Nguyễn Minh Tuấn - Thực hiện Chỉ thị 04 của UBND Thành phố Thanh Hóa về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, công an thành phố này đã áp dụng hình thức quăng lưới bắt người vi phạm giao thông. Họ còn cho biết thêm là sau khi nghiên cứu và kiểm nghiệm, sáng kiến này sẽ được nhân rộng trên phạm vi toàn quốc (Xem đầy đủ bài viết tại đây).
Thật lạ kỳ. Không ở đâu trên thế giới, trong thế kỷ 21 này mà cảnh sát giao thông bỗng trở thành "những người đánh bắt cá" trên cạn và người vi phạm giao thông trở thành những "con cá mắc lưới" phản cảm, hài hước như ở thành phố Thanh Hóa này.
Không rõ việc "quăng lưới bắt người" của công an thành phố này là dựa trên cơ sở qui phạm pháp luật nào của nhà nước. Khi áp dụng các biện pháp xử lý, chủ thể áp dụng pháp luật (cụ thể ở đây là công an thành phố Thanh Hóa) bắt buộc phải căn cứ vào "tính chất và mức độ" của hành vi vi phạm (Điều 3, Khoản 5, Pháp lệnh xử lý VPHC 2002, sửa đổi 2007, 2008). Hành vi vi phạm giao thông, nếu chỉ dừng lại là vi phạm hành chính thông thường, thì không có bất cứ lý do gì có thể áp dụng các biện pháp dành cho tội phạm nguy hiểm và trong tình thế cấp thiết được. Việc áp dụng biện pháp giăng lưới bắt người như ở TP Thanh Hóa kể trên rõ ràng là rất nguy hiểm và không tương xứng với một hành vi vi phạm hành chính thông thường.
Có người cho rằng đây là cách làm "độc đáo"(!?). "Độc đáo" hay "độc ác" khi việc quăng lưới của cảnh sát giao thông có thể khiến người vi phạm giao thông bị ngã, dẫn đến tử vong hoặc người vi phạm có thể đâm vào người đi đường khác gây tai nạn. Hậu quả này là hoàn toàn có thể xảy ra và nếu xảy ra thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm?
Từ góc độ quản lý xã hội, cách làm này thể hiện lối nghĩ thiển cận và phản ánh sự bất lực của thành phố Thanh Hóa trong việc xử lý vi phạm. Người tham gia giao thông dù có vi phạm hành chính thì họ vẫn làngười. Là người chứ không phải là "cá" mà tùy tiện dùng lưới để quăng bắt.
Về xử lý những hành vi vi phạm giao thông, có lẽ nên học tập cách làm văn minh ở các nước tân tiến hiện nay. Một mặt chỉ dẫn, giáo dục và quản lý chặt chẽ các dữ liệu của người tham gia giao thông, mặt khác kiên quyết xử lý người vi phạm, tăng mức phạt đối với những người cố tình không chịu nộp phạt, bất chấp, coi thường pháp luật (Mời bạn đọc tham khảo cách làm ở Đức hiện nay mà tôi đã phần nào bình luận trong bài viết "An toàn và trật tự xã hội - nhìn từ hệ thống các biển báo ở Đức", đăng trên Tia sáng ngày 23/4/2011, để thấy rõ với cùng một vấn đề, nước họ xử lý như thế nào và ta thì xử lý như thế nào, cách làm nào sẽ nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân tốt hơn, cách làm nào sẽ khiến cho cảnh sát giao thông nhàn hơn mà hiệu quả vẫn cao hơn).
Nguyễn Minh Tuấn
Thật lạ kỳ. Không ở đâu trên thế giới, trong thế kỷ 21 này mà cảnh sát giao thông bỗng trở thành "những người đánh bắt cá" trên cạn và người vi phạm giao thông trở thành những "con cá mắc lưới" phản cảm, hài hước như ở thành phố Thanh Hóa này.
Không rõ việc "quăng lưới bắt người" của công an thành phố này là dựa trên cơ sở qui phạm pháp luật nào của nhà nước. Khi áp dụng các biện pháp xử lý, chủ thể áp dụng pháp luật (cụ thể ở đây là công an thành phố Thanh Hóa) bắt buộc phải căn cứ vào "tính chất và mức độ" của hành vi vi phạm (Điều 3, Khoản 5, Pháp lệnh xử lý VPHC 2002, sửa đổi 2007, 2008). Hành vi vi phạm giao thông, nếu chỉ dừng lại là vi phạm hành chính thông thường, thì không có bất cứ lý do gì có thể áp dụng các biện pháp dành cho tội phạm nguy hiểm và trong tình thế cấp thiết được. Việc áp dụng biện pháp giăng lưới bắt người như ở TP Thanh Hóa kể trên rõ ràng là rất nguy hiểm và không tương xứng với một hành vi vi phạm hành chính thông thường.
Công an quăng lưới bắt người vi phạm giao thông - Ảnh: Pháp luật TPHCM
Có người cho rằng đây là cách làm "độc đáo"(!?). "Độc đáo" hay "độc ác" khi việc quăng lưới của cảnh sát giao thông có thể khiến người vi phạm giao thông bị ngã, dẫn đến tử vong hoặc người vi phạm có thể đâm vào người đi đường khác gây tai nạn. Hậu quả này là hoàn toàn có thể xảy ra và nếu xảy ra thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm?
Từ góc độ quản lý xã hội, cách làm này thể hiện lối nghĩ thiển cận và phản ánh sự bất lực của thành phố Thanh Hóa trong việc xử lý vi phạm. Người tham gia giao thông dù có vi phạm hành chính thì họ vẫn làngười. Là người chứ không phải là "cá" mà tùy tiện dùng lưới để quăng bắt.
Về xử lý những hành vi vi phạm giao thông, có lẽ nên học tập cách làm văn minh ở các nước tân tiến hiện nay. Một mặt chỉ dẫn, giáo dục và quản lý chặt chẽ các dữ liệu của người tham gia giao thông, mặt khác kiên quyết xử lý người vi phạm, tăng mức phạt đối với những người cố tình không chịu nộp phạt, bất chấp, coi thường pháp luật (Mời bạn đọc tham khảo cách làm ở Đức hiện nay mà tôi đã phần nào bình luận trong bài viết "An toàn và trật tự xã hội - nhìn từ hệ thống các biển báo ở Đức", đăng trên Tia sáng ngày 23/4/2011, để thấy rõ với cùng một vấn đề, nước họ xử lý như thế nào và ta thì xử lý như thế nào, cách làm nào sẽ nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân tốt hơn, cách làm nào sẽ khiến cho cảnh sát giao thông nhàn hơn mà hiệu quả vẫn cao hơn).
Nguyễn Minh Tuấn
. Bookmark the permalink.
*DÂN BÁN BÁO says : Có cố tình bắt cho được 14 con cá tra trong động Ba Đình,thì nên làm như mấy ông bà này...
Họ nghĩ ra đủ trò, đủ cách: núp, rình rập..giờ lại thêm quăng lưới. Đội này chắc được huấn luyện để bắt cụ rùa nhưng bây giờ không còn cần nữa nên đem lưới ra lừa bắt dân. Giờ định nhân rộng tối kiến này ra cả nước thì đúng là pó tay. Công an "nhân dân" mà thế sao? vô văn hóa, nhục !