Kỳ Duyên (Tuần Việt Nam) - Nổi bật trong tuần này, có hai sự kiện đều liên quan đến …đám đông. Nhưng nó lại phản ánh cái tâm, cái tầm của cá nhân đại biểu Quốc hội. Nó cho thấy cả hỉ, nộ, ái, ố của một xã hội đang trên hành trình phát triển, từ tiểu nông đến văn minh hiện đại.
Biết mà... không biết?
Sự kiện thứ nhất: Đó là cuộc khẩu chiến về Luật Biểu tình tại kỳ họp Quốc hội khóa XIII. Chỉ cần ngó cái tít bài viết trên ViêtNamNet, ngày 17/11/ 2011 người đọc giật nảy mình: "Tranh luận nảy lửa về Luật Biểu tình". Đúng là nảy lửa thật.
Nhân vật trung tâm của cuộc tranh luận ở đây là ông Hoàng Hữu Phước (đại biểu TP HCM), người đề nghị loại bỏ Luật Biểu tình khỏi danh sách dự án luật suốt nhiệm kỳ QH khóa XIII; và ông Dương Trung Quốc (đại biểu tỉnh Đồng Nai), người ủng hộ có Luật Biểu tình.
Cả hai, cùng viện dẫn chuyện tự cổ chí kim, từ tây sang đông, từ quá khứ sang hiện tại để hoặc phủ nhận, hoặc chứng minh cần có Luật Biểu tình.
Nghị trường không chỉ nóng lên bởi hai phía tranh luận, mà ngay lập tức nó phả nhiệt lượng lên hàng loạt các báo cùng ngày hoặc tiếp đó: Hà Nội Mới (Luật biểu tình, những đòi hỏi từ thực tiễn), Tuổi Trẻ(Chưa cần Luật Biểu tình vì dân trí thấp?) Nhà báo và Công luận (Ai cần Luật Biểu tình?), Bee.net (Mong ông Hoàng Hữu Phước sửa lời)...
Công bằng mà nói, ông Dương Trung Quốc nhắc nhở ông Hoàng Hữu Phước, khi ám chỉ: Tôi không tán thành các đại biểu QH cứ nhân danh nhân dân. Tại diễn đàn QH chúng ta hãy nhân danh cá nhân mình thôi, là chưa chính xác.
Bởi đã phát biểu tại nghị trường, đương nhiên đại biểu QH nào cũng phải nói tiếng nói của người dân- những cử tri đã chọn lựa và gửi gắm nơi mình.
Thế nhưng điều bất ngờ, sau ý kiến của đại biểu QH Hoàng Hữu Phước, dư luận xã hội trên các báo, trên các trang mạng lại phê phán, phản biện và thậm chí phản đối dữ dội ý kiến của ông này.
Biết mà... không biết?
Sự kiện thứ nhất: Đó là cuộc khẩu chiến về Luật Biểu tình tại kỳ họp Quốc hội khóa XIII. Chỉ cần ngó cái tít bài viết trên ViêtNamNet, ngày 17/11/ 2011 người đọc giật nảy mình: "Tranh luận nảy lửa về Luật Biểu tình". Đúng là nảy lửa thật.
Nhân vật trung tâm của cuộc tranh luận ở đây là ông Hoàng Hữu Phước (đại biểu TP HCM), người đề nghị loại bỏ Luật Biểu tình khỏi danh sách dự án luật suốt nhiệm kỳ QH khóa XIII; và ông Dương Trung Quốc (đại biểu tỉnh Đồng Nai), người ủng hộ có Luật Biểu tình.
Cả hai, cùng viện dẫn chuyện tự cổ chí kim, từ tây sang đông, từ quá khứ sang hiện tại để hoặc phủ nhận, hoặc chứng minh cần có Luật Biểu tình.
Nghị trường không chỉ nóng lên bởi hai phía tranh luận, mà ngay lập tức nó phả nhiệt lượng lên hàng loạt các báo cùng ngày hoặc tiếp đó: Hà Nội Mới (Luật biểu tình, những đòi hỏi từ thực tiễn), Tuổi Trẻ(Chưa cần Luật Biểu tình vì dân trí thấp?) Nhà báo và Công luận (Ai cần Luật Biểu tình?), Bee.net (Mong ông Hoàng Hữu Phước sửa lời)...
Công bằng mà nói, ông Dương Trung Quốc nhắc nhở ông Hoàng Hữu Phước, khi ám chỉ: Tôi không tán thành các đại biểu QH cứ nhân danh nhân dân. Tại diễn đàn QH chúng ta hãy nhân danh cá nhân mình thôi, là chưa chính xác.
Bởi đã phát biểu tại nghị trường, đương nhiên đại biểu QH nào cũng phải nói tiếng nói của người dân- những cử tri đã chọn lựa và gửi gắm nơi mình.
Thế nhưng điều bất ngờ, sau ý kiến của đại biểu QH Hoàng Hữu Phước, dư luận xã hội trên các báo, trên các trang mạng lại phê phán, phản biện và thậm chí phản đối dữ dội ý kiến của ông này.
ĐB Hoàng Hữu Phước. Ảnh: Bình Minh
Đại diện cho tiếng nói nhân dân, mà lại bị số đông nhân dân phản ứng, bất bình và không đồng tình. Đó là hiện tượng lạ. Vì sao?
Đọc kỹ những kiến nghị của ông, người viết bài giật mình.
Khi khẳng định: Ngay từ khởi thủy và cho tới tận ngày nay, biểu tình là để chống lại Chính phủ nước mình...Việt Nam có cần cho cuộc biểu tình chống Chính phủ Việt Nam hay không...? ông Hoàng Hữu Phước thực chất đã sử dụng cách lập luận khá thâm, khoét sâu vào tâm lý vốn luôn nhạy cảm, cảnh giác của người lãnh đạo. Điều đó chỉ tạo thêm hố sâu ngăn cách nghi ngờ và định kiến giữa Nhà nước với nhân dân.
Người viết không bàn việc nên có hay không có Luật Biểu tình, bởi đây là vấn đề cực kỳ nhạy cảm, rất khó khăn. Và hành trình của nó chắc chắn cần rất nhiều sự bàn thảo, tranh luận của các tầng lớp nhân dân, của Nhà nước, các ngành chức năng, của chính các đại biểu QH.
Nhưng cần thấy một điều, đất nước đang hướng tới đời sống sinh hoạt dân chủ văn minh, hội nhập thế giới hiện đại, có rất nhiều vấn đề dân sinh xã hội cần phải có luật pháp với những quy định và chế tài cụ thể điều chỉnh mọi hành vi, lối sống, kể cả quyền con người được bầy tỏ thái độ của mình một cách chính đáng.
Không phải ngẫu nhiên, có một câu nói đáng suy nghĩ: Càng có nhiều luật, con người càng tự do. Bởi không có luật, thì điều dễ nhận thấy, bất cứ vấn đề gì nảy sinh trong xã hội, cũng có thể gây hỗn loạn, nhiễu loạn.
Đó là một thực tế hiển nhiên và nhãn tiền. Trong khi xã hội chúng ta, như ông Hoàng Hữu Phước nhận xét, dân trí chưa cao. Dân trí chưa cao, càng cần có luật để hướng dẫn, điều chỉnh hành vi con người. Chứ không phải không quản lý được thì cấm, một cách quản lý hành chính quen thuộc lâu nay thể hiện sự bất lực.
Mặt khác, bản thân luật pháp khi ra đời, cũng khiến Nhà nước phải "tự hoàn thiện" mình, nâng mình lên, cả trình độ lẫn phương pháp lãnh đạo, giải quyết các tình huống thực tiễn, quản lý xã hội ngang tầm thời đại đó đòi hỏi.
Là một người dày dạn chính trường, nhạy cảm trước những biến động của xã hội- từ văn minh lúa nước, tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phải trả nhiều "học phí" trên hành trình phát triển- không phải ngẫu nhiên TT Nguyễn Tấn Dũng đề xuất Bộ Công an soạn thảo Luật Biểu tình.
Thế nên dù quan niệm khác, ông Hoàng Hữu Phước không thể phủ nhận một văn bản luật- cần có định lượng, định tính, có điều tra xã hội một cách khoa học- bằng những nhận xét đầy cảm tính, kiểu:Một số người dân ở TPHCM chửi rủa, thóa mạ những người biểu tình "chống đường lưỡi bò", vì bị họ làm tắc đường... Đó là cách tư duy hình thức, chủ quan, không phản ánh bản chất vấn đề.
Mặt khác, văn hóa nghị trường không cho phép một đại biểu của nhân dân dùng những ngôn từ đao to búa lớn diễu cợt người dân: Nói rồi nói mãi như thể nó (biểu tình) là khuôn vàng, thước ngọc để đochiều cao, chiều rộng, chiều dài, chiều sâu của cái gọi là tự do dân chủ. Và: Việt Nam chưa phải là siêu cường kinh tế để có thể đài thọ cho một sự ô danh.
Dùng cụm từ ô danh, ông Hoàng Hữu Phước đã dùng ngay quyền phát ngôn làm tổn thương và phủ nhận quyền hiến định của nhân dân đã được Điều 25, Chương III, Hiến pháp 1959 quy định.
Đương nhiên, với quan điểm khác hẳn, ông Dương Trung Quốc hết sức bất bình: Phát biểu như thế là xúc phạm đến chính người dân.
Chợt nhớ câu trả lời của ông Nguyễn Minh Hồng (đại biểu Nghệ An), với báo Đất Việt, người đề xuất Luật Nhà văn: Tôi cũng không biết vì sao cần có Luật Nhà văn. Tôi chỉ thực hiện lời hứa, còn cụ thể vì sao cần có luật này thì tôi chưa nghĩ ra. Một câu trả lời rất phiêu diêu, hệt ông chỉ là "liên lạc viên" chứ không phải là đại biểu nhân dân
Thế nên các đại biểu QH khi phát biểu giữa nghị trường, cứ tự tin là biết mà vẫn là... không biết!
Duy có một cụm từ ông Hoàng Hữu Phước nói khá chuẩn: Dân trí ta chưa cao! Dân trí chưa cao, nên "quan trí" cũng... chưa cao, làm cho các cử tri, nhân dân thất vọng.
Những dấu ấn cũ và dấu ấn mới!
Sự kiện thứ hai: Nổi bật không kém là phiên trả lời chất vấn sáng 23/11/2011 của Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng. Nói cách khác, đó cũng là kỳ thi vấn đáp đầu tiên của ông, sau ba tháng 10 ngày làm thành viên của Chính phủ.
Ông Đinh La Thăng vốn được coi là một "hiện tượng" nổi bật, bởi những phát ngôn ấn tượng và hành động ấn tượng.
Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng
Dù vậy, những bất ổn của giao thông Việt Nam nói chung, tai nạn giao thông và ách tắc giao thông đô thị nói riêng lâu nay còn... ấn tượng hơn. Đến nỗi bây giờ cũng được gọi là quốc nạn, khiến khởi đầu "kỳ thi vấn đáp" là dồn dập những câu chất vấn, thuộc chủ đề này.
Có lẽ tâm lý quá căng thẳng, Tư lệnh Giao thông giống như một cậu học sinh trả lời vòng vo, đã khiến đại biểu Nguyễn Bá Thuyền nửa đùa, nửa chê: "Cứ trả lời vòng vo thế, ai cũng làm bộ trưởng được"?
Còn khi trả lời báo chí sau chất vấn, ông Đinh La Thăng có ý nhắc nhở lại đại biểu QH rằng: "Bộ trưởng là do QH phê chuẩn chứ không phải ai cũng làm được Bộ trưởng. Chúng ta đang nói đến văn hóa giao thông thì cũng cần có văn hóa về chất vấn".
Văn hóa nghị trường vẫn tiếp tục được nhắc đến, tại kỳ họp QH lần này.
Nhưng nhìn vào thực tiễn, chỉ riêng góc độ giải quyết ách tắc giao thông đô thị, tai nạn giao thông, chưa nói đến toàn bộ lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, đường biển... ai cũng thấy rõ ràng Bộ trưởng Đinh La Thăng phải đối mặt với hàng loạt hệ lụy.
Nó tích tụ đủ thứ: Từ tư duy chiến lược về giao thông, tới quy hoạch đô thị manh mún, thiếu cái nhìn tổng thể. Từ tư duy tùy tiện, tiểu nông trong thực thi pháp luật tới thái độ nhờn phép nước của cả người thi hành công vụ, đến người dân. Chưa nói đến nạn tham nhũng, tham ô, thất thoát trong đầu tư các công trình hạ tầng, các dự án lớn nhỏ.
Nó trở thành một dấu ấn đau xót trên cơ thể xã hội chúng ta, rất đáng buồn.
Thế nên mỗi chúng ta, từ các cựu Bộ trưởng Giao thông, Bộ Xây dựng, các quan chức quản lý Thủ đô Hà Nội, TP. HCM đến mỗi người dân thường hiện nay, đều có phần trách nhiệm?
Để cho diện mạo đô thị xấu xí và văn hóa giao thông thấp kém đến mức, một ký giả người Đức, đăng trên trang mạng Welt online Đức, bài báo "Giao thông Hà Nội - một sự điên rồ hoàn toàn bình thường". Và họ so sánh với nước Lào, đất nước Vạn tượng, để gọi Việt Nam là đất nước...vạn còi. Có sự xấu hổ nào hơn?
Có lẽ vì thế, mà hỗ trợ trách nhiệm với Bộ trưởng Đinh La Thăng, còn có các trả lời chất vấn của Bộ trưởng Công an, Bộ trưởng Xây dựng và Bộ trưởng Kế hoạch- Đầu tư. Trong phần kết luận, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, tất cả vấn đề của giao thông hiện nay, có cái gốc là quản lý Nhà nước yếu kém ở tất cả lĩnh vực liên quan đến giao thông, dẫn đến luật pháp không nghiêm và người dân nhờn luật.
Đó cũng là một dấu ấn khác - dấu ấn quản lý đáng buồn.
Tháo gỡ quốc nạn giao thông, chắc chắn cần sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, từ Nhà nước, đến các ngành và nhất là chính quyền quản lý các đô thị. Nhưng xin Bộ trưởng Đinh La Thăng đừng quên, trong hệ thống đó, vai trò nòng cốt vẫn là ngành giao thông, do ông làm Tư lệnh.
Ngay cả tỷ lệ giảm 5-10% tai nạn giao thông của năm 2012, cũng là một câu hỏi thách đố. Mong manh giữa thành công và thất bại.
Cho dù được Chủ tịch QH đánh giá kết quả "thi vấn đáp" của Bộ trưởng Đinh La Thăng là rõ ràng, đi thẳng vào vấn đề, không tránh né. Nhưng nhân dân sẽ vẫn chấm điểm ông Đinh La Thăng ở thực tiễn.
Có lẽ bất kỳ một Bộ trưởng nào, dù nói ra hay không nói ra, đều muốn để lại được dấu ấn tốt trong chính lĩnh vực và nhiệm kỳ mình lãnh đạo.
Dấu ấn của giao thông, dấu ấn của quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này, quá bất cập, lúng túng và nặng nề.
Con người là nguồn lực phát triển xã hội, nhưng con người cũng là vật cản, vì những lợi ích.
Dấu ấn của Bộ trưởng Đinh La Thăng sẽ là gì đây, để xóa được những "dấu ấn" nặng nề nói trên? Để khỏi bị nửa đùa, nửa chê, không phải ở nghị trường mà ở nhân gian: Không thành công cũng thành...Thăng?
Kỳ Duyên
. Bookmark the permalink.
Nên đối với bác Hoang Huu Phuoc, thì dù " tuổi đời của Bác có nâng cao" nhưng nếu tâm hồn Bác vẫn mãi chưa lớn kịp, thì Bác sẽ mãi mãi ở thưở 13 thôi. Cháu sẽ không trách Bác đâu, vì giờ thì cháu đã 15 rồi!.
- Giao thông vẫn ùn tắc, tai nạn vẫn tăng, không giảm.
- Nếu dân biểu tình chống TQ xâm lược vẫn bị đcsVN đàn áp dã man.
- Những người đấu tranh đòi quyền tự do, dân chủ vẫn bị bắt bớ, tù đày hoặc thủ tiêu.
- Vẫn không có tự do hội họp, tự do báo chí, tự do lập hội, tự do bày tỏ quan điểm riêng...
- Nền kinh tế vẫn suy thoái tiếp, nợ nước ngoài ngày càng chồng chất, dân chúng ngày càng nghèo khó, kẻ có chức, có quyền tham nhũng ngày càng giầu.
- CsVN không chịu rời bỏ quyền lực, phải dựa hẳn vào TQ để chấn áp nhân dân, nên mâu thuẫn giữa nhân dân với đảng, nhà nước càng bị khoét sâu và không bao giờ dung hòa được, khi điều 4 hiến pháp không được loại bỏ, mọi sửa đổi hiến pháp chỉ là hình thức, câu giờ.
- ĐcsVN vẫn tiếp tục HÈN VỚI GIẶC, ÁC VỚI DÂN để duy trì quyền lực, vơ vét, bóc lột dân và tài nguyên của đất nước hơn nữa.
Khẳng định những điều nêu trên, đã, đang và sẽ là thực tế tên đất nước Việt Nam.
Tái Bút ThiNở ngày đêm nhớ anh
TIN KHẨN-MỜI THAM GIA BIỂU TÌNH NGÀY 27.11.2011 TẠI HÀ NỘI, XEM TẠI ĐÂY:
http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/11/ve-cuoc-bieu-tinh-ngay-chu-nhat.html#comment-form
Dân Làm Báo có bị làm khó gì không???? ..........
Vì là thành phần vừa ăn cướp vừa ăn bám nên mất ngai vàng thống trị là chết nhăn răng không kịp ngáp nên nó phải gào lên BỎ ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP LÀ TỰ SÁT
Sao các Ngài nỡ để dân Việt con vô phước đến thế nay !!
la phat bieu cho nhung ong lanh dao " dau bun oc cut" phai bien di
la bieu hien tinh cam chung ta da den luc khong the chiu them nua su don nen bat cong.
bieu tinh la tien bo xa hoi, la quyen loi, la nghia vu thieng lieng cua moi con Nguoi.
(me no chu, the ma co thang ngu lai bao khong can bieu tinh, the la the deo nao)
Ngược lại, thằng cha Nghị Hoàng Hữu Phước nầy nguy hiểm, cái nguy hiểm của một con chó giả ... điên, hiệu quả khi được chủ xua cắn người. Bất chấp lý lẽ, sĩ diện, không có sự tự trọng nên tên Nghị Phước nầy là một tay sai thích hợp sử dụng để cắn càn, dằn mặt đối thủ, có giá trị của một tên xung kích, thí mạng kiếm cơm - Chú ý vào lý luận của ông ta là bị mắc bẫy , vì ông ta cũng đâu có tin vào cái lý luận dị hợm nầy. Ông ta chỉ muốn chừng tỏ cho chủ thấy cái bản lảnh ông ta ở chổ: dám nói bất cứ chuyện gì. Đó là giá trị của tên nầy.
Chống sự độc tài đội lốt dưới bất cứ hình thức nào - Quyền người dân muôn năm.
"Bởi đã phát biểu tại nghị trường, đương nhiên đại biểu QH nào cũng phải nói tiếng nói của người dân- những cử tri đã chọn lựa và gửi gắm nơi mình" <= ĐBQH đại diện nhân dân nhưng vui lòng khi phát biểu thì ko nhân danh nhân dân, vì những ý kiến phát biểu của ĐBQH chưa được thông qua nhân dân. Do đó nói nhân danh nhân dân là ko đúng. Ông ĐBQH nhân danh cá nhân thôi, được dân nhờ, sai dân khóc.
"Người viết không bàn việc nên có hay không có Luật Biểu tình, bởi đây là vấn đề cực kỳ nhạy cảm, rất khó khăn" <== nhạy cảm chỗ nào mà tác giả sợ quá vậy? Biểu tình là cái quyền phải có, Luật biểu tình do đó phải có để hướng dẫn thi hành cho đúng với quyền đó, để ko gây rối loạn XH khi quyền biểu tình chưa được thực hiện đúng.
Đọc nửa bài thấy bài viết ko có giá trị nên ko đọc tiếp.
Vì Dân
- CƠ CHẾ SÁP NHẬP CÁC CƠ QUAN
- PHIM ẢNH
- HÀNG HÓA: BẢO ĐẢM TRÊN 70% HÀNG HÓA LÀ CỦA TRUNG QUỐC, HIỆN NAY HÀNG ĐIỆN TỬ TRÊN 80% LÀ CỦA TRUNG QUỐC
KHỔ QUÁ. MUỐN KÊU GỌI MỌI NGƯỜI TẨY CHAY CŨNG KHÔNG ĐƯỢC. CHẮC KIỂU NÀY 1000 ĐÔ HỘ CỦA GIẶC PHƯƠNG BẮC SẼ DIỄN RA KHÔNG CHÓNG THÌ CHÀY
sinh ngày 09 tháng 4 năm 1957. Quê quán: Nam Định.
Hiện cư ngụ tại số 10/15 Đoàn Thị Điểm, phường 1, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh.Tổng Giám Đốc Công ty cổ phần Doanh Thương Mỹ Á –
MYA BizCorp (www.myabiz.biz)
399B Trường Chinh, P14, Tân Bình.
Phone: 098-8898-399 Phone nơi làm việc: 62966774
Hotline : 090-3380207
Fax : 08-62963882
Email : Cty: add-value@myabiz.biz
hhphuoc@yahoo.com
Web Cty /Tiếng Việt/ : http://www.myabiz.biz/vn/index.html
Email: hhphuoc@yahoo.com
Cty Mỹ Á Cổ Phần Thương Mại Dịch Vụ Tư Vấn Đầu Tư Doanh Thương
Địa chỉ doanh nghiệp: 71/28 Cộng Hòa, P. 4, Q. Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84-8) 62966774
Fax: (84-8) 62970031
Sếp H.H.Phước đã xài số đt mới (0903 816926)
Người thì ủng hộ ý kiến cần thiết phải có luật biểu tình vì chiếu theo cái sự thể thế giới người ta làm vậy đã lâu rồi, dân xứ mình cũng nên có cho giống bạn giống bè. Bởi không thì trông nó bất thường sao sao ấy!? Kẻ "chống" thì bảo là không nên như phát biểu bất hủ của Ngài Hoàng Hữu Phước:
"Ở Việt Nam đã có Mặt trận Tổ quốc.“Nếu Luật lập hội là để tạo nên các đối thủ bên ngoài hệ thống Mặt trận vô hiệu hóa, tiến đến xóa sổ Mặt trận, vậy Luật lập hội có cần không?”, ông Phước dõng dạc hỏi.
“Việt Nam có cần một cuộc biểu tình chống chính phủ, chống các chủ trương, chính sách, đạo luật của Chính phủ Việt Nam hay không. Nếu không cần, tại sao lại đưa dự án Luật biểu tình, nói rồi nói mãi như thể nó là khuôn vàng, thước ngọc để đo chiều cao, chiều rộng, chiều dài, chiều sâu của cái gọi là tự do, dân chủ”.
Cũng vì mấy câu phát biểu này mà ngài bị chửi bới dài dài trên báo chí vừa lề phải lẫn lề trái. Thôi thì đủ cả, chẳng ai khen lấy ngài một câu dù cho khiêm tốn nhất. Ngẫm ra cái chuyện ngài bị chửi cũng phải thôi. Biểu tình là quyền hiến định của công dân. "Nhà nước xã hội chủ nghĩa của ta với nền dân chủ gấp vạn lần dân chủ tư sản" chẳng có lý do gì để tước đoạt quyền đương nhiên đó. Vậy câu hỏi đặt ra, hà cớ gì chúng ta lại không có cái quyền thiêng liêng đó như ý của Ngài HHP?
Nghĩ đi thì cũng phải nghĩ lại. Phần lớn ai muốn vào cái ghế đại biểu QH đều phải qua giới thiệu, hiệp thương lên hiệp thương xuống năm lần bảy lượt mới có cửa chen chân vào chốn nghị trường. Riêng ngài HHP đáng kính của ta, phải tự ứng cử, tức là ngài ấy không có được cái may mắn như những vị khác được giới thiệu đề cử. Từ một kẻ mồ côi chính trị như ngài, đến hôm nay ngài có một chỗ đứng như thế quả là một kỳ công tự thân vận động "thật đáng trân trọng!"
Thử nhìn lại quá trình tự thân mới thấy hết cái trên người của ngài. Thoạt kỳ thủy ngài phải viết nhiều bài bốc thơm các vị quan thích nịnh trên web của mình theo kiểu "rắm của ngài mới thơm làm sao!" qua bài ca ngợi Đinh Thế Huynh "dõng dạc" phát biểu "Việt Nam không cần đa đảng". Rồi kế đó ngài dùng chiêu giết người ngã ngựa bằng các bài ngôn ngữ dung tục kiểu mạt sát và rũa xả Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung,...Chính hành động dũng cảm, ngu muội ấy mà ngài, đã lọt vào mắt xanh của Đảng. Hay một bài điển hình về cái sự điên đến hoang tưởng khi tự cho mình là Lăng Tần HHP với vai trò như đặc sứ của Iraq có thể đưa ra mưu lược giúp cho Sadam Hussein chống lại Mỹ bằng liên minh Neo axis bao gồm Iraq, Bắc Triều Tiên, Iran. Bằng một lối lý luận ngô nghê như một 'thằng ngu". Điều khó hiểu là ngài HHP của chúng ta là một người học cao hiểu rộng nhưng với cách viết giả điên buồn cười vô học đến kỳ lạ, nó cho thấy sự "giả điên" của ngài mới tuyệt vời làm sao? Bởi chính sự giả điên bậc thầy kiểu Hàn Tín, ngài nghiễm nhiên đắc cử đại biểu quốc hội, lọt vào đội ngũ cánh tay nối dài tin cậy của đảng! Từ nền tảng chính trị đó ngài đã thể hiện lối tư duy ngược "đặc sắc" của mình.
“Việt Nam có cần một cuộc biểu tình chống chính phủ, chống các chủ trương, chính sách, đạo luật của Chính phủ Việt Nam hay không". Câu này xét về ý còn thâm thúy hơn nhiều. Nói thế khác nào chửi chứ! Mình là chính phủ mà nói kiểu này thì kiểu gì cũng tìm cách tống cổ thằng ấy ra khỏi tổ chức ngay.
Dân tình như tụi mình bức bối cùng lắm là nhậu nhẹt chửi cho sướng miệng, hay viết lách dăm bài cho thỏa chí tang bồng. Phấn đấu leo vào hàng ngũ quốc hội chửi oách như ngài Phước mới là đẳng cấp, mới là cao cơ. Chửi xong còn được báo chí lề phải phổ biến miễn phí. Chửi, chính phủ nghe xong chỉ còn biết ngậm trái đắng làm ngọt bởi chẳng thể làm gì được.
Hoan hô người đại biểu nhân dân của chúng mình hai tay hai chưn nha! Nhờ ơn trời, Quốc hội khóa 13 lần này mới Hồng Phước làm sao!*.
Luật này mà ra thì hết đường tụ tập kiều vừa qua.
NGUOI TIN NGUONG
15:48 Ngày 25 tháng 11 năm 2011
...
Dân tình như tụi mình bức bối cùng lắm là nhậu nhẹt chửi cho sướng miệng, hay viết lách dăm bài cho thỏa chí tang bồng. Phấn đấu leo vào hàng ngũ quốc hội chửi oách như ngài Phước mới là đẳng cấp, mới là cao cơ. Chửi xong còn được báo chí lề phải phổ biến miễn phí. Chửi, chính phủ nghe xong chỉ còn biết ngậm trái đắng làm ngọt bởi chẳng thể làm gì được.
...
Nói thiệt gặp được huynh đài ở đây sướng còn hơn lên cơn mà có thuốc chơi vài shot. Người như huynh thời này hiếm thấy !
Cả bầy, cả lũ ào ào, chửi bới ỏm tỏi. Từ cái thằng xe ôm ất ơ, cho đến ráo sư ráo sải chuyên ăn đong chữ nghĩa, tất cả sôi sùng sục, vón từng cục, trong nồi cháo lú.
Thật thiên hạ nói cấm có sai, anh hùng hồ dễ có mấy ai.
Master Phước quả là đệ nhất thiên hạ 'chửi gia' thuộc hàng cái thế.
Cái lũ ngợm này sao có mắt mà không có tròng, không lạy anh Phước làm sư phụ, bật loa, nhấn còi nhặng xị, vu vơ !
Nguyễn Tấn Dũng ghi điểm
Hoàng Hữu Phước nhận được tin mời trong lòng mừng rỡ và thầm nghĩ đúng là đại hồng phúc đã đến với mình rồi, chuyến này nhất định ta sẽ lên như diều gặp gió...
Đúng như Hoàng Hữu Phước dự đoán, sau khi tới Bắc Kinh được Quốc Vương nhận làm con nuôi và ủy lạo rất nhiều quà tặng tính ra hơn cả triệu mỹ kim , Thiên tử còn ban cả mỹ nữ và quốc tửu khiến cho Hoàng Hữu Phước vô cùng đắc ý.
Ngay sau khi trở về VN, Hoàng Hữu Phước được bổ nhiệm chức vụ Trưởng ban Thống nhất Trung Việt.
Ba năm sau đó Việt nam trở thành quốc gia tự trị trong Liên bang Trung Hoa.
http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/11/giao-su-ngo-uc-tho-len-tieng-ve-ong.html
Ráo cái sư gì mà tư duy bét nhè như con gà wè, tư cách eo sèo dư lày thì xem có chết cha, chết mẹ cái xứ 4000 quăng quật này không chứ. Thế mà có nhiều đứa xúm lại bợ lên tới mây xanh, hót vang rằng là ráo sư wá đỗi tiệt vời. Cả một lũ ất ơ, ngu ngơ như đàn gà tơ. Thiệt là rầu thấy con bà mẹ !
Ráo sư mà như thế này thì quả là nhục mặt cho cái văn hiến xứ lừa ta !
Thế mà còn vênh váo như là chỉ có ta đây mới chửi được nghị Phước ở tầm cao trí tệ ! Ô hô, ai tai !
Chủ blog trên là đồng hội, cùng thuyền với lão ráo sư gà mờ này nên không cho đăng bài phản bác lại. Nhờ DLB cho cái chỗ để gửi mấy lời, gửi làm quà cho cái đám chuyên cóp nhặt mấy con chữ lận lưng, tối ngày khuya môi múa mép để có con tép bỏ mồm.
Xin thưa các bác như thế này.
Vị giáo sư này chuyên nghiên cứu Hán Nôm, nhưng có lẽ cái vấn đề mọi người đang bàn, liên quan đến nghị Phước ở đây, thuộc về lĩnh vực ngoài tầm với của ông ta, nên cho dù có kính cẩn đến mấy, người đọc cũng không thể bỏ qua được các sơ xuất chết người sau đây mà một con người làm khoa học nghiêm túc không nên mắc phải.
- Luận đề của bài viết là gì ? nín thở đọc cho đến hết bài cũng không nhớ được là tác giả đã dẫn dắt mình đi qua những đâu để đi đến cái kết luận sau cùng. Ban đầu là ô Phước lừa quốc hội, một lúc sau lại thấy ông Phước chống lại cái 'khuôn vàng thước ngọc' của bác Hồ, sau nữa thì lại là ô Phước lấy lòng các vị quan chức, trí thức, tiếp đến ô Phước nói xấu dân. Mỗi thứ nói qua loa vài điểm, biện mà chẳng thấy luận ở đâu hết. Chạy quanh co một hồi, đến cuối bài thì thấy bảo là ô Phước không hiểu biết gì cả, nhắn nhủ ô Phước lần sau đừng nên ra ứng cử QH nữa !
- Viện dẫn tư liệu sơ sài, không đối chiếu nhiều nguồn mà phán như đúng rồi, đặc biệt với các vấn đề lịch sử, chính trị, xã hội. Có những phát biểu rất sai về căn bản các dữ kiện lịch sử. Thậm chí có thể dành những lời mà vị GS này nhận xét về sự kém hiểu biết của ô Phước cho chính ông ta. Một vị giáo sư khả kính thì ắt hẳn không bao giờ phạm những sai lầm cơ bản này, vì bản chất của trí thức chân chính bao giờ cũng phải hoài nghi bất cứ điều gì mình chưa tỏ tường, chứ không thể hồ đồ được. Phải chăng ông ta có vấn đề về xúc cảm khi đang viết bài này ?
- Không có nỗ lực khảo cứu tỉ mỉ, cẩn trọng tư liệu được trích dẫn, suy diễn suông từ các dữ liệu mà chính tác giả cho là không đầy đủ, theo một cách thức mà tác khen là 'kín kẻ', thực ra hàm ý hiểu sao cũng được, không có cơ sở chắc chắn gì cả. Như thế thì tác giả làm sao tuyên rằng đã đánh đổ, lật tẩy được lập luận của người khác.
- Ngôn từ, văn phong có vẻ dễ chấp nhận, dễ nghe hơn chữ nghĩa tuyên truyền một bậc. Tác giả đã, theo thói quen nghề nghiệp, có gia công trích dẫn tư liệu, nhưng số lượng, chất lượng tư liệu được trích dẫn, và cái cách thức tác giả vận dụng các tư liệu ở đây cho thấy cái ý muốn đóng áo và tô son cho bài viết nhiều hơn là củng cố cho cái xương sống, bồi thêm da thịt cho nội dung tác phẩm. Có thể đây là một lần sơ sót, ai cũng có, của giáo sư trong nghề nghiên cứu, viết lách của mình. Nhân đây cũng muốn nói thêm là vấn đề trang điểm nội dung như thế này rất thường hay gặp trong thực tiễn hoạt động của giới học thuật ta hiện nay. Có lẽ đa số không còn, hoặc không có đủ thời gian để làm nghề!
còn tiếp ...
Còn lại một điều lẽ ra không nên nói vì nó có thể dẫn đến va chạm không cần thiết, dây nhợ ra ngoài phạm vi khoa học, tiêu chí học thuật. Tuy nhiên, khoa học khách quan không thể tách rời khỏi thái độ ngay thẳng, công bằng, tôn trọng sự thật, do đó cần phải nêu rõ là tác giả, trong bài viết này, đã vận dụng khá nhuần nhuyễn thủ thuật cáo mượn oai hùm, gắp lửa bỏ tay người, dùng 'bạo lực' ngôn từ để gây áp lực tâm lý đối với đối tượng của bài viết, lợi dụng những khuôn mẫu ý thức hệ để điều kiện hóa cảm nhận của độc giả, nhằm đạt được mục đích hạ bệ đối tượng. Có cảm giác tác giả rất sành sỏi trong việc sử dụng các công cụ, chiêu thức chính trường này, tuy nhiên tôi vẫn không muốn tin như thế. Dù sao thì vị GS chuyên nghiên cứu Hán Nôm này cũng có thành tích học thuật, cống hiến cho nước nhà, có lẽ ông ta không có nhiều thời gian để luyện mấy ngòn nghề của các tay chuyên vẫy vùng trong chốn gió tanh mưa máu. Phỏng đoán sát nhất có thể là, một khi phải sống, sinh họat trong cái ngôi nhà 'trí thức như cục phân' lâu ngày thì không ai có thể tránh được phơi nhiễm một số bệnh ngoài ý muốn. Thế thì, các hội chứng mắc phải như trên là điều không còn đáng ngạc nhiên !
Thực ra, nếu đây là bài viết bất chợt cũa một netizen bình thường, nhân một lúc hứng thú khi đang tham gia diễn đàn Internet, thì không có chuyện gì đáng bàn. Cái đáng lưu ý ở đây là bài viết này được viết ra bởi một vị GS có tên tuổi, có hình ảnh, với nội dung đả kích một vị dân cử đương nhiệm. Như thế, bài viết, mặc dù yếu kém về giá trị học thuật, cũng không còn được xem như bình thường mà thực chất là bất thường, có thể dẫn đến những ảnh hưởng vượt xa ra ngoài cái phạm vi bàn luận thông thường của các diễn đàn ảo, gây tác động không nhỏ đến chính trị, xã hội.
Đề nghị vị GS này rút lại bài viết của mình. Một phân tích cụ thể, dựa trên tư liệu đầy đủ, đáng tin cậy, ở mức chi tiết, để củng cố cho các nhận định trên đây, sẽ hứa hẹn mang đến cho tác giả bài viết này và những độc giả ái mộ của ông ta những bất ngờ không lấy gì làm thú vị !
Người Quan Trắc
Nhưng, chưa đủ "ở Việt Nam muốn nhanh cũng phải cứ... từ từ" !
Ùn tắc giao thông ở TP lớn, mỗi bộ GT làm đéo gì được. TP, BXD cho mần cao ốc, bộ KHĐT, TC không cấp tiền mở đường thì xin lỗi ... cụ ông Thăng sống lại cũng vậy.
Xe chạy ẩu, tai nạn GT nhiều BGTVT là đéo được gì khi công an MÃI LỘ trắng trợn...
đừng ép anh Thăng nhà em quá các bác nhé !
TIN KHẨN - MỜI THAM GIA BIỂU TÌNH
TIN KHẨN - MỜI THAM GIA BIỂU TÌNH
TIN KHẨN-MỜI THAM GIA BIỂU TÌNH NGÀY 27.11.2011 TẠI HÀ NỘI, XEM TẠI ĐÂY:
http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/11/ve-cuoc-bieu-tinh-ngay-chu-nhat.html#comment-form
TIN KHẨN-MỜI THAM GIA BIỂU TÌNH NGÀY 27.11.2011 TẠI HÀ NỘI, XEM TẠI ĐÂY:
http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/11/ve-cuoc-bieu-tinh-ngay-chu-nhat.html#comment-form
KHẨU HIỆU BIỂU TÌNH:
THỦ TƯỚNG THẮNG ĐIỂM NHỜ LUẬT BIỂU TÌNH
DÂN YÊU QUỐC HỘI VÌ LUẬT BIỂU TÌNH
BIỂU TÌNH NHIỀU LÀ DÂN TRÍ CAO
BIỂU TÌNH LÀ THÔNG LỆ QUỐC TẾ
BIỂU TÌNH LÀ VĂN HÓA VĂN MINH
BIỂU TÌNH LÀ RẤT BÌNH DÂN