« Người Nga muốn lật sang trang Putin » tựa của La Croix, « Medvedev khuất phục trước sức mạnh đường phố », tựa của Libération. Đó là nhận xét của các tờ báo trên về tình hình nước Nga, khi trên 200.000 người sẽ xuống đường vào ngày mai. Theo La Croix, thì giai cấp trung lưu của Nga, đã từng ủng hộ việc lập lại trật tự đất nước vào đầu những năm 2000, nay muốn có sự thay đổi.
Tờ báo cho rằng, chính giai cấp trung lưu mới xuất hiện này, là những người muốn nước Nga lật sang một trang mới, không có ông Putin. Trước đây đa số đã ủng hộ một chính quyền mạnh, giúp đất nước phát triển trong ổn định cả về kinh tế lẫn chính trị, và bản thân họ nhờ đó đã có thu nhập cao hơn. Nhưng từ lớp người này đã sản sinh ra một « thế hệ thứ hai » quan tâm đến chính trị hơn. Họ muốn có sự đa dạng trong nền kinh tế (ít lệ thuộc vào dầu hỏa hơn) và trong chính trị (ít có ảnh hưởng của ông Putin hơn).
Việc thiếu vắng một nền tư pháp độc lập, một lực lượng cảnh sát làm việc có lương tâm đã tạo ra tình trạng tùy tiện, làm mất niềm tin nơi các tổ chức nhà nước. Bên cạnh đó tham nhũng ngày càng hoành hành, hệ thống y tế và giáo dục xuống cấp. Và như thế, đã có sự hình thành ý thức chính trị trong số lớp doanh nhân Nga ở lứa tuổi ba mươi, bốn mươi.
Một chủ doanh nghiệp 39 tuổi thổ lộ với thông tín viên của La Croix tại Matxcơva : « Xã hội dân sự đang hiểu được rằng, cần phải làm thay đổi ». Doanh nhân này đã đi biểu tình lần đầu tiên vào hôm 10/12, và đa số bạn bè của anh cho biết đã quá mệt mỏi trước tình trạng bị điều khiển như những con rối. Đối với họ, kinh tế phát triển và tình hình ổn định chưa đủ. Họ cần một không khí dân chủ thực sự.
Theo lớp người này, vụ gian lận bầu cử vừa rồi là ngòi nổ cho phong trào phản kháng, vì họ đã bị cướp mất đi tiếng nói, bị coi là một lũ ngu ngốc, cho dù không ai muốn làm một cuộc cách mạng. Đây chỉ là một giai đoạn mới trong quá trình dân chủ hóa đất nước. Những thay đổi nho nhỏ được ông Putin hứa hẹn không làm họ hài lòng.
La Croix nhận định, không hiểu vô tình hay cố ý, mà sau cuộc biểu tình lớn ngày 10/12/2011, có hai nhân vật thân cận với ông Putin đã tuyên bố sẽ ra tranh cử tổng thống. Tờ báo đặt câu hỏi, liệu đây có phải là một thủ đoạn nữa của Kremlin để gây chia rẽ trong phe đối lập, vốn đang tìm kiếm thủ lãnh ?
Còn Libération trích nhận xét của một chuyên gia, cho rằng : Vấn đề ở đây là chính quyền không nói « Chúng tôi đã có chính sách sai lầm, chúng tôi sẽ cải cách », mà lại nói là « Chúng tôi đã làm việc rất tốt, nhưng chúng tôi đã quyết định sẽ sửa đổi », không hề giải thích vì sao.
Những nghi vấn xung quanh cái chết của Kim Jong Il
Liên quan đến Bắc Triều Tiên, đất nước thu hút sự chú ý của thế giới từ hồi đầu tuần này, Le Figaro có bài viết mang tựa đề « Các gián điệp bối rối vì cái chết của ông Kim Jong Il ». Theo thông tín viên của tờ báo tại Seoul, cố lãnh tụ Bắc Triều Tiên không phải đã chết trong xe lửa như chế độ Bình Nhưỡng đã khẳng định.
Phát thanh viên đài truyền hình nhà nước Bắc Triều Tiên hôm thứ Hai tuần này đã sụt sùi loan báo, « vầng thái dương của thế kỷ 21 » đã từ trần vì « kiệt sức về tinh thần và thể xác » dẫn đến ngưng tim, khi đang trên đường đi công tác hôm thứ Bảy 17/12 vào khoảng tám giờ rưỡi sáng. Lãnh tụ vĩ đại đã cống hiến toàn bộ tâm lực cho nhân dân !
Nhưng theo người đứng đầu cơ quan tình báo Hàn Quốc (NIS) thì đoàn tàu bọc thép sang trọng dành riêng cho ông Kim Jong Il vẫn đậu tại ga Yongsong ở Bình Nhưỡng vào thời điểm đó, không hề dịch chuyển từ hôm thứ Sáu lẫn thứ Bảy. Các điệp viên Hàn Quốc khẳng định, nhà độc tài vốn đã yếu sức từ khi bị tai biến mạch máu não vào tháng 8/2008, đã từ lâu không thể dậy sớm làm việc vào giờ đó.
Lee Yun Keol, trước đây là cận vệ của Kim Jong Il nay đã đào thoát sang Hàn Quốc, cho rằng thực ra nhà độc tài đã qua đời hôm trước đó, vào khoảng 20 giờ, tại tư dinh lộng lẫy của ông ta. Ông Lee nói nguồn tin này là từ một viên chức cao cấp Bắc Triều Tiên làm việc ở Trung Quốc.
Phải chăng các thông tin trên là để gỡ lại danh dự cho ngành tình báo Hàn Quốc, bị chỉ trích dữ dội vì không hề hay biết gì về việc nhà độc tài Bắc Triều Tiên chết đột ngột ? Le Figaro nhận xét, thật ra tình báo Mỹ cũng không hơn gì, dù các máy bay, vệ tinh dọ thám thường xuyên theo dõi, cũng như sử dụng các phương tiện nghe lén. Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ nhìn nhận : «Bắc Triều Tiên vẫn là một chiếc hộp đen ».
Theo Le Figaro, thì đây là một thử thách khó khăn hơn bao giờ hết, vào thời điểm một nhà lãnh đạo khác lên ngôi. Bí mật vẫn bao trùm, ngay cả tuổi thật của Kim Jong Un vẫn chưa có ai biết được, kể cả cơ quan tình báo mạnh nhất hành tinh.
Tương phản tại thành phố vùng biên giữa Bắc Triều Tiên và Trung Quốc
Nhật báo Le Monde quan tâm đến vùng « Sinuiju của Bắc Triều Tiên, cánh cửa sổ nhìn sang một Trung Quốc bùng nổ kinh tế ». Khối lượng hàng hóa trao đổi giữa hai bên lại càng làm nổi bật sự tương phản tại thành phố biên giới này.
Đặc phái viên của tờ báo tại Sinuiju mô tả lại khung cảnh khi hoàng hôn xuống. Phía Bắc Triều Tiên, chỉ có bức tượng khổng lồ của lãnh tụ vĩ đại được chiếu sáng suốt đêm với những ngọn đèn pha cực mạnh, những làng xóm còn lại chìm khuất trong bóng tối âm u. Người đi đường phải sử dụng đèn pin để khỏi bị vấp té trên hè phố. Còn phía thành phố Đan Đông của Trung Quốc nằm giáp ranh, sáng rực đèn néon và những tòa nhà chọc trời.
Sinuiju là thành phố vùng biên quan trọng nhất của Bắc Triều Tiên, nơi trung chuyển phân nửa số lượng hàng hóa trao đổi với Trung Quốc. Nhưng đồng thời thành phố này cũng là trung tâm chạy áp-phe của các cán bộ tham nhũng.
Le Monde cho biết thêm, từ khi cái chết của ông Kim Jong Il được loan báo, phía Trung Quốc đã phong tỏa gần như hoàn toàn biên giới, để tránh việc người Bắc Triều Tiên đổ sang tị nạn. Việc buôn bán dọc theo dòng sông Áp Lục phân ranh bị ngưng lại, trừ các hàng hóa do quân đội hoặc chính quyền Bình Nhưỡng đặt mua. Tất cả các công dân Bắc Triều Tiên tạm trú tại Trung Quốc dù có visa ngắn hạn hay dài hạn đều bị buộc phải trở về nước.
Cúm gà tái xuất tại Hồng Kông
Cũng tại châu Á nhưng trên lãnh vực y tế, Le Monde đề cập đến « Sự quay lại của dịch cúm gà H5N1 tại Hồng Kông làm nghi ngờ về hiệu quả của các loại vắc-xin được sử dụng ». Tờ báo chú ý tới việc sau khi có ba con gia cầm mang virus H5N1 bị chết, chính quyền Hồng Kông đã cho ngưng nhập khẩu các loại gia cầm.
Từ khi bắt đầu xuất hiện vào năm 1997 tại Hồng Kông, virus H5N1 đã làm cho 60% số người bị nhiễm bệnh tử vong. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (OMS), có 336 trường hợp người nhiễm cúm gà bị chết kể từ năm 2003, đa số tại châu Á.
Nếu cái chết của hai con chim hoang dã có thể coi là tự nhiên, thì trường hợp con gà nuôi dù đã được chích vắc-xin vẫn bị chết, đã làm cho các nhà khoa học Hồng Kông lo lắng. Họ đang cho phân tích ADN để xem có hiện tượng virus biến thể hay không, và trong trường hợp này sẽ phải sử dụng loại vắc-xin khác. Hiện nay Hồng Kông sử dụng một loại vắc-xin của Hà Lan, nhưng các nhà khoa học đang thử nghiệm một loại vắc-xin từ Cáp Nhĩ Tân ở miền đông bắc Trung Quốc.
Trong khi chờ đợi kết quả, mức báo động tại các bệnh viện đã được nâng lên thành « nghiêm trọng », có nghĩa là những người thuộc loại có nguy cơ cao sẽ được theo dõi. Việc nhập khẩu gia cầm sống từ Trung Hoa lục địa được tạm ngưng cho đến ngày 12/01/2012, tuy việc kiểm tra các trại nuôi gia cầm ở cả Hồng Kông lẫn Hoa lục đều chưa cho thấy dấu hiệu nào bất thường.
Những ưu tư trước thềm năm mới
Nhân mùa Giáng sinh, nhật báo cánh hữu Le Figaro nhìn sang Ai Cập, Syria, Bắc Phi : « Noel : Nỗi lo sợ của người Thiên chúa giáo phương Đông ». Vốn là thiểu số ở các nước Ả Rập, đây là mùa Noel đầy âu lo của họ khi các đảng Hồi giáo lần lượt lên nắm quyền tại các quốc gia này.
Trước thềm năm mới dương lịch, nhật báo công giáo La Croix dành chỗ cho « Những lời nói mang niềm hy vọng đối mặt với khủng hoảng », phỏng vấn nhiều nhân vật trong những lãnh vực khác nhau ở Pháp cũng như tại một số nước khác. Nhật báo cánh tả Libération ra số đặc biệt có chủ đề « Tự do của những giải pháp », giới thiệu những sáng kiến trong nhiều lãnh vực từ văn hóa giáo dục, đến sinh thái, phục vụ cho lợi ích chung của xã hội. Còn tại Pháp, tờ báo cộng sản L’Humanité phát hiện « Thủ tướng Fillon truy lùng những người nhận trợ cấp tối thiểu RSA », và ở trang trong thì mỉa mai là nhân dịp Noel, ông François Fillon lại muốn tặng một món quà tệ hại cho người nghèo khi dự định ra thông tư quy định những biện pháp chế tài nếu họ không thực hiện những nghĩa vụ bắt buộc.
Le Monde chạy tựa: « Ngân hàng Trung ương châu Âu vung tiền mặt cho các ngân hàng », đề cập đến việc tổ chức này cho 523 ngân hàng châu Âu vay tổng số tiền lên đến 489 tỉ euro. Theo tờ báo, đây là một vũ khí tài chính nặng ký, những vẫn không giải quyết được vấn đề khủng hoảng nợ công. Cũng trên lãnh vực kinh tế, nhật báo Les Echos chú ý đến « Điện thoại di động : Nhà nước vớ bở » - với việc cấp giấy phép khai thác hệ 4G giúp truy cập internet tốc độ cao từ điện thoại di động, Nhà nước Pháp thu được số tiền 3,6 tỉ euro cho ngân sách.
Tờ báo cho rằng, chính giai cấp trung lưu mới xuất hiện này, là những người muốn nước Nga lật sang một trang mới, không có ông Putin. Trước đây đa số đã ủng hộ một chính quyền mạnh, giúp đất nước phát triển trong ổn định cả về kinh tế lẫn chính trị, và bản thân họ nhờ đó đã có thu nhập cao hơn. Nhưng từ lớp người này đã sản sinh ra một « thế hệ thứ hai » quan tâm đến chính trị hơn. Họ muốn có sự đa dạng trong nền kinh tế (ít lệ thuộc vào dầu hỏa hơn) và trong chính trị (ít có ảnh hưởng của ông Putin hơn).
Việc thiếu vắng một nền tư pháp độc lập, một lực lượng cảnh sát làm việc có lương tâm đã tạo ra tình trạng tùy tiện, làm mất niềm tin nơi các tổ chức nhà nước. Bên cạnh đó tham nhũng ngày càng hoành hành, hệ thống y tế và giáo dục xuống cấp. Và như thế, đã có sự hình thành ý thức chính trị trong số lớp doanh nhân Nga ở lứa tuổi ba mươi, bốn mươi.
Một chủ doanh nghiệp 39 tuổi thổ lộ với thông tín viên của La Croix tại Matxcơva : « Xã hội dân sự đang hiểu được rằng, cần phải làm thay đổi ». Doanh nhân này đã đi biểu tình lần đầu tiên vào hôm 10/12, và đa số bạn bè của anh cho biết đã quá mệt mỏi trước tình trạng bị điều khiển như những con rối. Đối với họ, kinh tế phát triển và tình hình ổn định chưa đủ. Họ cần một không khí dân chủ thực sự.
Theo lớp người này, vụ gian lận bầu cử vừa rồi là ngòi nổ cho phong trào phản kháng, vì họ đã bị cướp mất đi tiếng nói, bị coi là một lũ ngu ngốc, cho dù không ai muốn làm một cuộc cách mạng. Đây chỉ là một giai đoạn mới trong quá trình dân chủ hóa đất nước. Những thay đổi nho nhỏ được ông Putin hứa hẹn không làm họ hài lòng.
La Croix nhận định, không hiểu vô tình hay cố ý, mà sau cuộc biểu tình lớn ngày 10/12/2011, có hai nhân vật thân cận với ông Putin đã tuyên bố sẽ ra tranh cử tổng thống. Tờ báo đặt câu hỏi, liệu đây có phải là một thủ đoạn nữa của Kremlin để gây chia rẽ trong phe đối lập, vốn đang tìm kiếm thủ lãnh ?
Còn Libération trích nhận xét của một chuyên gia, cho rằng : Vấn đề ở đây là chính quyền không nói « Chúng tôi đã có chính sách sai lầm, chúng tôi sẽ cải cách », mà lại nói là « Chúng tôi đã làm việc rất tốt, nhưng chúng tôi đã quyết định sẽ sửa đổi », không hề giải thích vì sao.
Những nghi vấn xung quanh cái chết của Kim Jong Il
Liên quan đến Bắc Triều Tiên, đất nước thu hút sự chú ý của thế giới từ hồi đầu tuần này, Le Figaro có bài viết mang tựa đề « Các gián điệp bối rối vì cái chết của ông Kim Jong Il ». Theo thông tín viên của tờ báo tại Seoul, cố lãnh tụ Bắc Triều Tiên không phải đã chết trong xe lửa như chế độ Bình Nhưỡng đã khẳng định.
Phát thanh viên đài truyền hình nhà nước Bắc Triều Tiên hôm thứ Hai tuần này đã sụt sùi loan báo, « vầng thái dương của thế kỷ 21 » đã từ trần vì « kiệt sức về tinh thần và thể xác » dẫn đến ngưng tim, khi đang trên đường đi công tác hôm thứ Bảy 17/12 vào khoảng tám giờ rưỡi sáng. Lãnh tụ vĩ đại đã cống hiến toàn bộ tâm lực cho nhân dân !
Nhưng theo người đứng đầu cơ quan tình báo Hàn Quốc (NIS) thì đoàn tàu bọc thép sang trọng dành riêng cho ông Kim Jong Il vẫn đậu tại ga Yongsong ở Bình Nhưỡng vào thời điểm đó, không hề dịch chuyển từ hôm thứ Sáu lẫn thứ Bảy. Các điệp viên Hàn Quốc khẳng định, nhà độc tài vốn đã yếu sức từ khi bị tai biến mạch máu não vào tháng 8/2008, đã từ lâu không thể dậy sớm làm việc vào giờ đó.
Lee Yun Keol, trước đây là cận vệ của Kim Jong Il nay đã đào thoát sang Hàn Quốc, cho rằng thực ra nhà độc tài đã qua đời hôm trước đó, vào khoảng 20 giờ, tại tư dinh lộng lẫy của ông ta. Ông Lee nói nguồn tin này là từ một viên chức cao cấp Bắc Triều Tiên làm việc ở Trung Quốc.
Phải chăng các thông tin trên là để gỡ lại danh dự cho ngành tình báo Hàn Quốc, bị chỉ trích dữ dội vì không hề hay biết gì về việc nhà độc tài Bắc Triều Tiên chết đột ngột ? Le Figaro nhận xét, thật ra tình báo Mỹ cũng không hơn gì, dù các máy bay, vệ tinh dọ thám thường xuyên theo dõi, cũng như sử dụng các phương tiện nghe lén. Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ nhìn nhận : «Bắc Triều Tiên vẫn là một chiếc hộp đen ».
Theo Le Figaro, thì đây là một thử thách khó khăn hơn bao giờ hết, vào thời điểm một nhà lãnh đạo khác lên ngôi. Bí mật vẫn bao trùm, ngay cả tuổi thật của Kim Jong Un vẫn chưa có ai biết được, kể cả cơ quan tình báo mạnh nhất hành tinh.
Tương phản tại thành phố vùng biên giữa Bắc Triều Tiên và Trung Quốc
Nhật báo Le Monde quan tâm đến vùng « Sinuiju của Bắc Triều Tiên, cánh cửa sổ nhìn sang một Trung Quốc bùng nổ kinh tế ». Khối lượng hàng hóa trao đổi giữa hai bên lại càng làm nổi bật sự tương phản tại thành phố biên giới này.
Đặc phái viên của tờ báo tại Sinuiju mô tả lại khung cảnh khi hoàng hôn xuống. Phía Bắc Triều Tiên, chỉ có bức tượng khổng lồ của lãnh tụ vĩ đại được chiếu sáng suốt đêm với những ngọn đèn pha cực mạnh, những làng xóm còn lại chìm khuất trong bóng tối âm u. Người đi đường phải sử dụng đèn pin để khỏi bị vấp té trên hè phố. Còn phía thành phố Đan Đông của Trung Quốc nằm giáp ranh, sáng rực đèn néon và những tòa nhà chọc trời.
Sinuiju là thành phố vùng biên quan trọng nhất của Bắc Triều Tiên, nơi trung chuyển phân nửa số lượng hàng hóa trao đổi với Trung Quốc. Nhưng đồng thời thành phố này cũng là trung tâm chạy áp-phe của các cán bộ tham nhũng.
Le Monde cho biết thêm, từ khi cái chết của ông Kim Jong Il được loan báo, phía Trung Quốc đã phong tỏa gần như hoàn toàn biên giới, để tránh việc người Bắc Triều Tiên đổ sang tị nạn. Việc buôn bán dọc theo dòng sông Áp Lục phân ranh bị ngưng lại, trừ các hàng hóa do quân đội hoặc chính quyền Bình Nhưỡng đặt mua. Tất cả các công dân Bắc Triều Tiên tạm trú tại Trung Quốc dù có visa ngắn hạn hay dài hạn đều bị buộc phải trở về nước.
Cúm gà tái xuất tại Hồng Kông
Cũng tại châu Á nhưng trên lãnh vực y tế, Le Monde đề cập đến « Sự quay lại của dịch cúm gà H5N1 tại Hồng Kông làm nghi ngờ về hiệu quả của các loại vắc-xin được sử dụng ». Tờ báo chú ý tới việc sau khi có ba con gia cầm mang virus H5N1 bị chết, chính quyền Hồng Kông đã cho ngưng nhập khẩu các loại gia cầm.
Từ khi bắt đầu xuất hiện vào năm 1997 tại Hồng Kông, virus H5N1 đã làm cho 60% số người bị nhiễm bệnh tử vong. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (OMS), có 336 trường hợp người nhiễm cúm gà bị chết kể từ năm 2003, đa số tại châu Á.
Nếu cái chết của hai con chim hoang dã có thể coi là tự nhiên, thì trường hợp con gà nuôi dù đã được chích vắc-xin vẫn bị chết, đã làm cho các nhà khoa học Hồng Kông lo lắng. Họ đang cho phân tích ADN để xem có hiện tượng virus biến thể hay không, và trong trường hợp này sẽ phải sử dụng loại vắc-xin khác. Hiện nay Hồng Kông sử dụng một loại vắc-xin của Hà Lan, nhưng các nhà khoa học đang thử nghiệm một loại vắc-xin từ Cáp Nhĩ Tân ở miền đông bắc Trung Quốc.
Trong khi chờ đợi kết quả, mức báo động tại các bệnh viện đã được nâng lên thành « nghiêm trọng », có nghĩa là những người thuộc loại có nguy cơ cao sẽ được theo dõi. Việc nhập khẩu gia cầm sống từ Trung Hoa lục địa được tạm ngưng cho đến ngày 12/01/2012, tuy việc kiểm tra các trại nuôi gia cầm ở cả Hồng Kông lẫn Hoa lục đều chưa cho thấy dấu hiệu nào bất thường.
Những ưu tư trước thềm năm mới
Nhân mùa Giáng sinh, nhật báo cánh hữu Le Figaro nhìn sang Ai Cập, Syria, Bắc Phi : « Noel : Nỗi lo sợ của người Thiên chúa giáo phương Đông ». Vốn là thiểu số ở các nước Ả Rập, đây là mùa Noel đầy âu lo của họ khi các đảng Hồi giáo lần lượt lên nắm quyền tại các quốc gia này.
Trước thềm năm mới dương lịch, nhật báo công giáo La Croix dành chỗ cho « Những lời nói mang niềm hy vọng đối mặt với khủng hoảng », phỏng vấn nhiều nhân vật trong những lãnh vực khác nhau ở Pháp cũng như tại một số nước khác. Nhật báo cánh tả Libération ra số đặc biệt có chủ đề « Tự do của những giải pháp », giới thiệu những sáng kiến trong nhiều lãnh vực từ văn hóa giáo dục, đến sinh thái, phục vụ cho lợi ích chung của xã hội. Còn tại Pháp, tờ báo cộng sản L’Humanité phát hiện « Thủ tướng Fillon truy lùng những người nhận trợ cấp tối thiểu RSA », và ở trang trong thì mỉa mai là nhân dịp Noel, ông François Fillon lại muốn tặng một món quà tệ hại cho người nghèo khi dự định ra thông tư quy định những biện pháp chế tài nếu họ không thực hiện những nghĩa vụ bắt buộc.
Le Monde chạy tựa: « Ngân hàng Trung ương châu Âu vung tiền mặt cho các ngân hàng », đề cập đến việc tổ chức này cho 523 ngân hàng châu Âu vay tổng số tiền lên đến 489 tỉ euro. Theo tờ báo, đây là một vũ khí tài chính nặng ký, những vẫn không giải quyết được vấn đề khủng hoảng nợ công. Cũng trên lãnh vực kinh tế, nhật báo Les Echos chú ý đến « Điện thoại di động : Nhà nước vớ bở » - với việc cấp giấy phép khai thác hệ 4G giúp truy cập internet tốc độ cao từ điện thoại di động, Nhà nước Pháp thu được số tiền 3,6 tỉ euro cho ngân sách.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét