Lời người dịch bài 1: Tháng 6/2010, báo Nước Nga Xô viết đăng tin “Cuộc chiến tranh chống Công an”. Các phản hồi với bài viết không đầy 300 chữ tiếng Nga này đã chiếm tới 20 trang tiếp nối trên tờ báo điện tử này.
Cuộc chiến tranh chống công an
Hơn 1300 quân được huy động vào chiến dịch đặc biệt để truy bắt các phần tử vũ trang, tuyên bố chiến tranh chống các cơ quan thực thi pháp luật ở Primorie (vùng ven biển phía Đông, vùng duyên hải). Gần một nghìn quân trong đó thuộc Cục nội vụ vùng Primorie. Chiến dịch cũng huy động các cán bộ FSB (tên mới của KGB – an ninh Nga)
Một lực lượng nghiêm trọng như thế được ném vào đển bắt một băng, theo các số liệu chính thức, gồm 5 người. Nhóm người này, đã tiến hành một loạt tiến công vào các nhân viên cơ quan thực thi pháp luật. 27 tháng năm tại làng Rakitnyi khu Dalnerechensk, một công an viên đã bị giết trong khi trực ban tại toà nhà cơ quan công an. Vào đêm rạng sáng 29 đã có một cuộc đột kích táo bạo vào công an khu Iakivlevsk vùng Primorie. Một CA chết, một bị thương. Vào đêm rạng sáng mồng 8/6 tại khu vực Spassk những tội phạm này lại tấn công làm hai CA viên bị thương.
Các cuộc tiến công này được đặc biệt chú ý không chỉ vì mức độ táo bạo và tàn độc. Lần đầu tiên tại các vùng ngoài Bắc Kavkaz, các thành viên của băng nhóm vũ trang giải thích hành động của mình bằng các động cơ chính trị.
Lời kêu gọi phát tán qua Internet nhân danh thủ lãnh của băng nhóm này, Roman Muromtsev, cho biết họ tiến hành các hoạt động du kích chống lại “bọn súc sinh bất lương (продажные твари – cũng có nghĩa là bán nước”) trong các cơ quan giữ gìn trật tự và đây là cuộc đấu tranh giải phóng vì tự do của Nga”.
Roman Muromtsev, 32 tuổi, từng phục vụ trong bộ đội đổ bộ đường không, chiến đấu ở Tchetchnia. Tên tuổi các thành viên khác của băng này cũng được xác định. Đó là Andei Sukhorada, 22 tuổi; Alexandr Kovtun, 20 tuổi, Alexandr Sladkikh 19 tuổi, và Roman Savchenko 18 tuổi. Điều đặc biệt là dân địa phương ủng hộ các phiến quân mới xuất hiện này và không coi họ là giặc, mà là du kích. Nguyên nhân của vụ này được cha của Roman Savchenko giải thích một phần. Theo lời ông này, chính tình trạng vô luân đến tột cùng (беспредел) trong công an là đã đẩy các thanh niên đến bước này. Trước đó, các công an viên dường như đã buộc Roman phải thú nhận đã ăn cắp ở nhà nghỉ nông thôn, rồi khi thả cậu ra, lại doạ rằng họ (các CA này) có quan hệ (người quen, người nhà) ở Viện kiểm sát, vì vậy nếu kiện (CA) thì sẽ vô ích thôi. Dân Primorie nói rằng nhiều công dân vùng này đã khốn đốn vì sự lạm quyền của CA, nên dù họ không thể bước vào trận chiến, nhưng đồng tình và cảm thông với các hành động như thế.
———
Lời người dịch bài 2: Cách đưa tin tù mù về vụ này đã khiến người dân phỏng đoán các kiểu: rằng các quan tham đã vẽ ma; rằng đã mừng công báo công những thành tích giả; rằng đã mở những chiến dịch “đánh tội phạm” để lấp liếm sự bất lực…
Quan điểm của giới blog ở Nga: Công an chống “du kích”, nhân dân chống công anTin từ Primorie (vùng ven biển phía Đông) của Nga về nhóm “những người thợ săn đầu công an” là một trong những tin được thảo luận nhiều nhất. Các cơ quan công lực Nga chiến thắng trong cuộc đối đầu này, nhưng tình cảm của các công dân mạng lại dành cho các đối thủ của các cơ quan công lực. Tác giả Egor Vinogradov tổng hợp từ Moskva cho báo Thế giới của Đức.
