Trong cuộc họp thượng đỉnh tay ba này, tân Thủ tướng Mario Monti phải trấn an các đối tác về quyết tâm của ông giảm bớt món nợ khoảng 1.900 tỷ euro của Ý và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Không chỉ nước Ý tiếp tục gây lo ngại cho các thị trường, mà ngay cả Pháp trong những ngày qua cũng đã nhận được cảnh báo của hai công ty xếp hạng tín nhiệm Moody’s và Fitch về nguy cơ bị mất thứ hạng AAA, một thứ hạng giúp cho Pháp được vay nợ với lãi suất thấp.
Thậm chí nước Đức, vốn được coi là đầu tàu của tăng trưởng kinh tế châu Âu, cũng không hoàn toàn được an toàn. Viễn cảnh kinh tế 2012 của Đức rất u ám và nhất là hôm qua, Berlin đã không thu hút được nhiều nhà đầu tư khi phát hành trái phiếu.
Nhưng hiện giờ, Thủ tướng Đức Angela Merkel vẫn dứt khoát không nhượng bộ trước đòi hỏi của nhiều nước châu Âu khác, đặc biệt là Pháp, muốn Ngân hàng Trung ương châu Âu can thiệp để bảo vệ các quốc gia đang gặp khó khăn. Berlin sợ rằng làm như vậy sẽ khiến lạm phát tăng cao và khiến các chính phủ buông lỏng việc siết chặt ngân sách. Bản thân Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng không muốn can thiệp trong lúc này.
Ngoài ra, Đức cũng chống lại việc phát hành trái phiếu châu Âu theo đề nghị của Uỷ ban châu Âu, như là một hình thức để các nước khối euro tương trợ nhau gánh chung nợ công.
Không chỉ nước Ý tiếp tục gây lo ngại cho các thị trường, mà ngay cả Pháp trong những ngày qua cũng đã nhận được cảnh báo của hai công ty xếp hạng tín nhiệm Moody’s và Fitch về nguy cơ bị mất thứ hạng AAA, một thứ hạng giúp cho Pháp được vay nợ với lãi suất thấp.
Thậm chí nước Đức, vốn được coi là đầu tàu của tăng trưởng kinh tế châu Âu, cũng không hoàn toàn được an toàn. Viễn cảnh kinh tế 2012 của Đức rất u ám và nhất là hôm qua, Berlin đã không thu hút được nhiều nhà đầu tư khi phát hành trái phiếu.
Nhưng hiện giờ, Thủ tướng Đức Angela Merkel vẫn dứt khoát không nhượng bộ trước đòi hỏi của nhiều nước châu Âu khác, đặc biệt là Pháp, muốn Ngân hàng Trung ương châu Âu can thiệp để bảo vệ các quốc gia đang gặp khó khăn. Berlin sợ rằng làm như vậy sẽ khiến lạm phát tăng cao và khiến các chính phủ buông lỏng việc siết chặt ngân sách. Bản thân Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng không muốn can thiệp trong lúc này.
Ngoài ra, Đức cũng chống lại việc phát hành trái phiếu châu Âu theo đề nghị của Uỷ ban châu Âu, như là một hình thức để các nước khối euro tương trợ nhau gánh chung nợ công.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét