16.12.11

Chiếm giữ Ô Khảm: 99 phần trăm của Trung Quốc

Tất cả bắt đầu từ một vụ phản đối mua bán đất bất hợp pháp và giàn xếp bầu cử. Theo điều tra của tạp chí Trung Quốc Tài Kinh, chính quyền địa phương ở thôn Ô Khảm của tỉnh phía nam Quảng Đông đã kiếm trên 700 triệu nguyên (tương đương khoảng 110 triệu USD) từ việc bán đất của hợp tác xã nhưng họ chỉ trả 550 nguyên (khoảng 86 USD) cho mỗi dân làng. Ngoài ra, bí thư đảng và trưởng thôn đã dàn xếp những vụ bầu cử địa phương để tại vị hơn 40 năm. Dân làng đã không hài lòng về tình trạng này trong nhiều năm và đã gửi thư kiến nghị từ năm 2009. Tuy nhiên chẳng có giải pháp nào cho đến khi dân chúng cuối cùng xuống đường vào tháng Chín.

Tin tốt là vào cuối tháng Mười Một sau vài tháng biểu tình -- một số là bạo động -- những dân làng đã thành công trong việc khai trừ hai người lãnh đạo thôn. Truyền thông Trung Quốc lý luận vào lúc đó rằng Quảng Đông, dưới quyền Bí thư tỉnh Ủy Uông Dương (một ứng viên cho Ủy Ban Thường Vụ, Bộ chính trị Đảng Cộng Sản Trung Quốc cho thời kỳ chuyển tiếp 2012-2013) đang theo đuổi một cách tiếp cận mới đối với bất ổn xã hội. Ông cố gắng "cân bằng giữ vững ổn định và những quyền cơ bản cùng lúc giúp đỡ nhân dân bày tỏ nhu cầu của mình."

Dân chúng trong một cuộc biểu tình ở thôn Ô Khảm vào ngày 13 tháng 12, 2011, tiến hành mặc niệm cho một nhà lãnh đạo địa phương chết trong giam giữ bởi công an. Biểu ngữ viết "Mọi người có trách nhiệm chống tham nhũng và hối lộ." (Stringer/ Ảnh của Reuters)

Tin không hay là cân bằng đó không hẳn là đúng. Trong những ngày gần đây, dân làng Ô Khảm đã giành quyền kiểm soát thôn, biểu tình chống lại sự tàn bạo của công an đã dẫn đến cái chết của Tiết Cẩm Ba vào 11 tháng 12, một người lãnh đạo biểu tình. Truyền thông Trung Quốc đã im bặt. Chẳng có bàn tán gì về cách thức mới mẻ đối phó với những nhà biểu tình. Vào ngày 14 tháng 12, quyền thị trưởng của thành phố Sán Vĩ, Vương Mông Huy nói rằng đối với những tổ chức có kế hoạch "gây rối", chính quyền sẽ quyết tâm bẻ gãy những hành động phá hoại tài sản công và cản trở công vụ. Chính quyền địa phương hiện giờ đang cố gắng bỏ đói dân làng bằng cách thiết lập chốt chặn với lính canh chung quanh làng để ngăn thực phẩm và các tài nguyên khác đến và lao động bỏ đi.

Cuối cùng thì việc vây hãm sẽ chấm dứt nhưng thách thức căn bản đối với Bắc Kinh thì không. Mỗi năm, cho dù có sự tăng trưởng kinh tế ấn tượng của Trung Quốc, con số những cuộc biểu tình tiếp tục gia tăng. Theo một con số ước đoán, Bắc Kinh hiện nay đương đầu với 180 000 vụ được gọi là "tập trung đám đông". Câu hỏi tại sao cho những vụ biểu tình này chẳng phải là bí ẩn gì: sự vắng bóng của cai trị theo pháp luật [tạm dịch từ rule of law -- ND], minh bạch, và trách nhiệm của quan chức. Những điều này là những nguyên tố xây dựng nên hệ thống chính trị quốc gia và cho phép tham nhũng nở rộ. Trong trường hợp Ô Khảm, những dân làng đang biểu tình phản đối tham nhũng ở cả những vụ bán đất và quy trình bầu cử. Cho dù những người biểu tình phản đối vì những vấn đề này hay môi trường hay sản phẩm kém, căn nguyên là như nhau.

Bài học mà Bắc Kinh học từ biểu tình ở Ô Khảm có lẽ sẽ không hơn "Đã đến lúc phát động [không hiệu quả] chiến dịch chống tham nhũng". Bài học thật sự, tuy vậy, là đã đến lúc lắng nghe những gì Thủ tướng Ôn Gia Bảo phát biểu cách đây vài tháng ở Đại Liên: Chúng ta phải điều hành đất nước bằng pháp luật...Chúng ta cần giữ vững công bằng pháp lý...Những quyền dân chủ và lợi ích của nhân dân được ghi trong Hiến Pháp phải được bảo vệ. Những điều quan trọng nhất là quyền được bỏ phiếu và được biết, tham gia, và giám sát công việc của chính phủ. Nói thẳng ra, nếu thế hệ thứ năm của giới lãnh đạo Đảng không nghe lời Ôn Gia Bảo và nắm bắt lấy chủ động về cải cách chính trị, tình hình càng trông có vẻ rằng nhân dân Trung Quốc sẽ làm điều đó.

Elizabeth C. Economy, Council on Foreign Relations


neofob, x-cafevn.org, chuyển ngữ

Nguồn : http://www.x-cafevn.org/node/2856


. Bookmark the permalink.

2 Responses to Chiếm giữ Ô Khảm: 99 phần trăm của Trung Quốc

  1. Nặc danh says:
    Dân làng Ô Khảm này khôn! Cả làng kéo nhau đi biểu tình thì biết nhốt thằng nào? Không lẽ lại bỏ tù cả làng? Âu dân mình cũng học tập đi thôi!
  2. Nặc danh says:
    Một kinh nghiệm từ thực tế ! đúng là chính quyền có tàn bạo hay có dã tâm đàn áp cũng không thể bắn giết như ở quãng trường Thiên An môn được . Dân Việt mình không phải là không biết nhưng đang thiếu người lãnh đạo nên chưa làm được như người Ô Khảm mà thôi !

Leave a Reply

Không có nhận xét nào: