Ô Khảm, một ngôi làng duyên hải trù phú ở tỉnh Quảng Đông đang trở thành một điểm nóng.
Từ một tuần nay, chính quyền cấp trên đã gởi một lực lượng an ninh hùng hậu nhiều ngàn công an võ trang cô lập 13 ngàn dân. Cơn phẫn nộ của người nông dân tay không, không vũ khí và không đất canh tác đã làm toàn thể cán bộ chính quyền và đảng địa phương phải « sơ tán ».
Nguyên nhân là những cán bộ này đã thi hành chính sách trưng thu đất đai của nông dân với giá đền bù rẻ mạt và bán lại cho giới đầu cơ địa ốc với giá cao hơn gấp 50 lần.
Những chuyện kế tiếp diễn ra theo một kịch bản quen thuộc khi toàn bộ hệ thống nhà nước, tư pháp, từ trên xuống dưới nằm trong tay một đảng chuyên chế.
Cảm thấy bị lừa gạt và không còn phương kế sinh sống, dân làng trở thành dân oan đi khiếu kiện đòi lại đất.
Tháng 9/2011chuyện gì phải xảy tới đã xảy tới. Hàng trăm dân oan tấn công trụ sở chính quyền, đốt xe cảnh sát.
Phản ứng của chính quyền là bắt đi 5 nông dân bị xem là nòng cốt của phong trào dân oan. Một trong năm người, sau ba ngày bị giam đã từ trần trong bệnh viện với nhiều vết thương trên thân thể. Phía chính quyền giải thích nạn nhân chết vì bệnh tim gây ra một cơn thịnh nộ trong dân chúng địa phương.
Tất cả cán bộ chính quyền bỏ trốn nhưng cấp trên cho công vũ trang phong tỏa làng từ cuối tuần trước. Trên mạng internet, từ Ô Khảm, Wukan, bị chận lại.
Theo bản tin của RFI tiếng Pháp, một nhóm phóng viên tây phương đã vào được làng Ô Khảm sau khi được dân làng hướng dẫn vượt qua hai vòng vây công an võ trang .
Dân làng, võ trang gậy gộc, rất mừng khi tiếp xúc được với phóng viên quốc tế. Trong làng treo đầy biểu ngữ nhưng không còn bóng dáng cảnh sát hay quan chức nào. Các quyết định tranh đấu được thảo luận và biểu quyết công khai, một hiện tượng hiếm thấy từ nhiều chục năm nay tại Trung Quốc.
Theo Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội, trong 20 năm gần đây, khoảng 6,7 triệu mẫu ruộng đất bị trưng thu. Do sự chênh lệch giữa giá thị trường và giá đền bù, người dân bị lỗ 1000 tỷ nhân dân tệ (160 tỷ đôla).
Đàng sau những số tiền khổng lồ này là 50 triệu nông đã mất trắng đất cày và trong 20 năm tới, đạo binh « người cày không ruộng » tăng thêm 67 triệu nữa.
Cũng theo nguồn tin chính thức này thì 67% những vụ nổi dậy được gọi với thuật ngữ “sự cố tập thể” là bắt nguồn từ trưng thu đất đai.
Một luật sư nhận định là tình hình càng lúc càng nghiêm trọng. Chính quyền địa phương vì không đủ sức đối phó đã thuê côn đồ tấn công lại dân oan.
Theo giáo sư Tôn Lập Bình, đại học Thanh Hoa, trong năm 2010, mỗi ngày xảy ra ít nhất 500 « sự cố tập thể ».
« Ám ảnh mùa xuân Ả Rập »
Vụ đọ sức tại Ô Khảm xảy ra trong bối cảnh căng thẳng trong xã hội mỗi ngày mỗi nghiêm trọng. Ngoài xung đột với nông dân, chính quyền còn phải đối phó với bất mãn của thành phần công nhân với những vụ đình công đòi tăng lương và cải thiện điều kiện lao động.
Từ khi xảy ra Cách Mạng Mùa Xuân Ả Rập, chính quyền Trung Quốc gia tăng trấn áp giới trí thức, luật sư, nghệ sĩ và nhà báo tự do.
Theo giới phân tích trong và ngoài nước, Ô Khảm có thể xem là tiếng chuông báo động cho chế độ.
Dân làng bày tỏ nguyện vọng qua biểu ngữ « nợ máu phải trả bằng máu ». Dù vậy, phong trào nông dân đòi quyền sống và nhân phẩm, không phải vì mục tiêu cách mạng chính trị, mà bắt nguồn từ những bất công do chính chế độ chuyên chế gây ra. Do vậy không thể hy vọng xử lý thành công bằng bạo lực.
Từ một tuần nay, chính quyền cấp trên đã gởi một lực lượng an ninh hùng hậu nhiều ngàn công an võ trang cô lập 13 ngàn dân. Cơn phẫn nộ của người nông dân tay không, không vũ khí và không đất canh tác đã làm toàn thể cán bộ chính quyền và đảng địa phương phải « sơ tán ».
Nguyên nhân là những cán bộ này đã thi hành chính sách trưng thu đất đai của nông dân với giá đền bù rẻ mạt và bán lại cho giới đầu cơ địa ốc với giá cao hơn gấp 50 lần.
Những chuyện kế tiếp diễn ra theo một kịch bản quen thuộc khi toàn bộ hệ thống nhà nước, tư pháp, từ trên xuống dưới nằm trong tay một đảng chuyên chế.
Cảm thấy bị lừa gạt và không còn phương kế sinh sống, dân làng trở thành dân oan đi khiếu kiện đòi lại đất.
Tháng 9/2011chuyện gì phải xảy tới đã xảy tới. Hàng trăm dân oan tấn công trụ sở chính quyền, đốt xe cảnh sát.
Phản ứng của chính quyền là bắt đi 5 nông dân bị xem là nòng cốt của phong trào dân oan. Một trong năm người, sau ba ngày bị giam đã từ trần trong bệnh viện với nhiều vết thương trên thân thể. Phía chính quyền giải thích nạn nhân chết vì bệnh tim gây ra một cơn thịnh nộ trong dân chúng địa phương.
Tất cả cán bộ chính quyền bỏ trốn nhưng cấp trên cho công vũ trang phong tỏa làng từ cuối tuần trước. Trên mạng internet, từ Ô Khảm, Wukan, bị chận lại.
Theo bản tin của RFI tiếng Pháp, một nhóm phóng viên tây phương đã vào được làng Ô Khảm sau khi được dân làng hướng dẫn vượt qua hai vòng vây công an võ trang .
Dân làng, võ trang gậy gộc, rất mừng khi tiếp xúc được với phóng viên quốc tế. Trong làng treo đầy biểu ngữ nhưng không còn bóng dáng cảnh sát hay quan chức nào. Các quyết định tranh đấu được thảo luận và biểu quyết công khai, một hiện tượng hiếm thấy từ nhiều chục năm nay tại Trung Quốc.
Theo Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội, trong 20 năm gần đây, khoảng 6,7 triệu mẫu ruộng đất bị trưng thu. Do sự chênh lệch giữa giá thị trường và giá đền bù, người dân bị lỗ 1000 tỷ nhân dân tệ (160 tỷ đôla).
Đàng sau những số tiền khổng lồ này là 50 triệu nông đã mất trắng đất cày và trong 20 năm tới, đạo binh « người cày không ruộng » tăng thêm 67 triệu nữa.
Cũng theo nguồn tin chính thức này thì 67% những vụ nổi dậy được gọi với thuật ngữ “sự cố tập thể” là bắt nguồn từ trưng thu đất đai.
Một luật sư nhận định là tình hình càng lúc càng nghiêm trọng. Chính quyền địa phương vì không đủ sức đối phó đã thuê côn đồ tấn công lại dân oan.
Theo giáo sư Tôn Lập Bình, đại học Thanh Hoa, trong năm 2010, mỗi ngày xảy ra ít nhất 500 « sự cố tập thể ».
« Ám ảnh mùa xuân Ả Rập »
Vụ đọ sức tại Ô Khảm xảy ra trong bối cảnh căng thẳng trong xã hội mỗi ngày mỗi nghiêm trọng. Ngoài xung đột với nông dân, chính quyền còn phải đối phó với bất mãn của thành phần công nhân với những vụ đình công đòi tăng lương và cải thiện điều kiện lao động.
Từ khi xảy ra Cách Mạng Mùa Xuân Ả Rập, chính quyền Trung Quốc gia tăng trấn áp giới trí thức, luật sư, nghệ sĩ và nhà báo tự do.
Theo giới phân tích trong và ngoài nước, Ô Khảm có thể xem là tiếng chuông báo động cho chế độ.
Dân làng bày tỏ nguyện vọng qua biểu ngữ « nợ máu phải trả bằng máu ». Dù vậy, phong trào nông dân đòi quyền sống và nhân phẩm, không phải vì mục tiêu cách mạng chính trị, mà bắt nguồn từ những bất công do chính chế độ chuyên chế gây ra. Do vậy không thể hy vọng xử lý thành công bằng bạo lực.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét