Hai ngày trước khi lễ trao giải Nobel Hòa bình 2011, một chiến dịch vận động tự do cho khôi nguyên 2010, Lưu Hiểu Ba, đã được phát động vào ngày hôm qua 08/11/2011. Sáng kiến này nhằm mục đích không để cho chính quyền Bắc Kinh dìm vào quên lãng số phận của một trí thức Trung Quốc vì tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền đã phải bị chế độ giam cầm trong điều kiện khắc nghiệt.
Ủy ban vận động gồm 6 giải Nobel Hòa bình là Đức Cha Nam Phi Desmond Tutu, nữ luật sư người Iran Shirin Ebadi, nhà hoạt động chống mìn Jody Willams người Mỹ, Mairaed Maguire và Betty Williams người Bắc Ai Len. Người thứ sáu là cựu tổng thống Tiệp Vaclav Havel, nhà ly khai thời cộng sản cũ.
Các nhân vật quốc tế nhận định sau một chiến dịch « dọa nạt » của Bắc Kinh phản ứng lại quyết định của Ủy ban Nobel Hòa Bình quốc tế, chính quyền Trung Quốc tìm cách bịt miệng thân nhân và bạn bè của nhà ly khai họ Lưu.
Bản thông cáo chung của Ủy Ban vận động cho Lư Hiểu ba kêu gọi những người yêu chuộng tự do ngôn luận và tư tưởng cùng tham gia vào phong trào.
Cũng trong bối cảnh này hai tổ chức phi chính phủ Amnesty International, Ân Xá Quốc Tế và Human Rights Watch ra thông cáo kêu gọi Trung Quốc trả tự do cho giải Nobel Hòa bình 2010, Lưu Hiểu Ba. Hai tổ chức này lo ngại chính quyền Bắc Kinh càng ngày càng trở thành kẻ thù của nhân quyền.
Giám đốc Human Ritghs Watch theo dõi tình hình Trung Quốc, bà Sophie Richardson thẩm định là quốc tế cần cho giới lãnh đạo Bắc Kinh biết « cái giá phải trả khi chà đạp nhân quyền, không xứng đáng được trải thảm đỏ ».
Human Ritghs Watch cũng nhắc đến luật sư Cao Trí Thịnh và luật gia mù Trần Quang Thành. Một người bị mất tích từ 18 tháng nay và người kia bị quản thúc từ khi công bố chính sách triệt sản bất nhân của chính quyền Trung Quốc.
Nobel Hòa bình năm nay 2011 sẽ được trao cho ba phụ nữ Phi châu Ellen Johnson và Leymah Gbowee người Liberia. Người thứ ba là Tawakkol Karman, biểu tượng của phong trào chống độc tài tại Yemen.
Trung Quốc kêu gọi Na Uy bình thường hóa bang giao
Ngày 09/12/2011, tại Bắc Kinh, phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi kêu gọi Na Uy « nỗ lực » bình thường hóa quan hệ song phương.
Cách nay một năm, vì tức giận Ủy ban Hòa Bình trao giải Nobel cho Lưu Hiểu Ba, chính quyền Trung Quốc đình chỉ quan hệ với Na Uy. Ông Hồng Lỗi không nói cụ thể là Na Uy cần phải « cố gắng » như thế nào. Hồi tháng 10, chính Bắc Kinh đã bác lời kêu gọi của Na Uy nối lại quan hệ chính trị.
Ủy ban vận động gồm 6 giải Nobel Hòa bình là Đức Cha Nam Phi Desmond Tutu, nữ luật sư người Iran Shirin Ebadi, nhà hoạt động chống mìn Jody Willams người Mỹ, Mairaed Maguire và Betty Williams người Bắc Ai Len. Người thứ sáu là cựu tổng thống Tiệp Vaclav Havel, nhà ly khai thời cộng sản cũ.
Các nhân vật quốc tế nhận định sau một chiến dịch « dọa nạt » của Bắc Kinh phản ứng lại quyết định của Ủy ban Nobel Hòa Bình quốc tế, chính quyền Trung Quốc tìm cách bịt miệng thân nhân và bạn bè của nhà ly khai họ Lưu.
Bản thông cáo chung của Ủy Ban vận động cho Lư Hiểu ba kêu gọi những người yêu chuộng tự do ngôn luận và tư tưởng cùng tham gia vào phong trào.
Cũng trong bối cảnh này hai tổ chức phi chính phủ Amnesty International, Ân Xá Quốc Tế và Human Rights Watch ra thông cáo kêu gọi Trung Quốc trả tự do cho giải Nobel Hòa bình 2010, Lưu Hiểu Ba. Hai tổ chức này lo ngại chính quyền Bắc Kinh càng ngày càng trở thành kẻ thù của nhân quyền.
Giám đốc Human Ritghs Watch theo dõi tình hình Trung Quốc, bà Sophie Richardson thẩm định là quốc tế cần cho giới lãnh đạo Bắc Kinh biết « cái giá phải trả khi chà đạp nhân quyền, không xứng đáng được trải thảm đỏ ».
Human Ritghs Watch cũng nhắc đến luật sư Cao Trí Thịnh và luật gia mù Trần Quang Thành. Một người bị mất tích từ 18 tháng nay và người kia bị quản thúc từ khi công bố chính sách triệt sản bất nhân của chính quyền Trung Quốc.
Nobel Hòa bình năm nay 2011 sẽ được trao cho ba phụ nữ Phi châu Ellen Johnson và Leymah Gbowee người Liberia. Người thứ ba là Tawakkol Karman, biểu tượng của phong trào chống độc tài tại Yemen.
Trung Quốc kêu gọi Na Uy bình thường hóa bang giao
Ngày 09/12/2011, tại Bắc Kinh, phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi kêu gọi Na Uy « nỗ lực » bình thường hóa quan hệ song phương.
Cách nay một năm, vì tức giận Ủy ban Hòa Bình trao giải Nobel cho Lưu Hiểu Ba, chính quyền Trung Quốc đình chỉ quan hệ với Na Uy. Ông Hồng Lỗi không nói cụ thể là Na Uy cần phải « cố gắng » như thế nào. Hồi tháng 10, chính Bắc Kinh đã bác lời kêu gọi của Na Uy nối lại quan hệ chính trị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét