Những người biểu tình đã tập trung trước toà án nơi mà ông Ampon Tangnoppakul, 61 tuổi, đã bị kết án vào tháng trước. Ông bị Ampon tuyên án 20 năm tù do vào tháng 5 năm ngoái đã gởi cho thư ký riêng của thủ tướng lúc đó là Abhisit Vejjajiva 4 tin nhắn SMS có nội dung bị xem là nhục mạ Hoàng gia.
Tại Thái Lan, tuy Hoàng gia không có vai trò chính trị chính thức nào, nhưng cho tới nay, đây vẫn là một chủ đề cực kỳ nhạy cảm. Năm nay 84 tuổi, quốc vương Bhumibol Adulyadej vẫn được một bộ phận thần dân tôn thờ. Ông đã nằm viện từ tháng 9 năm 2009, nhưng việc nối ngôi vua chưa bao giờ được công khai đề cập đến ở Thái Lan.
Chiếu theo luật hiện hành, những ai bị quy tội xúc phạm quốc vương, hoàng hậu và các thành viên khác trong Hoàng gia đều có thể bị kết án tù lên tới 15 năm cho mỗi hành vi. Nhưng toàn bộ các điều luật được sử dụng để trừng trị tội « phạm thượng » đối với Hoàng gia đang ngày càng bị chống đối tại Thái Lan, thể hiện qua cuộc biểu tình hôm qua ở Bangkok.
Cuộc biểu tình này đã diễn ra đúng 112 phút, ám chỉ điều 112 của luật hình sự Thái Lan, một trong những điều luật thường được sử dụng để trừng trị tội phạm thượng, theo như lời giải thích một thành viên ban tổ chức biểu tình, Kwanravee Wangudom.
Ngày 8/12 vừa qua, một người Mỹ gốc Thái Lan, Joe Wichai Commart Gordon, vừa bị tuyên án 30 tháng tù, do ông này, từ Hoa Kỳ, đã dịch sang tiếng Thái một cuốn tiểu sử quốc vương bị cấm phát hành ở Thái Lan, rồi đăng cuốn sách này trên Internet. Ông đã bị bắt vào tháng 5 vừa qua khi về thăm Thái Lan.
Các vụ truy tố và kết án tù về tội phạm thượng đã gia tăng kể từ sau cuộc đảo chính lật đổ thủ tướng Thaksin Shinawatra. Hiện đang sống lưu vong, ông Thaksin vẫn bị xem là mối nguy cho chế độ quân chủ Thái Lan. Vấn đề là theo các nhà quan sát, chính phủ mới của bà Yingluck Shinawatra, em gái của ông Thaksin, cho tới nay vẫn không cải thiện được tình hình. Mặc dù bị phản đối như vậy, chính phủ Thái Lan ngày 7/12 vừa qua đã thông báo sẽ lập một ủy ban để dẹp những trang web có nội dung bị xem là phỉ báng Hoàng gia.
Từ nhiều năm qua, quốc tế vẫn thường xuyên chỉ trích Thái Lan về các điều luật trừng trị tội khi quân. Sau vụ tuyên án 30 tháng tù công dân Mỹ gốc Thái Lan ngày 8/12, hôm qua, Tổng lãnh sự Mỹ ỏ Thái Lan Elizabeth Pratt đã cho rằng bản án nói trên là « quá nặng nề », vì theo bà, trên thực tế ông Gordon chỉ hành xử quyền tự do ngôn luận.
Cũng hôm qua, phát ngôn viên của Cao ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc Navi Pillay lên án Bangkok không tôn trọng các cam kết quốc tế khi vẫn duy trì các điều luật quá khắt khe về tội phạm thượng, cho rằng điều này gây tác hại đến quyền tự do ngôn luận ở Thái Lan. Phát ngôn viên Cao ủy Nhân quyền LHQ thúc giục Thái Lan nhanh chóng sửa đổi các điều luật nói trên.
Tại Thái Lan, tuy Hoàng gia không có vai trò chính trị chính thức nào, nhưng cho tới nay, đây vẫn là một chủ đề cực kỳ nhạy cảm. Năm nay 84 tuổi, quốc vương Bhumibol Adulyadej vẫn được một bộ phận thần dân tôn thờ. Ông đã nằm viện từ tháng 9 năm 2009, nhưng việc nối ngôi vua chưa bao giờ được công khai đề cập đến ở Thái Lan.
Chiếu theo luật hiện hành, những ai bị quy tội xúc phạm quốc vương, hoàng hậu và các thành viên khác trong Hoàng gia đều có thể bị kết án tù lên tới 15 năm cho mỗi hành vi. Nhưng toàn bộ các điều luật được sử dụng để trừng trị tội « phạm thượng » đối với Hoàng gia đang ngày càng bị chống đối tại Thái Lan, thể hiện qua cuộc biểu tình hôm qua ở Bangkok.
Cuộc biểu tình này đã diễn ra đúng 112 phút, ám chỉ điều 112 của luật hình sự Thái Lan, một trong những điều luật thường được sử dụng để trừng trị tội phạm thượng, theo như lời giải thích một thành viên ban tổ chức biểu tình, Kwanravee Wangudom.
Ngày 8/12 vừa qua, một người Mỹ gốc Thái Lan, Joe Wichai Commart Gordon, vừa bị tuyên án 30 tháng tù, do ông này, từ Hoa Kỳ, đã dịch sang tiếng Thái một cuốn tiểu sử quốc vương bị cấm phát hành ở Thái Lan, rồi đăng cuốn sách này trên Internet. Ông đã bị bắt vào tháng 5 vừa qua khi về thăm Thái Lan.
Các vụ truy tố và kết án tù về tội phạm thượng đã gia tăng kể từ sau cuộc đảo chính lật đổ thủ tướng Thaksin Shinawatra. Hiện đang sống lưu vong, ông Thaksin vẫn bị xem là mối nguy cho chế độ quân chủ Thái Lan. Vấn đề là theo các nhà quan sát, chính phủ mới của bà Yingluck Shinawatra, em gái của ông Thaksin, cho tới nay vẫn không cải thiện được tình hình. Mặc dù bị phản đối như vậy, chính phủ Thái Lan ngày 7/12 vừa qua đã thông báo sẽ lập một ủy ban để dẹp những trang web có nội dung bị xem là phỉ báng Hoàng gia.
Từ nhiều năm qua, quốc tế vẫn thường xuyên chỉ trích Thái Lan về các điều luật trừng trị tội khi quân. Sau vụ tuyên án 30 tháng tù công dân Mỹ gốc Thái Lan ngày 8/12, hôm qua, Tổng lãnh sự Mỹ ỏ Thái Lan Elizabeth Pratt đã cho rằng bản án nói trên là « quá nặng nề », vì theo bà, trên thực tế ông Gordon chỉ hành xử quyền tự do ngôn luận.
Cũng hôm qua, phát ngôn viên của Cao ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc Navi Pillay lên án Bangkok không tôn trọng các cam kết quốc tế khi vẫn duy trì các điều luật quá khắt khe về tội phạm thượng, cho rằng điều này gây tác hại đến quyền tự do ngôn luận ở Thái Lan. Phát ngôn viên Cao ủy Nhân quyền LHQ thúc giục Thái Lan nhanh chóng sửa đổi các điều luật nói trên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét