Rồi mười hai tháng cũng qua
Sài Gòn đau mỏi hơn ba mươi mùa
Có gì trong nghĩa “được, thua”
Sài Gòn giữa tháng Mười Hai
Người qua tất tả… lá bay ngập ngừng
Buồn thay! phố bỗng là rừng
Nghe lòng hoang lạnh trong sương chiều về
Sài Gòn ai có thương về?
Phạm Duy ngồi đó mân mê nỗi buồn
“Phố Buồn” nay đã buồn hơn… (*)
Gót nào qua phố tiếng hờn rụng rơi!
Làm sao ngăn mắt lệ rơi?
Sài Gòn nghẹn đắng xa rời tiếng ca
Chế Linh buồn kiếp không nhà (**)
Làm thân lữ khách đường xa mịt mù
Sài Gòn đâu có mùa thu
Mà sao bàng bạc âm u một trời
Bàn chân qua phố rã rời
Ai còn nghe tiếng lã lơi gọi mời?
Sài Gòn… có lá vàng bay…
Đã buồn nên tháng Mười Hai càng buồn!
Sao người ngồi thở dài luôn…
Sao người không giết nỗi buồn đã lâu?
Sài Gòn mắt đã chờ lâu…
Có ai ngồi đếm lá sầu rụng rơi?…
Tháng Mười Hai - 2 ngàn 11
(*) Ca khúc “Phố Buồn” của nhạc sĩ Phạm Duy viết trước năm 1975.
(**) Cho nỗi buồn đáng nhớ của ca sĩ Chế Linh trong chuyến về thăm lại Sài Gòn vào tháng 11/2011.
. Bookmark the permalink.
sai gon dep lam sai gon oi
bay gio co do nhu vet thuong con dang chay mau
saigon dau qua saigon oi
sài gòn vẫn đợi quang trung
đứng lên giết giặc phá tung hoàng thành
đã ba mươi sáu xuân xanh
sài gòn đã mất tên thành là minh
buồn như lá rụng bên đình
bao giờ trả lại tên mình ngày xưa
Hồi bé em nghe kể
chuyện nguy hiểm đường rừng
lắm thú dữ thấy ghê
to nhất là ông voi
độc nhất là rắn rết
khỏe nhất ông ba mươi
nhưng chuyện về người rừng
mới làm em sợ hãi
vì người rừng có d...á...i
nó hay hiếp con gái
nghĩ tới nổi da gà
đắp chăn che thật kín
.Biết em tính nhút nhát
bà bảo em đừng lo
đi tìm hai ống nứa
xỏ vào cổ tay mình
trước khi đi hái củi
nếu chẳng may gặp rủi
trước nhất phải bình tĩnh
người rừng nắm cổ tay
ngửa mặt cười như say
chờ mặt trời xuống núi
mới giở cái trò ấy
ta nhẹ nhàng rút tay
người rừng chẳng có hay
thế là ta chạy thoát.
Biết vậy nhưng sợ lắm
Thời gian trôi qua mau
em lên Sài gòn học
em chưa dám yêu ai
chuyện ấy để tương lai
sau khi em thành tài .
Sài gòn bỗng đổi đời ,
người về từ rừng rú
tràn ngập cả thành phố
chặn hết chỗ ngã tư
dân như ong vỡ tổ
nhưng họ không nắm tay
họ chỉ giữ đôi chân
không chân ai có nứa
nên bị cắt ống quần .
Họ chiếm bao nhà lầu
rửa rau bằng toa lết
họ vo gạo bằng thau
là cái bô ăn trầu
cánh cửa phá làm củi
nấu cơm trên lan can
rồi chổng khu thổi lửa
quần áo phơi trên sào
đầy mặt tiền thành phố
ôi chẳng biết nói sao
nhưng biết chắc một điều ,
người rừng là có thật
nhiều nhiều lắm nhiều lắm .
Anh với em lên Sài Gòn đi học
phận nghèo nên mỗi đứa kiếm việc thêm
Em bán tranh còn anh sơn bảng tiệm
cũng đủ cho đời sinh viên .
ba anh dặn :cấm không được tằng tịu
học thành tài rồi ba sẽ tính sau
thật tình hai đứa thân nhau
tuổi mười tám vẫn còn ngây thơ quá
em văn khoa còn anh sinh hoá
vẫn ghi thêm cour luật thử chơi .
nhớ buổi thầy Mẫu dạy cổ luật
lớp quá đông hai đứa nháy nhau :
mau ra công trường chiến sĩ
ăn bò kho bò biá thật ngon
anh đá cá ,cá tung lên cao thật đẹp
chán chê rồi mình đi dạo quanh đây
đầu muà thu gió thổi lá vàng bay
nhiều nhất là hoa giới ngưạ
nhặt một cánh anh tung lên cao
quay tít như cánh chiếc cánh quạt .
rơi trúng vào em làm em sượng
Thằng bạn hối hả đến gần mang tờ báo
lệnh động viên tăng tuổi vì tình hình
em buột miệng : mình phải xa nhau sao ?
em sẽ theo anh đến tận cùng trái đất !
lời tự nhiên mới là lời chân thật
hai đưá yêu nhau tự bao giờ .
Ba mươi tháng tư , anh là lính thất trận
em vẫn theo khắp trại bằng đôi chân
mảnh khảnh đến thăm anh vì tình nghiã
thằng quản giáo thấy vợ tù thèm nhỏ dãi
gái miền Bắc ai chung thuỷ như thế
nó lân la học nhạc làm quen
nhưng tâm hồn đã gần như vô cảm
xin cảm ơn những kỹ sư tâm hồn
đào tạo ra thế hệ chúng ta
cho Việt Nam tương lai còn hy vọng
xin cảm ơn miền Nam dù đã mất
thà làm con dân tự do hơn làm quan cộng
sống hiên ngang trong cõi trời Đông
xin cảm ơn đàn bà , con gái .
là mẹ , vợ , con những người tù cải tạo
Làm sao Giết được nỗi buồn !
Nên thường len lén nghẹn tuôn giọt sầu
Trăng soi một nửa trên đầu
Nửa kia Trăng khóc đêm thâu vắng người
Có ai Dư chút nụ cười ???
Cho "Trăng" mượn đở-Tìm quên bóng hình
Đêm dài mong ánh Bình Minh
Hong khô nước mắt ướt tình Quê Hương
(tt.)