều đi ngược lại ý chí và nguyện vọng của toàn dân ta.
Cho đến nay, chưa có ai và e rằng sẽ không có ai có thể phản bác được mệnh đề trên !
Công dân có giáo dục nhưng thiếu suy nghĩ,
Logic tuyệt vời. Đảng viết ra hiến pháp tự phong cho mình vai trò lãnh đạo tuyệt đối rồi tự ca ngợi mình. Logic lắm, có thằng ngu nào viết hiến pháp lại nói đảng chúng tớ là đảng chuyên hại dân không? người có giáo dục sao không biết phân tích thì học làm gì cho tốn tiền của cha mẹ? Nghĩ lại mới thấy cha Phước kẹo lại ngu. Mướn một người bào chữa cho mình thì phải kiếm thằng kha khá, chi cho nó nhiều nhiều, chứ kiếm thằng bá vơ có giáo dục mà không có nhận thức lên sủa bậy thì chỉ tổ chọc cho bọn dân trí thấp nó cười vào gia phả nhà mình.
23:04 Ngày 21 tháng 11 năm 2011
<...>
Tư duy như thế này mà chửi anh Phước thì quá oan ức. Rõ là chưa cao, cần cao hơn ? nhanh hơn, xa hơn ?
Xin hỏi quí vị cơ quan nào lập pháp ?
Ai bầu ra cơ quan lập pháp ?
Nay hiến pháp đã minh định rõ ràng , khẳng định chắc cú vai trò lãnh đạo tuyệt đối, tuyệt vời của Đ đối với toàn thể quí vị. Thế thì quí vị la cái làng gì ở đây, hử ?
Làm gì cũng cần phải có cái củ sọ tỉnh táo, suy nghĩ mạch lạc. Cái gì cần làm trước, cái gì làm sau, theo cái gọi là wan hệ biện chứng thì mới xong việc được.
Óc ngắn mà liếng thoắn, nhao nhao như con bù chao thì chỉ tổ cho chúng nó tiếp tục ngồi chơi, rung đùi cười ngất.
Khi cần phải tranh luận về quan điểm, tư tưởng thì phải lôi thằng này, con nọ vào mới có điểm tựa để nói. Tuy nhiên, nói chưa hết được dấu chấm câu là bật loa chửi ngay thằng này, con kia bá vơ, bá vào.
Theo tôi, có lẽ 'dân trí chưa cao' là một nhận xét còn 'hơi thấp' !
Cái này có lẽ anh Phước 'chưa đúng'.
23:19 Ngày 21 tháng 11 năm 2011
<...>
Cám ơn Bạch Mã. Quan điểm của bạn liên quan đến cái gọi là Real Politik ?
Không biết có bao nhiêu cái đầu trong cái cuốc hội ở đây nhận thức được chuyện này.
Dân thì nói chung bao giờ cũng rất là thực tế, thực dụng, thực trong cái bụng.