Trang sử được thần dân Internet gọi là “những người du kích duyên hải” (Primorsky partizan) đã kết thúc tại Ussurisk ngày 11 tháng 6 khi một bộ phận của nhóm du kích bị tiêu diệt, những người còn lại đầu hàng các cơ quan thực thi pháp luật. Nhưng sau đó cuộc thảo luận về đề tài này còn bùng cháy hơn. Các ý kiến trái chiều nhau: người thì coi đây là giặc, là tội phạm, còn những người khác coi đây là Robin Hood và những chiến sĩ chống lại sự lạm quyền vô độ của công an. Luồng ý kiến thứ hai mạnh hơn nhiều.
Người mang nick name là Naylich cho rằng:
Điều quan trọng là bây giờ không để cho những giặc cướp, tội đồ thực sự hoạt động với danh nghĩa là du kích. Còn những người thực sự (chống đối bất công) phải được tưởng niệm vĩnh hằng.
Namiru viết:
Chia buồn với tất cả… Cảm ơn các bậc cha mẹ đã sinh thành những người con trai ấy. Xin đau nỗi đau của mọi người. Tất cả bọn công an (Nga) phải chịu trách nhiệm.
Thông tin các loại từ vùng Primorie đưa về không thống nhất về chuyện ai tuyên chiến với công an, gây lẫn lộn khi đánh giá tình hình. Không rõ ai là những thợ săn đầu công an, không rõ họ muốn gì, tóm lại không thể tìm hiểu gì nhờ truyền thông. Chính vì thế mà lẫn lộn những câu hỏi, những cách hiểu, những giải đoán.
Zasulrasha nhận định:
1. Đã có chuẩn bị hành sự chống chính quyền.
2. Tại sao lại cần đến ngần ấy quân và xe bọc théo để chống lại 5 cậu trai mang súng tiểu liên?
Dối trá và lẫn lộn về tên tuổi của du kích, và các địa điểm họ dừng chân.
Cảnh bắt (các du kích) là dàn dựng (cảnh giả), chuyện họ chạy vào thành phố nấp rồi lập chiến lũy trong các căn hộ.
Nếu ở đó có những (chiến sĩ) chuyên nghiệp. có kinh nghiệm chiến đấu trong núi ở Chechnya, thì không khác gì “bắt gió ngoài đồng” (ngạn ngữ Nga).
Chính quyền (tránh trớ) không nói nguyên nhân thật đã dẫn đến hành động như vậy của các thanh niên .
Kết luận: (trong vụ này, công an đã) nói dối từ đầu đến cuối, dựng biên bản cho qua chuyện, làm báo cáo cho xong chuyện (ý nói lấp liếm).
Cần phải thấy rằng các nguồn chính thức hôm nay được rất ít người tin. Chỉ thiểu số (tin) thôi. Trên mạng đã hình thành một liên minh những người không hài lòng (với cách giải quyết của cơ quan hữu quan trong vụ này)
Phản hồi của Piligrim-67:
Các CA viên vẫn tiếp tục cư xử cục súc (зверствовать – hung ác, mang thú tính)
Thành viên mạng Evgesha viết:
Tất cả những giặc cướp và tội đồ đã từ lâu vào làm trong công an. Người tử tế cuối cùng trong binh phục công an tôi nhìn thấy 14 năm trước (1996). Anh này sau đó giải ngũ khỏi nơi cơ mật (органы: công an, an ninh), nói với tôi là ở đó (cơ quan CA, an ninh), những người tử tế (có lý tửởng, không tham nhũng) thì đốt đuốc lên giữa ban ngày tìm cũng chẳng thấy. Sau đó tôi còn gặp hai người (CA) nữa. Một người còng tay một mugic trong tiệm nhảy, rồi đánh anh ta vào mặt. Một người khác là kẻ cắp, chuyên thực thi các chỉ thị và các đặt hàng về trộm cắp ô tô ngoại. (Tiếc là không thể đưa bằng cớ, tôi chỉ xắp xếp các sự kiện và các câu chuyện. Không đủ yếu tố để lập hồ sơ vụ án). Sau đó còn phải gặp CA một số lần khi các xe ô tô bị lấy trộm. Cũng không gặp được ai (CA) tử tế (trong các vụ này).
Nơi nào bị (dân) chửi, cũng là nơi xuất hiện những lời khen. Khi các blogger vừa trút giận dữ lên đầu CA, là lập tức xuất hiện những ai đứng ra bảo vệ các nhân vật lãnh đạo cơ quan công lực, và cái hệ thống đẻ ra họ.
Otyebiss viết: Ra lệnh tiêu diệt bọn chúng là còn ít đấy… Tôi không tìm được lời (để khen ngợi chánh quyền), mọi thứ được giải quyết đâu ra đấy.
Cần phải bắt cái bọn vô lại trên mạng, và những báo chí lá cải vẫn ủng hộ chúng, lôi cả lũ ra đồng rồi tiêu diệt. Một chính quyền ra hồn phải biết làm như thế.
Sự mập mờ đẻ ra nhiều cách lý giải. Một trong những câu hỏi chính: (những người du kích) đó là ai? Trên mạng có nhiều câu trả lời. Nhưng nói rằng, ai đó đã tiến gần tới sự thực, là điều không thể, bởi vì không đủ dữ kiện. Có thể hy vọng rằng việc điều tra sẽ rọi ánh sáng vào những điều bí ẩn này, nhưng ngay bây giờ các blogger đã tỏ ra không tin tưởng rằng sẽ nhận được thông tin tin cậy từ các nguồn chính thức.
Strukova_mv viết:
Theo báo chí thì “Roman Savchenko (du kích 18 tuổi) tích cực hợp tác với cơ quan điều tra”. Cũng viếy rằng Roman nằm trong bệnh viện với hàm bị vỡ. Bà mẹ luôn ở cạnh cậu ấy, vì sợ Roman sẽ bị giết như Kirillov. Khi người ta bắt được Kirillov, đang tiếp tế thực phẩm cho du kích, thì đánh (anh ta) trong hai ngày gần chết, (cuối cùng Kirillov) chết trong bệnh viện.
Dĩ nhiên là không ai bào chữa cho tội giết người. Những kẻ giết công an viên sẽ phải chịu tội. Nhưng những người đang bị buộc tội là thủ mưu có phải là những người, như truyền thông viết, là bị giết trong quá trình chiến dịch (tiễu trừ du kích) không? Khi đọc các blog, thấy rõ rằng dân mạng không tin CA.
Leise_stimme viết:
Người thực việc thực là có mấy cậu trẻ trả thù một – hai CA viên rồi chuồn vào rừng, để khỏi bị bắt. Lãnh đạo CA quyết định tâng công, báo cáo về “băng nhóm đã bị xử lý”, rồi kê thêm đủ thứ tội cho cho họ, rồi ghép (tội đó) vào những cái tên của những người trước đó (CA) đã ra lệnh “không được bắt sống” (“живыми не брать”).
Nhưng họ đã không tính hết phản ứng của dân, và đến nay, vẫn bằng phương pháp chặt chém, làm mất thể diện thêm “bọn du kích” do chính họ (lãnh đạo CA địa phương) tô vẽ ra. Nhà nước có thêm cơ hội để chỉ ra rằng ý đồ hiện đại hoá CA của mình là nghiêm chỉnh. Nhưng nếu lại là phiên toà xử kín, hoặc với các du kích còn sống xảy ra điều gì đó (bất hạnh), thì sẽ không ai phải đặt ra câu hỏi gì thêm.
Golishov: có một nhóm bạn từ ngày còn thơ, oán hận công an… Nhóm này bị “tóm”… Rồi tới trước những ngày lễ (cuối năm, như Năm mới, Giáng sinh…), người ta tuyên họ là “những du kích” khủng khiếp, những kẻ dường như từ tháng 2 đến tháng 6 đã quật ngã nhiều CA trên khắp miền Dalny Vostok (Viễn Đông Nga). Và để họ không nói gì thừa, người ta giết họ (còn những gì xảy ra với những người sống, tôi không biết, chỉ đồ rằng không có gì tốt đẹp). Trên thực tế, những người CA bị hại đã bị xử lý bởi những người khác nhau, theo những nguyên cớ khác nhau. Chẳng có nhóm du kích nào. Chẳng qua những người (lãnh đạo) vùng Dalnii Vostok là những vị đầu tiên không còn biết sợ (Chúa trời)… Trước sự kiện này thì chưa là gì, nhưng vào mùa này bọn “Cá” (ментоцид – cách ghép tên xấu cho CA Nga của dân gian) bỗng trở thành sự kiện đỉnh cao (hit). Tôi nghĩ thế.
Loani: Bọn quan chức và lãnh đạo công lực ăn cắp đã đời và béo mầm đã bắt đầu thuyết phục chúng ta rằng những cậu trai kia đã tiến hành hàng chục vụ cướp và giết, rằng đấy là bọn theo chủ nghĩa dân tộc kiểu phát xít, và vì thế (quan chức và lãnh đạo công lực hư hóng lệnh) phải bắn các cậu trai này chết, để còn gán được cho họ thật nhiều những tội ác (mà cơ quan công quyền bất lực) không điều tra được.
Trên các diễn đàn Internet, không nhiều lắm, nhưng vẫn có những tuyên bố mỉa mai, ngụ ý rằng họ không nhìn thấy trong nhóm (du kích) Primorsk những người anh hùng. Trên thực tế, tác giả của những tuyên bố này thường không nhìn thấy trong những người “du kích duyên hải” chân dung bọn kẻ cướp theo nghĩa đen (là những tội phạm cướp bóc nhân dân địa phương), mà chỉ cho rằng đây là những nhân vật nguy hiểm, có hành vi không đúng đạo, rằng cần phải tránh xa những người như thế. Tuy nhiên, gần đây dung lượng của thảo luận như thế đầy đến mức khó tránh khỏi bùng nổ. Những hoạt động gần đây của phong trào 31 (cứ đến ngày 31 của tháng tụ tập ở một địa điểm nhất định trong một thành phố, nổi tiếng nhất là ở quảng trường Triumphal ở Moskva ND.), đặc biệt là cuộc cuối cùng (ý nói cuộc mít tinh 31/5/2010 ở quảng trường Triumphal, Moskva. ND), đông nhất, và bị đàn áp tàn khốc nhất, những bất bình ở Pikalevo và các công nhân mỏ Raspadskaya biểu tình, rồi các “thợ săn đầu công an ở Primorsk”… (là những sự kiện mà) giới blogger thấy trong đó tính quy luật.
Holera 69: Trên thực tế, cũng chẳng quan trọng lắm, là chuyện gì đã thực sự xảy ra. Xã hội đã nhìn thấy cái mà nó đợi đã lâu.
Colobust: (Sự tích) “Cái kim trong bọc” vẫn đang tiếp tục. Và số lượng OMON (cảnh sát vũ trang) nước Nga cứ lớn lên vv… và vv. Và sẽ đến điểm “không còn đường trở lại”.
White_bars: Hồi Xô viết cũng thế, sống như là “phe phẩy” cái thập tự (kiểu như bát cơm quả trứng trong tiếng Việt) của chính mình. Biết bao người như thế (như các du kích) đã đi vào rừng (khởi loạn)…
Tác giả: Egor Vinogradov (Moskva).
Biên tập: Sergei Gusha
Người dịch: Lê Thành
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét